Ấy thế nhưng, vào thứ bẩy hôm qua, ngài đã phải yêu cầu bỏ đọc kinh chiều, vì trễ giờ sau một ngày bận bịu cử hành Thánh Lễ cho 800,000 người ở Hán Thành, sau đó, phải du hành 90 cây số tới một cộng đồng Nam Hàn chuyên chăm sóc người khuyết tật.
Đó là cộng đồng Kkottognae. Tại cộng đồng này, ngài dự tính thực hiện ba cuộc gặp gỡ. Nhưng lúc tới giờ thực hiện cuộc gặp gỡ thứ hai gồm một buổi kinh chiều bằng tiếng La Tinh và tiếng Đại Hàn và nói chuyện với 5,000 nam nữ tu sĩ, thì ngài thấy mình không đủ thì giờ. Nên ngài nói với đám đông: “cha gặp vấn đề nho nhỏ. Nếu có điều gì đó mà anh chị em không bao giờ nên làm, thì đó là bỏ giờ cầu nguyện, nhưng hôm nay, chúng ta phải làm điều ấy một mình thôi và cha sẽ cho anh chị em hiểu tại sao: cha tới bằng trực thăng, và nếu trực thăng không cất cánh đúng giờ, thì có nguy cơ sẽ đâm vào núi”.
Đó là cộng đồng Kkottognae. Tại cộng đồng này, ngài dự tính thực hiện ba cuộc gặp gỡ. Nhưng lúc tới giờ thực hiện cuộc gặp gỡ thứ hai gồm một buổi kinh chiều bằng tiếng La Tinh và tiếng Đại Hàn và nói chuyện với 5,000 nam nữ tu sĩ, thì ngài thấy mình không đủ thì giờ. Nên ngài nói với đám đông: “cha gặp vấn đề nho nhỏ. Nếu có điều gì đó mà anh chị em không bao giờ nên làm, thì đó là bỏ giờ cầu nguyện, nhưng hôm nay, chúng ta phải làm điều ấy một mình thôi và cha sẽ cho anh chị em hiểu tại sao: cha tới bằng trực thăng, và nếu trực thăng không cất cánh đúng giờ, thì có nguy cơ sẽ đâm vào núi”.
Đám đông cười rộ khi lời xin lỗi bằng tiếng Ý của Đức GH được dịch sang tiếng Đại Hàn. Phát ngôn viên Tòa Thánh, Cha Lombardi, nói rằng lý do Đức Phanxicô trễ giờ hoàn toàn biện minh được: Ngài dành thêm giờ để thăm hỏi và chúc lành cho từng người trong số khoảng 60 trẻ em khuyết tật và người cao niên ngụ tại Cộng Đồng Kkottognae… “Việc này quan trọng hơn đối với ngài, và tôi nghĩ cả với chúng ta nữa”.
Lời xin lỗi của ngài càng được biện minh hơn khi ta hiểu lai lịch cộng đồng này. Một ngày vào năm 1976, Cha John Oh, người vừa tốt nghiệp đại học Công Giáo Gwangju và đang làm cha sở Nhà Thờ Mugeuk, gặp một người đàn ông vô gia cư đã có tuổi với chiếc bát ăn mày trong tay, tên Choi Gui-dong. Điều khiến cha vô cùng ngạc nhiên và thán phục là ông Choi đang chăm sóc cho 18 người vô gia cư khác! Cha khám phá ra sự thật này: dù chỉ có khả năng ăn xin, bạn vẫn có thể là ơn phúc của Thiên Chúa. Được linh hứng bởi trải nghiệm này, cha nhất quyết thành lập Cộng Đồng Kkottognae. Cha bắt tay ngay lập tức vào việc xây dựng một mái ấm gọi là Nhà Tình Thương. Từ mái ấm đơn sơ này, Cộng Đồng Kkottognae đã phát triển đến độ cung cấp chỗ ở cho 4,000 người, với 1,000 nhân viên, tu sĩ nam nữ và linh mục. Đây là cơ sở an sinh lớn nhất của quốc gia, cung cấp chăm sóc và tình thương “từ lúc nằm nôi tới lúc xuống lỗ” cho những ai đến xin ăn cũng không làm được: họ là người vô gia cư, bệnh tâm thần, người cao niên, người khuyết tật, trẻ mồ côi, và cả những người bị bỏ rơi sau khi chết (nghĩa địa riêng).
