Người ta thường nói:tuổi già thường
nói chuyện xưa và hay nhắc lại chuyện cũ.
Nhưng mà lớn tuổi cũng đồng nghĩa với lãng quên, không nhớ, hay nhớ chỉ
một phần. Nhớ nghe chị Tám bán nhà,
nhưng không nhớ rõ ai nói; nhớ người, nhớ mặt nhưng quên mất tên...để chừng ba
bốn hôm sau danh tánh tái hiện không hiểu nhờ đâu mà có. Nếu bạn lớn tuổi và nghĩ rằng trí óc mình
càng ngày càng them hang lỗ, khiếm khuyết ở trong trí nhớ thì điều bạn nghĩ là
đúng. Đây là một trong số lớn trong số
các điều bất hạnh, trước đó ta đã nghi ngờ nhưng giờ khoa học chứng minh: Khi
ta thêm tuổi, sau hạn 20 (đúng, sau tuổi 20), trí nhớ bắt đầu suy vi, xuống dốc. May cho chúng ta, ít ai để ý là có suy đồi
khi phải biến chế, ghi khắc, hay là nhắc đến các ý niệm cũ, mãi cho đến khoảng giữa
chừng đệ lục thập niên. Trong khoảng 20
đến chừng 65 tuổi, hình như ký ức chúng ta vẽ một đường cong đi xuống, khó sao
phục hồi.
Tuy nhiên, giống kiểu thân xác
chúng ta có thể tăng sức và thêm dẻo dai nếu có vận động và ăn uống tốt, chúng
ta có cách giữ gìn, tăng gia khả năng thần trí và tránh hay làm chậm bớt suy đồi. Khoa học không hẳn minh chứng hoàn toàn,
nhưng nói như trên là điều hợp lý, hợp tình, và cũng hoàn toàn chính xác chiếu
theo kinh nghiệm.
Ký ức sung nhất vào lúc chừng 20
tuổi. Chính vào lúc ấy, tốc độ bộ não biến
chế, tồn trữ, sử dụng kỷ niệm dài và ngắn hạn mau nhất và công hiệu nhất. Sau đó
năng khiếu suy giảm lần lần, kém nhạy và bớt sắc sâu, nhưng ít có ai chú
ý. Mãi đến vào giữa thập niên 60 mới có
vài người lưu tâm. Và có ít người lo
âu:bệnh tật hay là quên lãng?
Trong một số lớn, chỉ là dấu chứng
thông thường của tuổi già yếu mà thôi.
Và có vài điều có thể yên chí, trấn an:
1. Các người cao tuổi thường có một
kho từ ngữ cùng với kinh nghiệm dồi dào, nhiều hơn người trẻ. Từng ấy, lắm khi cũng đủ để bù cho các khiếm
khuyết trong địa hạt trí nhớ. Khoa học
cho thấy: tầm vóc ngữ vựng và các hiểu biết kinh nghiệm vẫn luôn trường tồn và
không suy sút theo với thời gian.
2. Kinh nghiệm tuy là xưa cũ
nhưng có thể giúp sửa lại phần nào cảm giác "vọng tưởng chân lý", tức
là những điều cá nhân cho là có thật nhưng đúng ra chỉ là ký ức bóp méo, thí dụ
phải nghe người kế cận lập đi lập lại nhiều lần.
3. Tâm trí nếu có suy vi thì là
cũng theo độ lượng khởi thủy. Nghĩa là
người khôn đã sanh ra với cường độ tâm trí hơn người dầu giảm cũng vẫn cao hơn
con người đần độn bẩm sinh.
4. Yếu tố hoàn cảnh rất là hệ trọng:thí dụ là rượu
rất hại cho trí và làm suy đồi ký ức rất mau.
Chất rượu biến dưỡng cách khác khi ta lớn tuổi, và rượu một ly trở thành
hai khi tuổi lên cao. Bệnh tật và các sự
kiện thay đổi tuần hoàn bộ não - cao máu, cao chất cholesterol, chai mạch - thẩy
đều có thể làm hư thần kinh, sút giảm tâm trí.
Do đó, phương pháp tổng quát sống
theo vệ sinh, không những giúp ta sống lâu dài, mà còn làm nên cơ hội để được sống
khỏe và sống minh mẫn tinh tường.
Quên khuấy nơi chỗ mình đã đậu xe
không hẳn là chứng bệnh lú lẫn, hay Alzheimer.
Quên số điện thoại hay là không nhớ tên người không thường gặp là sắp tận
thế. (Tuy rằng ta phải lo ngại nếu quên
chiếc xe hay số điện thoại dùng để làm gì).
Còn trong khi ấy có thể bù lại những gì đã mất vì bởi tuổi già suy thoái
bằng cách lo cho châu thân mạnh khỏe, đồng
thời siêng năng trui rèn tâm trí. Học
thêm, đọc sách, đánh cờ, dùng computer, hay là thù tiếp với lại người ngoài sẽ
giúp giữ cho tâm trí tráng kiện.
TẬP DƯỢT TÂM TRÍ
Sau đây là vài ba cách giản dị giữ
cho tâm trí sinh hoạt bình thường.
1.Tránh rập khuôn mẫu theo cách
làm cũ:thí dụ khi đi về nhà, nên dùng đường mới, ngã mới;
2. Khi nào đi chợ, tính rợ con số
tổng cộng trong đầu, coi mình có bằng máy tính ở quầy hay không;
3. Thử đánh vần ngược các chữ
mình biết;
4. Cố gẵng đi bộ thật nhiều.
5. Dùng tay bên trái(hay phải:tức
là phía ta ít dùng)nhiều hơn;
6. Đọc thêm loại sách khác hơn
bình thường;
7. Nhắc nhở chuyện xưa.
Nhưng khi nghĩ tới, thì luôn nghĩ
tới hương thơm, màu sắc và các chi tiết khác ngoài hơn các nét chánh yếu.
Ghi Chú:
Trang nhà của Bạn Già Không Quân
chỉ nhằm mục đích tạo điều kiện cho các cụ viết lách, truy lại những kỷ niệm xa
xưa, giúp rèn luyện trí nhớ. Như trên có
ghi, nên tìm trong ký ức càng nhiều chi
tiết càng tốt, nhất là những chi tiết làm cho đời thêm vui. Mặt khác, học thêm thứ gì cũng tốt, làm những
thứ mà khi còn phải lo cho cơm áo ta đã không có thì giờ làm dù rất thích làm
những việc đó, như viết lách, trồng hoa kiểng, nấu thức ăn ngon...Tìm tòi, sáng
tác là bí quyết để giữ được trẻ mãi không già.
Linh Lan
lientusiroma
0 nhận xét:
Đăng nhận xét