HÃY SÁM HỐI VÀ TIN MỪNG

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011

LỜI CHÚA NGÀY CHÚA NHẬT



Giáo Hoàng Benedictô 16.
 ( Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long dịch từ bản Đức ngữ)



Xã hội nước Đức là một xã hội tự do dân chủ, theo dạng đa nguyênkhông chỉ về chính trị đảng phái, mà cả về tôn giáo tín ngưỡng trong dân giannữa. Xã hội này, cũng như các xã hội đất nước bên Âu châu, đang trở thành mộtxã hội có nhiều nền văn hóa của nhiều dân tộc sinh sống nơi đây .

Xã hội nước Đức có gốc rễ từ nền văn minh Kytô giáo ở Âu châu từngàn năm nay. Điều này tỏ hiện nơi các công trình văn hóa xây cất, nơi lịch sửsách vở còn ghi chép thuật lại. Văn minh Kytô giáo ăn rễ sâu vào đời sống xãhội văn hóa nơi đây.


Từ hàng chục năm nay, mỗi buổi chiều tối thứ bảy hằng tuần, đàitruyền hình ARD, đài phát thanh quốc gia đều phát đi chương trình trình „Das Wort zum Sonntag- Lời Chúa ngày Chúanhật“, như thức ăn tinh thần đạo giáo cho nhu cầu thính gỉa của một xã hộisống trong nền văn minh Kytô giáo. Chương trình trực tiếp truyền hình vị giảngthuyết này kéo dài thường là năm phút.

Các vị được mời nói giảng thuyết thường là các chức sắc chuyên vềthần học trong hai đạo Công giáo và Tin Lành ở nước Đức. Nhưng cũng có nhữnglần luật trừ.

Năm 1987 đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị, bây giờ trở thànhChân Phước trong Hội Thánh Chúa Giêsu, đã nói giảng thuyết trên đài ARD „ DasWort zum Sonntag“.

Đức đương kim Giáo hoàng Benedictô thứ 16 đã giảng thuyết hai lầntrên hệ thống ARD „ Das Wort zum Sonntag“ phát truyền đi khắp nước Đức cùng thếgiới.

Tuần sau, ngày thứ năm 22.09.2011 đức Giáo hoàng Benedictô thứ 16.sẽ bắt đầu chuyến viếng thăm mục vụ nước Đức. Từ nhiều tháng qua Giáo Hội Cônggiáo nước Đức cùng với chính phủ nơi đây đã từng bước cẩn thận, rộn rã chuẩn bịcho chuyến viếng thăm này. Cũng có nhiều thành phần ồn ào lên tiếng phản đốibằng nhiều hình thức cùng với những lý luận chày cối hay theo một ý thức hệ mạlỵ phỉ báng, đòi hỏi tẩy chay chuyến thăm viếng của ngài. Đây là xứ tự do tưtưởng, tự do ngôn luận!

Nhưng những người Công giáo Đức vẫn vui mừng hoan hỷ đón chờ ĐứcGiáo haòng đến viếng thăm đất nước của họ. Người Công giáo Việt Nam đang sinhsống ở xã hội nước Đức cùng sống trong nhịp điệu hơi thở vui mừng chờ đón ngàyđức Thánh Cha Benedictô thứ 16. sang thăm viếng.

Dịp này đài truyền hình ARD , ngày thứ bảy 17.09.2011 đã mời đứcGiáo hoàng Benedictô 16. nói giảng thuyết „ Das Wort zum Sonntag“. Chương trìnhnày được phát đi lúc 22.55 giờ đêm thứ bảy 17.09.2011 kéo dài gần năm phút.

Đức Thánh cha Bendictô 16, trong phẩm phục Giáo hoàng mầu trắngngồi trên ghế của giáo hoàng gương mặt cùng đôi mắt tỏa ra nét căng thẳng nhưnghiền hòa nhân từ, cùng sâu sắc nhìn thẳng hướng về phía trứơc tới thính gỉa.Ngài nói giảng thuyết bình tĩnh thuộc lòng bài giảng như một người nói những gìxuất phát từ trong tim óc lúc đó suy nghĩ ra. Những tư tưởng ngài nói ra minhbạch có lý luận khoa học tâm lý  thứ tựrõ ràng của một nhà thần học tầm cỡ thầy dậy, một nhà gỉang thuyết có nét bìnhdân đơn giản thu hút người nghe cả về cung cách diễn tả lẫn từ ngữ  câu chữ dùng.  

„ Thưa qúyÔng , qúy Bà,
Thưa đồng bàothân mến,

một vài ngàynữa tôi sẽ sang thăm viếng nước Đức. Tôi vui mừng về chuyến đi về thăm quêhương này. Tôi vui mừng hơn nữa đến thăm thủ đô Berlin, nơi đó sẽ có nhiều cuộcgặp gỡ; tôi vui mừng lễ dĩ nhiên đặc biệt sẽ đọc diễn văn trước các Vị Đại diệndân cử ở  Quốc Hội – Bundestag- và dângThánh lễ ở sân vận động Olympia tại thủ đô Berlin.

