HÃY SÁM HỐI VÀ TIN MỪNG

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

NHẬN ĐỊNH VỀ VỤ CƯỠNG HIẾP TẬP THỂ Ổ DEHLI

Virginia Saldanha
Nhìn từ bên ngoài vào vụ cưỡng hiếp tập thể ở Dehli
Cần có sự thay đổi cơ bản về thái độ phân biệt nam nữ
Cái chết là giá quá đắt mà nạn nhân trong vụ hiếp dâm tập thể tại New Delhi đã phải trả khi là một phụ nữ Ấn Độ.

Vài ngày sau tang lễ đưa tiễn nạn nhân xấu số, mọi người sẽ trở lại với cuộc sống thường ngày, và sự man rợ của bạo lực nữ giới tại Ấn Độ sẽ nhanh chóng rơi vào quên lãng. Không lâu sau có thể lại có tin về vụ cưỡng hiếp khác.

Đúng, luật pháp phải mạnh bạo hơn, an ninh phải thắt chặt hơn và toà án phải thẳng tay trừng trị những kẻ bạo lực vô nhân đạo đối với nữ giới. Nhưng hơn hết, cái nhìn bình đẳng của xã hội đối với nữ giới mới chính là thay đổi căn bản giúp họ thoát khỏi vòng xoáy của bạo lực tại đất nước này.

Thái độ thỏa hiệp của xã hội buộc nạn nhân bị cưỡng hiếp phải đối mặt với những khiển trách vô lý qua lập luận cho rằng đôi bên đều có lỗi.

Nạn nhân sẽ bị bêu xấu và lên án như thể cô ta làm cớ cho những kẻ bạo lực phạm tội.

Các nghi vấn của toà án hạ thấp phẩm giá và gây áp lực tinh thần đối với nạn nhân.

Bởi đó, như một kết quả tất yếu, đa phần nạn nhân sẽ lựa chọn im lặng và không khởi kiện hoặc tự sát.

Các cơ quan hành pháp và tư pháp đã thiếu nỗ lực đem công lý đến cho nạn nhân bị cưỡng hiếp đồng nghĩa với việc cho phép nam giới tiếp tục thái độ, hành vi lạm dụng và bạo hành phụ nữ.

Tại Ấn độ, rào cản địa vị và giai cấp ngăn cản việc thực thi công lý nghiêm minh đối với những kẻ tội phạm này.

Vụ việc tại Delhi vừa qua đánh động sự quan tâm và tình cảm của nhiều người chỉ bởi nạn nhân là một sinh viên đại học và có xuất thân từ giới trung lưu.

Cưỡng hiếp, giết người hay các hình thức bạo lực khác xảy ra dường như hàng ngày đối với nữ giới thuộc tầng lớp thấp mà chẳng hề được khai báo hay đơn giản họ chỉ buộc miệng “đàn ông là thế”.

Qua quá trình xã hội hoá ở mỗi gia đình, trường học hay ngoài xã hội, nam thanh niên tự hiểu hoặc đôi khi được dạy rằng họ được phép có thái độ như thế đối với nữ giới.

Đã đến lúc phải dừng lại và đặt dấu hỏi điều gì khuyến khích bạo lực đối với phụ nữ?

Việc trọng nam khinh nữ tràn ngập khắp nơi, không kể gia đình, xã hội, kinh doanh, tôn giáo hay chính trị.

Tư tưởng ngày nay đã thay đổi theo hướng cho phép người đàn ông tự do thoả mãn nhu cầu sinh lý bản năng nhưng lại không giới hạn sự tự do đó trong thái độ và mối tương quan đối với phụ nữ.

Phụ nữ ngày nay cũng đã tự lên tiếng đòi hỏi quyền lợi hợp pháp cũng như tự quyết định cuộc sống riêng của mình.

Tuy nhiên có rất nhiều ý kiến phản đối quyền tự chủ của nữ giới. Giữa nhiễu loạn các ý kiến được đề xuất để ngăn chặn bạo lực tái diễn, chúng ta thấy những việc mà nữ giới không được phép làm vẫn được nêu lên nhiều hơn là những việc dành cho nam giới.

Trong khi một số đông người ủng hộ và người biểu tình lên tiếng phản đối vụ cưỡng hiếp ở Delhi, thì mặt khác việc coi thường phụ nữ vẫn tồn tại qua những nhận xét vô cảm nhất về phụ nữ của một số nhân vật nổi tiếng.

Có lần, một nam chính trị gia đã dám hỏi thẳng thừng một vị nữ bộ trưởng rằng “Bà sẽ buộc tội nam giới ra sao nếu bị cưỡng hiếp”

Một nữ bác sĩ và thư ký của câu lạc bộ Lions tại địa phương còn đổ lỗi cho nạn nhân khi nói rằng “Phụ nữ mà ra khỏi nhà sau 10 giờ tối chẳng khác nào mời gọi đàn ông phạm tội” và còn nói thêm “ Nếu một cô gái đi thang lang giữa đêm với bạn trai, chuyện bị cưỡng hiếp như thế đương nhiên có thể xảy ra”

Đảng BJP thậm chí còn vừa đề nghị cấm phụ nữ mặc váy.

Mọi cơn thịnh nộ cũng như tiếc thương cho cái chết của nạn nhân bị cưỡng bức tại Delhi thực sự là một sự kiện nổi bật cho phong trào giải phóng phụ nữ của đất nước này.

Dấu hiệu đáng mừng là có không ít nam giới tham gia vào cuộc biểu tình, nhưng sẽ thực sự có hiệu quả nếu tư tưởng coi khinh phụ nữ được nỗ lực bài trừ trong mỗi gia đình.

Chúng ta cần giáo dục mọi người cách toàn diện để thay đổi địa vị của nữ giới ở Ấn Độ. Việc giáo dục phải đa hướng và nhất quán trên nhiều phương diện của giáo dục, học tập, xã hội, chính trị, tôn giáo và trong chính đời sống gia đình.

Việc giáo dục giới tính phải buộc thực hiện cho nhân viên làm việc trong chính phủ cũng như các cơ sở tư nhân bao gồm cả các chính trị gia và nhà tư pháp.

Ngoài ra, cũng nên đưa giáo dục giới tính vào chương trình học của nhà trường.

Khi phụ nữ vẫn chưa được tôn trọng và nhìn nhận bình đẳng với nam giới trên đất nước này, bạo lực đối với họ sẽ vẫn còn là nỗi ám ảnh của xã hội.

Những cuộc biểu tình ồ ạt trên khắp Ấn độ sẽ chỉ là những giọt nước mắt cá sấu chìm vào lịch sử nếu không đem lại chuyển biến thực sự nơi mỗi chúng ta, bắt đầu bằng những thay đổi nơi mỗi cá nhân, trong gia đình hay nơi làm việc. Mỗi người chúng ta phải đoan hứa lên tiếng phản đối mọi hình thức đối xử tệ bạc và bạo lực đối với phụ nữ.

Virginia Saldanha là nhà báo tự do và là nhà hoạt động bảo vệ nữ quyền ở Ấn độ  
Ucanews Virginia Saldanha từ Mumbai, India

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | JCPenney Coupons