Lời xin lỗi của ngài càng được biện minh hơn khi ta hiểu lai lịch cộng đồng này. Một ngày vào năm 1976, Cha John Oh, người vừa tốt nghiệp đại học Công Giáo Gwangju và đang làm cha sở Nhà Thờ Mugeuk, gặp một người đàn ông vô gia cư đã có tuổi với chiếc bát ăn mày trong tay, tên Choi Gui-dong. Điều khiến cha vô cùng ngạc nhiên và thán phục là ông Choi đang chăm sóc cho 18 người vô gia cư khác! Cha khám phá ra sự thật này: dù chỉ có khả năng ăn xin, bạn vẫn có thể là ơn phúc của Thiên Chúa. Được linh hứng bởi trải nghiệm này, cha nhất quyết thành lập Cộng Đồng Kkottognae. Cha bắt tay ngay lập tức vào việc xây dựng một mái ấm gọi là Nhà Tình Thương. Từ mái ấm đơn sơ này, Cộng Đồng Kkottognae đã phát triển đến độ cung cấp chỗ ở cho 4,000 người, với 1,000 nhân viên, tu sĩ nam nữ và linh mục. Đây là cơ sở an sinh lớn nhất của quốc gia, cung cấp chăm sóc và tình thương “từ lúc nằm nôi tới lúc xuống lỗ” cho những ai đến xin ăn cũng không làm được: họ là người vô gia cư, bệnh tâm thần, người cao niên, người khuyết tật, trẻ mồ côi, và cả những người bị bỏ rơi sau khi chết (nghĩa địa riêng).
Nói chuyện với giáo dân
Chính tại Trung Tâm Linh Đạo của Cộng Đồng này, Đức Phanxicô đã nói chuyện với giáo dân Nam Hàn tụ tập tại đây lúc 6 giờ 30 chiều thứ Bẩy. Ở đây ngài đã gặp 150 đại biểu giáo dân của Hội Đồng Công Giáo Tông Đồ Giáo Dân, thành lập năm 1968. Lời ngài:
“Anh chị em thân mến,
“ Cha biết ơn vì có dịp gặp anh chị em, những người đại diện cho nhiều biểu thức của tông đồ giáo dân rất thịnh hành tại Đại Hàn […] Cha cám ơn Chủ Tịch Hội Đồng Tông Đồ Giáo Dân, ông Paul Kwon Kil-joong, về những lời chào mừng tốt đẹp nhân danh anh chị em.
“ Như anh chị biết, Giáo Hội tại Đại Hàn là người thừa hưởng đức tin của nhiều thế hệ giáo dân, những người đã kiên trung trong tình yêu Chúa Giêsu Kitô và sự hiệp thông với Giáo Hội, bất chấp việc khan hiếm linh mục và sự đe doạ bị bách hại nặng nề. Chân phúc Paul Yun Ji-chung và các vị tử đạo được phong chân phúc hôm nay tượng trưng cho một trang sử gây rất nhiều ấn tượng. Họ đã làm chứng cho đức tin không chỉ bằng đau khổ và sự chết, mà còn bằng lối sống đầy liên đới yêu thương với nhau trong các cộng đoàn Kitô Giáo được đánh dấu bằng một đức ái gương mẫu.
“Gia tài qúy gía này sống mãi trong các công trình đức tin, đức ái và việc phục vụ của anh chị em. Ngày nay cũng như bao giờ, Giáo Hội luôn cần các chứng nhân giáo dân đáng tin cậy làm chứng cho chân lý cứu rỗi của Tin Mừng, sức mạnh tinh luyện và biến đổi tâm hồn con người của nó, và tính phong phú của nó trong việc xây dựng gia đình nhân loại trong hợp nhất, công lý và hòa bình. Chúng ta biết: chỉ có một sứ mệnh của Giáo Hội Chúa, và mọi Kitô hữu đã chịu phép rửa đều là thành phần sinh tử của sứ mệnh này. Các ơn phúc của anh chị em trong tư cách giáo dân nam nữ thì có nhiều và các việc tông đồ của anh chị em thì đa dạng, ấy thế nhưng mọi việc anh chị em đang làm đều nhằm thăng tiến sứ mệnh của Giáo Hội bằng cách bảo đảm rằng trật tự trần thế được Thần Trí Chúa Kitô thẩm thấu và hoàn hảo hóa và được sắp xếp để Nước Người trị đến.
