HÃY SÁM HỐI VÀ TIN MỪNG

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

NƠI CÓ THIÊN CHÚA HIỆN DIỆN


Ngày chuẩn bị đón Đức giáo hoàng Benedictô 16. sang thăm nước Đức.
Düsseldorf, ngày 21.09.2011
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
    


„ Nơi nào có Thiên Chúa hiệndiện, nơi đó có tương lai“

Đức Thánh Cha Benedictô16. về thăm viếng quê hương nước Đức của ngài từ ngày 22. đến 25. tháng Chín2011.

Như ngài đã nói trênhệ thống truyền thanh truyền hình của nước Đức ngày 17.09.2011, chuyến viếngthăm này „không phải là một cuộc du lịchtôn giáo đạo đức cũng chẳng phải là một màn trình diễn ngoạn mục.“. Nhưngchuyến viếng thăm này chú trọng đến chiều hướng, mà chủ đề kim chỉ nam của chuyếnviếng thăm đã vạch ra: „ nơi nào có ThiênChúa hiện diện, nơi đó có tương lai“.


Giáo Hội Công giáonước Đức cùng hợp tác với Chính Phủ chuẫn bị đón tiếp Đức Giáo hoàng trong khôngkhí rộn ràng. Nhưng dẫu vậy, vì là một nước tự do dân chủ, nên có những ý kiếnchỉ trích, cả phong trào xin chữ ký biểu tình phản đối sự hiện diện của Đức Giáo  Hoàng đến thăm, như một nhóm Dân biểu Quốc Hộituyên bố phản đối Đức Giáo Hoàng đọc diễn văn trước Quốc Hội ngày 22.09.2011.;nhóm không muốn Đức Giáo Hoàng đến thăm thành phố Freiburg ký tên vào cuốn sổ vàngcủa  thành phố, nhóm chống đối lên án Đứcgiáo hoàng là bảo thủ, không xúc tiến cải cách làm ngưng trệ Giáo Hội, không làmgì cho phong trào đại kết giữa Công giáo và Tin Lành, không chấp nhận cho phụ nữlàm linh mục, phân biệt kỳ thị nam giới với nữ giới, không chấp nhận đồng tìnhluyền ái, không cho người có gia đình làm linh mục, cuộc viếng thăm tiêu phí qúanhiều tiền, phản đối đòi nhà nước và Giáo Hội phải phân biệt ngăn cách tách ra…

Và trên các phươngtiện truyền thông từ những tuần lễ ngày qua, người ta hầu như chỉ đọc nghe nhữngtin tức tiêu cực như thế về chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng, mà rất ít haybỏ qua những tin tức tích cực của phía người mong muốn hoan hô chào mừng Đức GiáoHoàng đến thăm.

1. Quốc gia và Giáo Hội cùng tráchnhiệm lo cho con người

Tổng Thồng nước Đức,Dr. Christian Wulff, người nhân danh nước Đức mời Đức Giáo hoàng tới thăm, đã nóivề bản thân Đức giáo hoàng cùng chuyến viếng thăm của ngài với niềm kính trọngcùng tràn đầy niềm hy vọng đầy tích cực.

Theo Tổng ThốngWullf , Đức giáo hoàng Benedictô 16. là một vị giáo hoàng trí thức, một nhà thầnhọc tầm cỡ lớn lao. Tổng Thống còn cho biết năm 2007 qua buổi triều yết Đức giáohoàng ở Roma, Ông rất phấn khởi ấn tượng về cung cách niềm nở, đầy tình người củaĐức Giáo hoàng Benedictô 16. chiếu tỏa ra.

Ông ca ngợi Đức gíaoHoàng là người mở ra chân trời đối thoại về giữa đức tin và lý trí. Đức tin màkhông có suy luận của lý trí có thể trở nên nguy cơ qúa khích. Lý trí suy luậnmà không có đức tin cũng trở nên lạnh lùng chỉ chạy theo chủ nghĩa thực dụng.

Về yêu cầu quốc giavà Giáo Hội phải phân biệt ngăn cách tách ra, Tổng Thống Wulff cho rằng quốcgia và Giáo Hội tôn giáo cần phân biệt hai bên rõ ràng, nhưng không phải là nhữngthế giới ngăn cách nhau. Cả hai đều mang chung trách nhiệm lo cho cùng một vànhững con người.

Khoảng 100 Dân biểuquốc Hội liên bang Đức phản đối việc Đức Giáo hoàng đến đọc diễn văn ở Quốc Hội.Họ nói không tới Quốc Hội để chào mừng cùng nghe Đức giáo hoàng đọc diễn văn. Vìhọ cho rằng Đức giáo hoàng đến Quốc hội đọc diễn văn như thế làm cho tính cách trunglập về thế giới quan giữa quốc gia và Giáo Hội bị tổn thương. Ban thường vụ QuốcHội Đức với sự thỏa thuận của các Dân biểu đã mời Đức giáo hòang đến thăm và đọcdiễn văn từ cả tháng trời nay rồi. Bây giờ nhóm khoảng 100 Dân biểu lại lên tiếngchống đối.