Cao điểm củachyuến thăm viếng này là sẽ ở Erfurt: Trong tu viện Thánh Augustino, trong ngôithánh đường Augustino, nơi đây Martin Luthero đã khởi đầu con đường của Ông,tôi sẽ được gặp gỡ các vị đại diện  GiáoHội Tin Lành nước Đức. Chúng tôi sẽ cùng nhau cầu nguyện, cùng nhau lắng ngheLời Chúa nói, suy nghĩ và còn nói chuyện với nhau. Chúng tôi không chờ đợi điềugì ngoạn mục bất ngờ đâu. Thật ra điều to lớn diễn ra là chúng tôi cùng nhau ởnơi đó suy nghĩ, lắng nghe Lời Chúa, và cầu nguyện trong tinh thần sâu thẳm bênnhau, và làm sống động tinh thần đại kết hiệp nhất.

Điều khácthường cảm kích cho tôi trong chuyến viếng thăm này là cuộc gặp gỡ với dânchúng ở vùng Eichsfeld. Nơi đây là một vùng thôn quê nhỏ hẻo lánh, nhưng vùngEichsfeld đã sống trải qua nhiều những biến động chao đảo của lịch sử. Dẫu vậyngười dân nơi đây cũng vẫn một lòng trung thành giữ vững đức tin Công giáo.  

Tôi sẽ đếnthăm vùng miền Tây Nam nước Đức, thánh phố Freiburg, một thành phố lớn, sẽ cónhiều cuộc gặp gỡ ở nơi đó, đặc biệt buổi chiều tối canh thức cầu nguyện vớigiới trẻ, và sau cùng dâng Thánh lễ kết thúc cuộc thăm viếng.

Tất cả cuộcviếng thăm của tôi không phải là một cuộc du lịch tôn giáo, cũng chẳng phải mộtmàn trình diễn ngoạn mục. Lời chỉ nam hướng dẫn cho những ngày thăm viếng nàylà : „ Nơi đâu có Thiên Chúa hiện diện,nơi đó có tương lai“. Điều này nhắc nhở: Thiên Chúa ở giữa trong khung cảnhtầm nhìn đời sống con người. Nơi nào thiếu vắng bóng Thiên Chúa, nơi đó conngười chúng ta càng có nhu cầu cần Ngài.

Qúy Vị sẽ hỏitôi: Có Thiên Chúa thật không? Và nếu Ngài thật sự có, Ngài làm gì với chúng ta? Chúng ta có thể vào đến Ngài được không?

Thật ra:Chúng ta không thể đem thiên Chúa đặt trên bàn được, chúng ta không thể đụngchạm Ngài như đụng chạm vào một cái máy, hay bất cứ đồ vật gì cầm nắm trong tayđược. Chúng ta phải bắt đầu khai triển lại khả năng nhận ra có Thiên Chúa hiệndiện trong chúng ta.

Trong khungcảnh tầm cỡ bao la to lớn của vũ trụ chúng ta có thể  mường tượng ra điều gì  về tầm cỡ bao la to lớn của Thiên Chúa.

Chúng ta cóthể dùng sử dụng kỹ thuật, vì chúng được xây dựng hợp lý làm ra do lý trí suyluận phát minh.Trong chiều kích to lớn của điều hợp lý nơi thế giới chúng ta cóthể mường tượng ra điều gì của thần linh sáng tạo. Do bởi Thần linh sáng tạo màđiều suy luận hợp lý của lý trí nảy sinh khai triển ra. Và chúng ta có thể  trong vẻ đẹp trong sáng của công trình tạodựng thiên nhiên cũng nhìn nhận cảm thấy điều gì tốt đẹp, điều gì cao cả to lớnvà cả lòng khoan dung nhân hậu của Thiên Chúa nữa.

Chúng ta cóthể lắng nghe Lời hằng sống của Chúa viết trong Kinh Thánh, không phải chỉ đơngiản do con người nói, nhưng do chính từ Thiên Chúa nói thì thầm trong tâm hồnmà ta nghe được.

Và sau cùng,trong gặp gỡ với con người đã được Thiên Chúa thúc đẩy cảm hóa trong tận tâmhồn, chúng ta nhận ra Thiên Chúa. Tôi không chỉ nghĩ đến những vị lớn cao cảnhư Thánh Phaolô, Thánh Phanxicô khó nghèo Assisi, Mẹ Á Thánh Terexa, nhưng đếnnhững con người đơn thành bình dân mà không được ai nói đến. Khi chúng ta gặpgỡ họ, ta cảm nhận thấy từ nơi họ điều gì về lòng từ tâm nhân hậu, điều vuimừng, điều to lớn, những điều đó làm chúng ta biết rằng Thiên Chúa hiện diện,và Ngài đang thúc đẩy cảm hóa ta.

Chính vì thế,chúng ta muốn trong những ngày này cố gắng nỗ lực tìm kiếm lại khuôn mặt ThiênChúa, nhận ra rằng chính chúng ta là những con người, có nhiệm vụ mang ánh sángniềm hy vọng vào trong đời sống trần gian. Ánh sáng đó do từ Thiên Chúa pháttsinh và giúp chúng ta sống đời sống mình.“

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | JCPenney Coupons