“Một cách riêng, cha muốn cám ơn việc làm của nhiều hội đoàn và hiệp hội trực tiếp dấn thân vào việc vươn tay ra với người nghèo và người túng thiếu. Như gương sáng của các Kitô hữu Đại Hàn tiên khởi vốn chứng tỏ, tính phong phú của đức tin được phát biểu qua tình liên đới cụ thể với anh chị em của mình, mà không chú ý tới văn hóa của họ hay địa vị xã hội của họ, vì, trong Chúa Kitô, “không có Hy Lạp hay Do Thái” (Gl 3:28). Cha hết sức biết ơn những người trong anh chị em, qua công việc mình làm và qua việc làm chứng của mình, đã đem sự hiện diện đầy an ủi của Chúa tới cho những người sống bên lề xã hội chúng ta. Ta không nên hạn chế hoạt động này trong việc giúp đỡ có tính bác ái, mà phải mở rộng nó ra tới việc biết quan tâm một cách thực tiễn tới việc phát triển nhân bản. Không chỉ trợ giúp mà thôi, mà còn phát triển con người nữa. Trợ giúp người nghèo là điều tốt và cần thiết, nhưng không đủ. Cha khuyến khích anh chị em nhân thừa các cố gắng của anh chị em trong lãnh vực cổ vũ con người, để mọi người nam nữ biết được niềm vui vốn phát sinh từ phẩm giá của việc hàng ngày kiếm được cơm áo và nâng đỡ gia đình mình. […]
“Cha cũng muốn cám ơn sự đóng góp rất đáng kể của phụ nữ Công Giáo Đại Hàn vào đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội trên quê hương này trong tư cách làm mẹ, làm giáo lý viên và thầy dạy, và nhiều cách khác không thể đếm được. Cũng vậy, cha chỉ có thể nhấn mạnh tầm quan trọng của chứng tá được các gia đình Kitô Giáo cung hiến. Vào thời điểm có cuộc khủng hoảng lớn về đời sống gia đình, như ta thấy hiện nay, các cộng đồng Kitô hữu của ta được mời gọi nâng đỡ các cặp vợ chồng và các gia đình trong việc họ chu toàn sứ mệnh riêng của họ trong đời sống Giáo Hội và xã hội. Gia đình vẫn là đơn vị căn bản của xã hội và là trường học đầu tiên trong đó trẻ em học được các giá trị nhân bản, tâm linh và luân lý giúp chúng trở thành hải đăng của tính tốt, của chính trực và công lý trong các cộng đồng chúng ta.
“Anh chị em thân mến, bất kể sự đóng góp đặc thù của anh chị em có như thế nào vào sứ mệnh của Giáo Hội, cha vẫn yêu cầu anh chị em cổ vũ, trong cộng đồng của anh chị em, một cuộc huấn luyện các tín hữu giáo dân trọn vẹn hơn, với một nền giáo lý và một nền linh hướng liên tục. Trong mọi điều anh chị em làm, cha yêu cầu anh chị em làm trong tình hòa hợp trọn vẹn cả tâm lẫn trí với các mục tử của anh chị em, cố gắng đem các tầm nhìn thông sáng, các tài năng và các đặc sủng của anh chị em vào việc phục vụ phát triển Giáo Hội trong hợp nhất và vươn tay ra truyền giáo. Sự đóng góp của anh chị em là điều chủ yếu vì tương lai Giáo Hội Đại Hàn cũng như trên khắp Á Châu sẽ tùy thuộc phần lớn vào sự khai triển một viễn kiến Giáo Hội học đặt cơ sở trên linh đạo hiệp thông, tham dự và chia sẻ ơn phúc (xem Giáo Hội Tại Á Châu, số 45).