Tổng Thống Wulff cholà tốt khi những vị nguyên thủ quốc gia - Đức Giáo Hòang Công giáo Roma là vị nguyên thủ quốc gia độc lập Vatican- được Quốc Hội mời đến đọc diễn văn. Cuộc thăm viếng đọc diễn văn như thế ở QuốcHội truyền đi tín hiệu sứ điệp rõ ràng tới các vị đại diện dân cử của Quốc Hội,những người có nhiệm vụ quyết định về tương lai đời sống trong xã hội đất nước,nhất là trứơc những thách thố ngày càng rộng mở có tính cách toàn cầu hóa.

2. Giáo Hoàng Benedictô 16., mộtkho tàng vô gía 

Ký gỉa PeterSeewald, người từng nghiên cứu theo sát cùng hiểu biết về Đức Giáo HoàngBenedictô 16. rất nhiều. Ông đã có những cuộc đàm đạo phỏng vấn Đức Giáo hoàngcùng viết xuất bản những sách về những cuộc đối thoại đàm đạo như Gott und die Welt - Thiên Chúa và trần gian,Salz der Erde- Muối cho đời, và mới đây cuốn Licht der Welt- Ánh sáng trần gian,đã rất đỗi ngạc nhiên đau lòng về những chống đối Đức Giáo hoàng cũng như chuyếnviếng thăm của ngài trên các phương tiện truyền thông ngay tại quên hương củangài.

Theo Ông, cuộc thămviếng của Vị đại diện Chúa Giêsu Kitô là một cơ hội giúp con người khôi vực dậytinh thần. Đức giáo hoàng Benedictô 16. không chỉ là một người có trí óc suynghĩ trong sáng minh bạch của một nhà tư tưởng lớn, nhưng ngài còn là một Vị mụctử yêu thương con người, quan tâm đến tương lai đời sống con người, cùng muốngiúp họ.

Chúa Kitô đã đặt ngàilà người giữ chìa khóa không có quyền lực gì, nhưng là một người đầy tớ của cácngười đầy tớ, và là Thầy dậy cho mọi dân tộc, trên trần gian qua mọi thời gian.Thiên Chúa đã hứa ban cho mỗi Đức Giáo Hoàng một đặc sủng (Charisma) riêng biệt.Đức giáo Hoàng là người gìn giữ bảo vệ những mầu nhiệm, người cắt nghĩa chínhthực, người xây bắc nhịp cầu không chỉ những nhịp cầu giữa các dân tộc, nhưng cảgiữa con người và Thiên Chúa, giữa trời và đất. Đức giáo hoàng Benedictô 16. khônglà người sống trong bóng tối, nhưng là người đem ánh sáng vào trong bóng tối. Dướisự nhìn hiểu như thế, cuộc thăm viếng của ngài trở nên dấu chỉ của thời đại vàmang đến những gợi ý suy luận quan trọng.

Có suy luận ý kiếnchế nhạo phê bình cho rằng Đức Giáo Hoàng Benedictô 16.  là „Hồng Y cỗ xe tăng bọc sắt“. Theo Ký gỉaSeewald ý kiến cho rằng Đức Hồng Y Ratzinger là „ Hồng Y xe tăng bọc sắt“ là mộtnhận xét so sánh không có liên quan ăn nhập gì tới cá nhân, cũng như công việccủa ngài và cũng chẳng đúng hợp với bản chất con người của ngài.

Đức Giáo hoàngBenedictô 16. không chỉ là một nhà tư tưởng của thời đại chúng ta bây giờ và mộtnhà thần học có tầm vóc như các vị Giáo phụ của Giáo Hội, nhưng ngài còn là vịthầy dậy có đời sống tinh thần đạo đức suy niệm với mức độ cao sâu. Ngài là mộtcon người có bản chất tính tình nhậy cảm tế nhị, có tâm hồn thi ca, chậm rãi từtốn cùng niềm nở thân tình, một con người có đời sống vừa có trí tuệ thông minhvà vừa có lòng đạo đức.

Điều này chứng minhqua việc ngài luôn luôn nhấn mạnh đức tin có liên quan chặt chẽ với lý trí vàsuy luận. Suy tưởng mà không có đức tin sẽ thu ngắn con đường đạt tới chân lý.

Giáo Hoàng Benedictô16. đến từ xã hội đất nước Tây phương, nơi khoa học phát triển lan rộng trong mọitầng lớp, cho rằng lý trí không phản ngược chống lại Thiên Chúa, nhưng là một phầncủa đức tin và là một biểu lộ của Thiên Chúa. Thiên Chúa như ý niệm toàn thể củahiện hữu và ý nghĩa. Lý trí như là phương cách đi tìm chân lý. Đức Giáo HoàngBenedictô 16. cắt nghĩa Chúa Giêsu không chỉ trong đức tin, mà còn hợp lý theokhoa học nữa. Điều này là một trong những điểm mạnh ưu việt của ngài không thểdùng điều gì so sánh được.

