Con số tu sĩ và đan sĩ Pháp hiện
nay.
Tại Pháp hiện nay có 40.000 người
nam nữ sống đời tận hiến để phung sự Chúa Giêsu và phục vụ tha nhân trong đời sống
độc thân. Trong con số 40.000 tu sĩ trên đây, có 28.678 nữ tu sĩ hoạt động tông
đồ, thuộc 315 tu viện, 7.508 nam tu sĩ thuộc 76 tu viện, 3864 nữ đan sĩ thuộc
244 đan viện và 2.000 nam nữ tu sĩ thuộc 34 tu hội đời.
Những tổ chức nhằm chấn hưng đời
sống tận hiến.
Văn phòng về đời sống tu sĩ nam nữ tại Pháp
(Conférence des religieuses et religieux
de France , Corref).
Văn phòng các nữ đan sĩ (Le service des
moniales, SDM)
Văn phòng quốc gia của các Tu hội đời tại
Pháp (Conférence nationale des instituts séculiers de France, Cnisf).
Văn phòng quốc gia để phúc âm hóa giới trẻ
và cổ võ ơn gọi (Le service nationale pour l’Ẽvangélisation des jeunes et pour
les vocations, Snejv, do sáng kiến của Ủy Ban Giám Mục về Đời Sống Tận Hiến).
Năm ‘Đời Sống Tận Hiến’.
Các Văn Phòng lo về đời sống tận hiến của các tu sĩ và đan
sĩ tại Pháp đã nhất trí dành năm 2012, để cổ võ đời sống tận hiến bên cạnh những
người trẻ, qua những sinh hoạt đặc biệt sau đây :
Cuối tuần ‘Hội ngộ huynh đệ’, tổ chức tại
Reuil-Malmaison (Hauts-de-Seine) từ 27-29.01. 2012.
Phát hành một ‘clip video’ (02.02.2012).
Đại hội Liên hiệp các văn phòng Âu Châu của
các bề trên cao cấp, từ 19-25. 03. 2012 tại Lộ Đức.
Thánh lễ truyền hình do các tu sĩ trẻ vùng
Paris linh hoạt, chủ nhật 29.04.2012
Một khóa học về ‘Phim ảnh và đời sống tận
hiến’ , từ 22-23. 09.2012 tại Issy les Moulineaux.
Một khóa học về ‘Việc thánh hiến trần thế
và đời sống nghề nghiệp’ (từ 17-18. 11. 2012).
Cuối tuần ‘hội ngộ huynh đệ’.
Hơn 500 nam nữ tu sĩ và đan sĩ dưới
45 tuổi đã họp mặt huynh đệ tại Rueil-Malmaison, vào cuối tuần 27-29. 01. 2012
vừa qua. Mục đích của cuối tuần hội ngộ này là tìm cách thắng vượt mọi thách đố
và làm sáng tỏ tận căn đời sống quyết tuyển của tu sĩ và đan sĩ.
Từ hai thế kỷ rồi, đời sống của
tu sĩ và đan sĩ tại Pháp đã trải qua nhiều thách đố gây cấn. Đến độ nhiều người
đã tự hỏi ‘liệu các tu sĩ của Giáo Hội Pháp sẽ tồn tại hay dần dà sẽ biến mất
?’ – Không, chắc chắn là không. Tuy con số thu nhỏ lại, sinh hoạt phần kín đáo
và khiêm tốn, các tu sĩ của thế hệ trẻ hiện nay, dưới nhiều hình thức hiện diện
và hoạt động, đang cải chính câu hỏi ‘bi quan’ ở trên, đồng thời chứng tỏ, họ
có ‘một thực lực quý báu và vững chắc’ cho Giáo Hội Pháp và cho cả xã hội hội
Pháp nữa. Họ trung thành với ba lời lời khấn, họ ‘sáng tạo’ nhiều hình tức hiện
diện và hoạt động trong xã hội thế tục, họ sống tận căn đức khiết tịnh, khó
nghèo và vâng phục, nhất là quý chuộng đời sống cộng đoàn . Sự thành công của của
cuốn phim ‘Des hommes et des dieux’ (con người và thần linh) đã chứng tỏ chiều
sâu của tình liên lạc huynh đệ giữa các đan tu sĩ. Đời sống cộng đoàn không phải
không bị ảnh hưởng bởi những mỏng giòn của xã hội. Nhưng, theo cách thế riêng,
nó đưa ra những câu trả lời thích đáng và hiệu lực. Trong số 500 tu sĩ và đan
sĩ nam nữ tham dự cuối tuần huynh đệ, có gần một nửa là tu sĩ hay đan sĩ ngoại
quốc.