"Một lần nữa, cha tỏ lòng biết ơn đối với mọi điều chúng con đang làm để xây dựng Giáo Hội Đại Hàn trong thánh thiện và nhiệt thành. Ước mong anh chị em không ngừng rút tỉa được từ lễ hy sinh Thánh Thể sự linh hứng và sức mạnh cho công việc tông đồ của anh chị em, nhờ thế “tình yêu Thiên Chúa và tình yêu nhân loại, vốn là linh hồn của việc tông đồ, được thông truyền và nuôi dưỡng” (Lumen Gentium, số 33). Cha khẩn cầu để anh chị em và gia đình anh chị em và tất cả mọi người tham dự vào các công việc thể xác và tinh thần của giáo xứ, hiệp hôi và phong trào của anh chị em được hưởng hân hoan và bình an của Chúa Giêsu Kitô và sự che chở đầy yêu thương của Đức Maria, Mẹ chúng ta. Một lần nữa, cha xin anh chị em cầu nguyện cho cha…”
Đời thánh hiến là hồng ơn qúy giá cho Giáo Hội và thế giới
Trước đó, vào hồi 5 giờ 30 chiều, tại Hội Trường của Cộng Đồng Kkottognae, Đức Phanxicô đã nói chuyện với khoảng 5,000 nam nữ tu sĩ, đại diện các hội dòng Công Giáo tại Đại Hàn. Trong buổi gặp gỡ này, ngài đã đọc bài diễn văn sau đây:
“Anh chị em thân mến trong Chúa Kitô,
“Cha xin chào hỏi anh chị em tất cả với tâm tình âu yếm trong Chúa. Quả là điều tốt đẹp được hiện diện với anh chị em hôm nay và được chia sẻ các giờ phút hiệp thông này. Tính đa dạng lớn lao trong các đặc sủng và việc tông đồ, mà anh chị em đại diện, đang làm đời sống của Giáo Hội tại Đại Hàn và nhiều nơi khác phong phú một cách kỳ diệu… Cha cám ơn anh chị em và tất cả các anh chị em của anh chị em, về các cố gắng xây dựng Nước Thiên Chúa tại xứ sở thân yêu này…
“Lời Thánh Vịnh: ‘Dẫu cho hồn xác suy tàn, thì nơi ẩn náu, kỷ phần lòng con, muôn đời là Chúa cao tôn’ (Tv 73:26) mời gọi chúng ta suy nghĩ về chính cuộc sống của mình. Thánh vịnh gia tiết ra một niềm tin tưởng hân hoan vào Thiên Chúa. Tất cả chúng ta đều biết rằng dù niềm vui không được phát biểu cùng một cách ở mọi lúc trong đời, nhất là lúc gặp khó khăn lớn lao, nhưng “nó vẫn luôn tồn tại, dù chỉ lấp loé, phát sinh từ niềm chắc chắn bản thân của ta rằng, xét cho cùng, ta được Thiên Chúa yêu thương vô hạn” (Evangelii Gaudium, 6). Niềm xác tín được Thiên Chúa yêu thương nằm ở ngay tâm điểm ơn gọi của anh chị em: trở thành cho người khác dấu chỉ hữu hình sự hiện diện của Nước Thiên Chúa, một sự nếm trước các niềm vui thiên đàng vĩnh cửu. Chỉ khi nào chứng tá của ta vui tươi, ta mới lôi cuốn được những con người nam nữ cho Chúa Kitô. Và niềm vui này là một hồng phúc cần nuôi dưỡng bằng đời sống cầu nguyện, suy niệm lời Thiên Chúa, cử hành các bí tích và cuộc sống cộng đoàn. Điều này rất quan trọng. Thiếu những điều này, các yếu đuối và khó khăn sẽ diễn ra làm tan biến niềm vui mà chúng ta đã biết ở lúc bắt đầu cuộc hành trình.
“Đối với anh chị em, những người nam nữ tận hiến cho Thiên Chúa, niềm vui này bắt rễ trong mầu nhiệm thương xót của Chúa Cha đã được mạc khải trong lễ hy sinh của Chúa Kitô trên Thánh Giá. Bất kể các đặc sủng của anh chị em hướng anh chị em vào chiêm niệm nhiều hơn hay vào đời hoạt động nhiều hơn, anh chị em vẫn bị thách thức trở thành “các chuyên viên” về lòng Chúa Thương Xót qua cuộc sống của anh chị em trong cộng đoàn. Do kinh nghiệm, cha biết rằng cuộc sống cộng đoàn không luôn dễ dàng, nhưng nó là cơ sở huấn luyện mà Chúa quan phòng đã dành cho trái tim chúng ta. Không chờ đợi tranh chấp là điều không thực tiễn chút nào; các hiểu lẩm sẽ xẩy ra và cần được đối phó. Bất chấp các khó khăn này, chính trong cuộc sống cộng đoàn, chúng ta được mời gọi lớn lên trong từ bi, nhẫn nhịn và bác ái hoàn toàn.
“Cảm nghiệm lòng Chúa thương xót, được nuôi dưỡng bằng cầu nguyện và cộng đoàn, phải lên khuôn tất cả những gì anh chị em là và anh chị em làm. Đức khiết tịnh, nghèo khó và vâng lời của anh chị em sẽ là chứng tá hân hoan cho tình yêu Thiên Chúa bao lâu anh chị em đứng vững trên tảng đá lòng Người thương xót. Nó là tảng đá. Nhất định đúng như thế với đức vâng lời. Việc vâng lời trưởng thành và đại lượng đòi anh chị em phải bám vào việc cầu nguyện với Chúa Kitô, Đấng, khi mặc lấy thân phận tôi trung, đã học vâng lời nhờ những gì Người chịu đau khổ (xem Perfectae Caritatis, số 14). Không có đường tắt: Thiên Chúa muốn trái tim ta cách trọn vẹn và điều này có nghĩa ta phải “để ta đi” and “đi ra ngoài” chính ta mỗi ngày mỗi hơn.