Đức Giáo HoàngBenedictô 16. có khả năng suy tư diễn tả những điều khó khăn mù mịt cho thànhtrong sáng dễ hiểu. Tắt một lời, ngài có khả năng tẩy rửa và cắt nghĩa. Nhất làtrong một thời đại ngày nay có nhiều chao đảo lộn xộn, lấy sự kích thích thị hiếulàm đầu, cùng nhiều tiên tri gỉa xuất hiện, thì khả năng đó của ngài là một khotàng quí báu vô gía. Đó là một phần bí ẩn mầu nhiệm của vị giáo hoàng người Đức.

3. Dấu chỉ niềm hy vọng

Ngày thứ năm, 22.09.2011Đức giáo hoàng Benedictô 16. sẽ khởi đầu chuyến viếng thăm mục vụ nước Đức 04ngày, cho tới ngày chúa nhật 25.09.2011. Theo tin tức chính thức trong bốn ngàythăm viếng ngài sẽ đọc 17 bài diễn văn, có 20 cuộc trao đổi gặp gỡ với đủ mọithành phần đạo đời, cùng dâng ba thánh lễ chính ở Berlin, ở Erfurt và ởFreiburg. Cao điểm là cuộc gặp gỡ với đại diện Giáo hội Tin Lành ở Erfurt trongtinh thần đại kết.

Các cuộc thăm viếngcủa Đức giáo hoàng trên thế giới, như vừa rồi ở Đại hội giới trẻ Madrid bên Tâyban nha, số đông đảo người, lên tới hàng triệu người ở Madrid, đến đón cùngnghe Đức giáo hoàng giảng thuyết, đã nói lên con người khao khát cần thức ăntinh thần.

Điều này cũng sẽ xảyra ở nước Đức có hàng trăm ngàn người sẽ đến chào đón cùng dâng Thánh lễ với Ngàiở Berlin, Erfurt và Freiburg . Chính vì thế Giáo Hội và Đức Giáo hoàng trở thànhdấu chỉ lớn về niềm hy vọng cho mọi người.

Những lý do đưa rađể chống đối chỉ trích chuyến viếng thăm cũng như con người của Đức Giáo hoàng tùythuộc vào góc độ nhìn của người phê bình chỉ trích chống đối. Và đó là quyền tựdo của họ.

Như cha mẹ tronggia đình đầu tư sức lực, tiền bạc cho đời sống tương lai của con cái, mà khôngsợ cho là lãng phí hay không có ý nghĩa. Trái lại là điều cần thiết hữu ích cùngcó ý nghĩa rất tích cực.

Cũng vậy, lý luậncho rằng tổ chức đón tiếp Đức Giáo hoàng tốn phí, còn bị cho là lãng phí nữa.Nhưng kết qủa tinh thần do lời giảng thuyết, nhất là cung cách sống nhân chứngcủa Đức giáo hoàng về lãnh vực tinh thần đức tin đạo giáo của ngài mang lại niềmhy vọng cho con người, cho đời sống xã hội là điều to lớn không thể đo lường được.

Thế nên việc đầu tưvào chuyến viếng thăm đón tiếp ngài không là lãng phí, nhưng cần thiết cùng hữuích.

****************************************

Con người sốngtrong xã hội thời nào cũng có những khi được hoan hô ủng hộ, nhưng cũng có nhữngkhi bị chống đối làm khó dễ, bị hiểu lầm. Lý do có nhiều khác nhau. Nhưng trongđời sống giữa con người với nhau tình người lòng thiện cảm luôn là điều cần thiếtđể giúp hiểu nhau mà sống.   

Đức giáo hoàng tronglời mở đầu cuốn sách của ngài „ Chúa Giêsu thành Nazareth“ đã viết tâm tình:

„   Chắc chắn tôikhông cần phải nói ra nơi đây suy nghĩ của tôi, là cuốn sách tôi viết ra đâykhông phải là giáo huấn chính thức của Giáo Hội, nhưng là suy tư cảm nghĩ củariêng tôi, của một người đi tìm „ thánh nhan Thiên Chúa“ ( Tv 27,8). Vì thếsách này có thể bị phê bình chỉ trích ngược lại với tôi. Đó là tự do của mỗingười. Tôi chỉ xin qúy độc gỉa mọi giới dành cho sự thiện cảm. Vì không có sựthiện cảm sẽ không hiểu gì.“ ( Joseph Ratzinger BenedicktXVI. JESU VON NAZARETH I. , Herder 2007, tr. 22).

Cá nhân Đức giáo hoàngvà cuộc thăm viếng của ngài cũng cần phải được nhìn dưới nhãn quan đó mới có thểhiểu đi xa hơn được, nhất là  nơi người Cônggiáo.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | JCPenney Coupons