Thế hệ tu sĩ trẻ hiện nay, trong
khoảng 25-45 tuổi, đã chào đời vào thời
điểm ‘cơn khủng hoảng bùng nổ’, sau công đồng Vatican II, sau năm 1968. Đúng là
‘thời thế tạo anh hùng’, trong khi đời sống tận hiến bị người đời coi thường, bị
đa số người trẻ cho là không hợp thời… thì thế hệ tu sĩ và đan sĩ trẻ hôm nay
đang ‘đốt lên một bó đuốc giữa đêm khuya’, hầu nói lên căn tính cao cả của lớp
người tận hiến cho Thiên Chúa, cho Giáo Hội và cho Nhân Loại. Họ lạc quan, xác
tín vào Thiên Chúa Tình Thương và Quan Phòng, vào lý tưởng tận hiến theo gương
Chúa Kitô phục vụ, vào giá trị của ba lời khấn Vâng phục, khiết tịnh và khó
nghèo. Dưới nhiều hình thức, họ sống nhiệt tình trong việc phụng sự Thiên Chúa
và phục vụ tha nhân trong niềm vui, theo tinh thần của Tin Mừng, đã được thể hiện
qua lời kinh của thánh tu sĩ Phanxicô thành Átsi :
«Lạy Chúa từ nhân, xin cho con bết
mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người… Để con đem chân lý vào chốn lỗi lầm,
đem tin kính vào nơi nghi nan, đem trông cậy vào nơi thất vọng, dọi ánh sáng
vào nơi tối tăm…
Lạy Chúa, xin hãy dạy con, tìm an
ủi người hơn được người ủi an, tìm hiểu biết người hơn đuợc người hiểu biết,
tìm yêu mến người hơn được người mến yêu…
Vì chính khi hiến thân là khi được
nhận lãnh, chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân, chính khi thứ tha là
khi được tha thứ, chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời… »
Sau Thiên Chúa, chi thể của Nhiệm
Thể Chúa Kitô mà họ phục vụ là chính anh chị em tu sĩ cao niên, ốm yếu trong tu
viện. Chúng ta hãy nghe những lời chứng thốt ra trong cuối tuần ‘Brother and
Sister Act’ :
Nữ tu Angélique 37 tuổi, khấn trọn đời năm
2005 trong dòng Chúa Ba Ngôi (Trinitaire): ‘Tôi phục vụ các chị cao niên trên
80 tuổi. Các chị không hoạt động nữa, nhưng các chị là cột trụ của đời sống cộng
đoàn. Các chị cầu nguyện cho chúng tôi. Các chị nâng đỡ công việc tông đồ của
nhà dòng… Tôi vui vì thấy các chị luôn hạnh phúc…”
Hai nữ
tu dòng Thánh Đaminh, chị Anne Claire 43 tuổi và chị Marie Elisabeth
Baudin 44 tuổi, cả hai đều nhất trí: “Cộng
đoàn chúng tôi đang sống có 10 chị từ 47 đến 80 tuổi. Mỗi hị đều có một hoạt động
tông đồ. Tất cả đều hạnh phúc. Tuy là trẻ nhất, chúng tôi không phải ‘gánh chịu
tương lai của hội dòng’, tất cả cùng chia sẻ, tin tưởng và phó khác cho Thiên
Chúa Quan Phòng. Chính bản thân chúng tôi luôn hăng say, lạc quan, hoạt động
tông đồ và hãnh diện về đời sống tận hiến… “.
Thầy Pierre-Emmanuel, 40 tuổi, y tá từ hai
năm nay tại đan viện Ligugé (Vienne) và lo cách riêng cho ba linh mục anh em đã
trên 90 tuổi, đã phát biểu: “Thật đẹp nhìn thấy các ngài ngồi trên xe lăn, tham
dự Thánh lễ đồng tế…”.