“Một cảm nghiệm sống động về lòng thương xót vững bền của Chúa cũng nâng đỡ uớc mong đạt được sự hoàn hảo về đức ái vốn phát sinh từ một tâm hồn trong sạch. Sự trong sạch nói lên sự toàn tâm toàn trí tận hiến cho tình yêu của Thiên Chúa, Đấng vốn là “sức mạnh của trái tim ta”. Tất cả chúng ta đều hiểu việc này hàm ẩn một dấn thân có tính bản thân và đòi hỏi đến chừng nào. Các cám dỗ trong lãnh vực này đòi ta phải khiêm nhường tin tưởng vào Thiên Chúa, phải tỉnh táo và kiên tâm. […]
“Nhờ lời khuyên tin mừng về nghèo khó, anh chị em có khả năng nhận ra lòng thương xót của Chúa không những như nguồn sức mạnh mà còn như một kho tàng. Xem ra như mâu thuẫn nhưng sống nghèo khó quả có nghĩa đã tìm ra một kho tàng. Ngay khi ta mệt mỏi, ta vẫn có thể dâng lên Người trái tim nặng chĩu tội lệ và yếu đuối của ta; vào những lúc ta cảm thấy bất lực nhất, ta vẫn có thể vươn tới Chúa Kitô, “Đấng đã tự làm ra nghèo để ta được nên giầu” (xem 2Cor 8:9). Nhu cầu căn bản này của ta muốn được tha thứ và chữa lành tự nó đã là một hình thức nghèo khó mà ta không bao giờ nên quên, bất kể ta đã tiến bộ bao xa về nhân đức. Cũng nên tìm ra cách phát biểu cụ thể lối sống của anh chị em, cả như các cá nhân lẫn như các cộng đoàn. Cha nghĩ cách riêng tới nhu cầu phải tránh né tất cả những gì làm phân tâm anh chị em và tạo nơi người khác sự ngỡ ngàng và tai tiếng. Trong cuộc sống tận hiến, nghèo khó vừa là “tường” vừa là “mẹ”. Là tường vì nó che chở cuộc sống tận hiến, là mẹ vì nó giúp cuộc sống này lớn lên và hướng dẫn nó tiến thao đường nẻo chính trực. Sự giả hình của những người tận hiến nam nữ khấn hứa nghèo khó mà lại sống như người giầu sẽ làm linh hồn tín hữu bị thương và gây hại cho Giáo Hội. Anh chị em cũng hãy nghĩ về việc sẽ là một cám dỗ nguy hiểm xiết bao khi chấp nhận một não trạng chỉ hoàn toàn có tính chức năng, theo trần đời dẫn ta tới chỗ đặt hy vọng vào các phương thế nhân bản mà thôi và tiêu diệt mất chứng tá nghèo khó mà Chúa Giêu Kitô của chúng ta đã sống vã đã dạy dỗ ta […]
"Anh chị em thân mến, với lòng khiêm nhường lớn lao, anh chị em hãy làm tất cả những gì có thể làm được để chứng minh rằng đời sống tận hiến là hồng ơn qúy gía đối với Giáo Hội và đối với thế giới. Đừng giữ nó cho anh chị em; hãy chia sẻ nó, bằng cách đem Chúa Kitô tới mọi ngõ ngách của xứ sở thân yêu này. Hãy để niềm vui của anh chị em tiếp tục tìm được biểu thức trong các cố gắng của anh chị em nhằm lôi cuốn và nuôi dưỡng các ơn gọi, và thừa nhận rằng mọi người anh chị em đều có phần trong việc đào tạo các người nam nữ tận hiến của ngày mai […] Bất kể anh chị em hiến thân cho chiêm niệm nhiều hơn hay cho đời sống tông đồ nhiều hơn, anh chị em hãy nhiệt thành trong tình yêu đối với Giáo Hội tại Đại Hàn và ước nguyện được đem các đặc sủng riêng của anh chị em đóng góp vào sứ mệnh công bố Tin Mừng và xây dựng dân Chúa của Giáo Hội này trong hợp nhất, thánh thiện và yêu thương.
"Phó thác tất cả anh chị em, và cách riêng, các thành viên già nua và bệnh hoạn trong các cộng đoàn của anh chị em cho sự chăm sóc yêu thương của Đức Maria, Mẹ Giáo Hội, cha thân ái ban phép lành của cha làm bảo chứng ơn thánh và bình an bền vững trong Chúa Giêsu, Con trai ngài".
Vũ Văn An
0 nhận xét:
Đăng nhận xét