Nữ tu Marie-Laure Denès, 47 tuổi, phụ trách
sở tuyên úy tại Poitiers nói: “Cộng đoàn Đaminh của chúng tôi, từ năm 2010, gồm
một phần ba là những chị em còn hoạt động, và hai phần ba là những chị em hưu
trí.’Tinh thần tương trợ giữa chị em là điểm nổi bật nhất trong đời sống cộng
đoàn. Đó là tinh thần liên đới giữa các thế hệ’.
Một số tu sĩ trẻ đảm trách những
công việc tông đồ đặc biệt:
Nữ tu Marie Contégrit, 31 tuổi, thuộc dòng
Chúa Chiên Lành (Bon Pasteur) thuộc tu viện Roubaix là một nhà tâm lý
(psychologue). Việc làm của chị đòi hỏi nhiều thời giờ tiếp xúc với bệnh nhân.
Chị cùng làm việc với một chị khác cùng dòng, nay đã ngoài 80 tuổi. Chị học được
nhiều kinh nghiệm thực tế của chi cao niên. Thế hệ cao niên có nhiều kinh nghiệm
truyền lại cho thế hệ trẻ là vậy. Đồng thời, nữ tu Cantégrit cũng là một luật
sư chuyên lo các hồ sơ ‘bạo hành vợ chồng’ (violence conjugale), ‘ngược đãi trẻ
em’ (maltraitance à enfant) và ‘tình nghi về tội loạn luân’ (suspicion
d’inceste). Chị đã phát biểu : “Nhìn theo khía cạnh con người, giải quyết những
hồ sơ này thật ‘bở hơi tai’, rất nặng nề và rất phong phú… Bên cạnh những quả
phụ hay những cô gái trẻ mà đời sống của họ vang vọng lời kêu thống thiết, tôi
xác tín rằng chỉ Chúa Giêsu mới đem đến cho họ phần rỗi và ơn chữa lành…”
Nữ tu Anne-Laure Gomas kỹ sư nông nghiệp,
cố vấn cho ngành nuôi bò sữa của vùng Chrente-Maritime, đồng thời phụ trách sở
tuyên úy sinh viên tại Rochelle, đã cho biết: “Hài hòa giữa đời sống nghề nghiệp
với đời sống cộng đoàn thật khó. Chính sự khó này giúp tôi thông cảm nhiều hơn
với các bà mẹ gia đình phải đi làm việc. Chị cũng sống chung với nhiều nữ tu
cao niên. Theo chị, những nữ tu cao niên liên hệ vừa dễ dàng vừa có nhiều thành
quả tốt.
Thày dòng Biển Đức, Pierre Emmanuel rất
sung sướng trong công tác bề trên trao phó là ‘tiếp đón những người vô gia cư
(SDF), cũng bày tỏ ý kiến: “Thế hệ tu sĩ trẻ của chúng tôi không muốn ‘vâng lời
tối mặt’ nữa, trước khi vâng phục trọn vẹn, họ muốn được đối thoại và nhìn thấy
rõ sự việc bề trên muốn họ thi hành…”
Thày dòng Phanxicô Jean-Francois-Marie vẫn
trung thành với việc mặc áo dòng ‘dấu chứng của người thuôc về Chúa Kitô. Thầy
thường nói: “Đời sống của một tu sĩ tách chúng ta ra khỏi
thế tục, nhiều người gặp chúng ta, họ phải ngỡ ngàng. Tuy nhiên, bộ áo dòng phải
làm cho chúng ta thành chứng tá của Đức Kitô. Nếu người ta không nhận ra điều
đó nơi chúng ta, chúng ta chỉ còn là ‘những trai già lúa tuổi’.
Nữ tu Marie-Elisabeth Baudin, 44 tuổi,
tuyên úy nhà thương tại Poitier, đã khẳng định: “Thế hệ chúng tôi trải nghiệm
nhiều sóng gió… nhưng chúng tôi vẫn lạc quan về tương lai của đời sống tu sĩ và
đan sĩ. Hồng ân Chúa ban cho nhân loại, Chúa sẽ không để nó đui chột. Sự hiện
diện của tôi ở bệnh viện mang nhiều ý nghĩa tích cực: sự hiện diện của tôi là một
lời mời gọi, một dấu chỉ cho những người không đi lễ nữa, và cho những người
không biết gì về Chúa Kitô”. (Viết theo
báo LA CROIX, 29.01.2012, tr. 3)
Đức Ông Mai Đức Vinh-
giaoxuvnparis.org
0 nhận xét:
Đăng nhận xét