VATICAN. Chiều ngày 14-8-2014, ĐTC Phanxicô đã gặp gỡ các GM Hàn Quốc và nhắc nhở các vị về hai khía cạnh trong Sứ vụ Giám Mục: bảo tồn ký ức và bảo tồn hy vọng.
ĐTC đã từ phủ tổng thống Hàn Quốc đến trụ sở HĐGM cách đó 12 cây số vào lúc quá 5 giờ chiều. Tại đây ngài đã được 2 Hồng Y và 33 GM thuộc 16 giáo phận toàn quốc.
Đức Cha Phêrô Khương Vũ Nhất (Kang U-il) GM giáo phận Tể Châu (Cheju ), Chủ tịch HĐGM Hàn Quốc, đã đại diện mọi người chào mừng ĐTC.
Và trong huấn dụ bằng tiếng Ý, được dịch ra tiếng Hàn từng đoạn một, ĐTC khai triển nghĩa vụ của các GM là bảo vệ đoàn chiên Chúa và nhấn mạnh đến hai khía cạnh của việc bảo vệ này, đó là bảo tồn ký ức và bảo tồn hy vọng.
- Trước tiên là bảo tồn ký ức. Anh em là con cháu của các vị tử đạo, là những người thừa kế chứng tá đức tin anh dũng của các vị nơi Chúa Kitô. Ngoài ra anh em là người thừa kế truyền thống, ngoại thường, bắt đầu và tăng trưởng phần lớn nhờ lòng trung thành, kiên trì và công việc của các thế hệ giáo dân. Thật là điều đầy ý nghĩa sự kiện lịch sử Giáo Hội tại Hàn Quốc được khởi đầu với một cuộc gặp gỡ trực tiếp với Lời Chúa. Đó là một vẻ đẹp nội tại và sự toàn vẹn của Sứ điệp Kitô, Tin Mừng và lời mời gọi hoán cải, canh tân nội tâm và sống đời bác ái - gây ấn tượng mạnh nơi Ông Lý Bách (Yi Byeok, 1754-1785) và các kỳ lão của thế hệ đầu tiên. Điều này phản ánh qua sức sinh động của các giáo xứ, của các phong trào Giáo Hội, trong sự quan tâm mục vụ đối với giới trẻ và trong các trường Công Giáo, trong các chủng viện và trong các đại học cũng như trong các chương trình giáo lý vững chắc. Giáo Hội tại Hàn Quốc được quí chuộng vì vai trò của mình trong đời sống tinh thần và văn hóa của quốc gia và vì động lực truyền giáo mạnh mẽ.
Là người bảo tồn ký ức không phải chỉ có nghĩa là nhớ lại và bảo tồn những ân phúc quá khứ. Nó cũng có nghĩa là kín múc từ đó những nguồn lực thiêng liêng để đáp ứng một cách sáng suốt và quyết liệt với niềm hy vọng, những lời hứa và thách đố tương lai. Xét cho cùng, đời sống và sứ mạng của Giáo Hội tại Hàn Quốc không chỉ được đo lường bằng những yếu tố bên ngoài, số lượng và các cơ chế; đúng hơn đời sống và sứ mạng Giáo Hội phải được phán đoán trong ánh sáng minh bạch của Tin Mừng và lời mời gọi hoán cải, trở về cùng Chúa Giêsu Kitô. Bảo tồn ký ức có nghĩa là ý thức rằng sự tăng trưởng đến từ Thiên Chúa (Xc 1 Cr 3,6) và đồng thời là thành quả của sự kiên nhân và bền chí làm việc, trong quá khứ cũng như hiện nay. Ký ức chúng ta về các vị tử đạo và các thế hệ Kitô trước đây phải có tính chất thực tiễn, chứ không lý tưởng hóa hoặc háo thắng. Nhìn lại quá khứ bà mà không lắng nghe tiếng Chúa kêu gọi hoán cải trong hiện tại thì sẽ không giúp chúng ta tiến bước; trái lại nó sẽ cản trở hoặc thậm chí nó chặn đứng sự tiến triển thiêng liêng của chúng ta.
ĐTC nói tiếp: Thứ hai là bảo tồn hy vọng: niềm hy vọng do Tin Mừng ân sủng và từ bi của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô trao tặng, niềm hy vọng đã soi sáng cho các vị tử đạo. Chúng ta được mời gọi công bố niềm hy vọng ấy cho một thế giới, tuy thịnh vượng về vật chất, nhưng vẫn đang tìm kiếm một cái gì hơn nữa, một cái gì chân thực và sung mãn. Anh em hãy bảo tồn niềm hy vọng này bằng cách duy trì sinh động ngọn lửa thánh thiện, bác ái huynh đệ và lòng nhiệt thành truyền giáo trong niềm hiệp thông của Giáo Hội.
Là một Giáo Hội thừa sai, một Giáo Hội luôn đi ra ngoài, hướng về thế giới, đặc biệt là hướng về các ngoại ô của xã hội hiện đại, đòi phải phát triển một sở thích tinh thần làm cho chúng ta có khả năng đón nhận và đồng hóa với mỗi chi thế của Thân Mình Chúa Kitô (Xc Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm, 268). Theo nghĩa này, cần chứng tỏ một sự quan tâm đặc biệt trong các cộng đoàn chúng ta đối với các trẻ em và những khát vọng của người trẻ; cũng như quan tâm đến người già, bảo tồn sự khôn ngoan và kinh nghiệm của người già.
Bảo tồn hy vọng cũng bao hàm việc bảo đảm sao cho chứng tá ngôn sứ của Giáo Hội tại Hàn Quốc tiếp tục được biểu lộ qua sự quan tâm đến người nghèo và các chương trình liên đới, nhất là đối với những người tị nạn và di dân, những người sống ngoài lề xã hội; trong sự liên lỷ hoạt động để thăng tiến về mặt xã hội, công ăn việc làm và giáo dục. Chúng ta có thể gặp nguy cơ thu hẹp sự dấn thân của chúng ta cho người túng thiếu vào chiều kích từ thiện mà quên đi nhu cầu của mỗi người cần được tăng trưởng như con người va có thể biểu lộ nhân cách, sự sáng vào và văn hóa của mình trong phẩm giá. Lý tưởng tông đồ của một Giáo Hội của người nghèo và cho người nghèo được diễn tả hùng hồn trong các cộng đồng Kitô tiên khởi tại đất nước anh em. Tôi cầu mong rằng lý tưởng này tiếp tục uốn nắn hành trình của Giáo Hội tại Hàn Quốc trong cuộc lữ hành hướng về tương lai.
Một chứng tá ngôn sứ theo Tin Mừng trình bày một số thách đố đặc biệt đối với Giáo Hội tại Hàn Quốc, xét vì Giáo Hội đang sống và hoạt động giữa một xã hội sung túc nhưng ngày càng bị tục hóa và duy vật. Trong những hoàn cảnh ấy, các nhân viên mục vụ bị cám dỗ muốn sử dụng không những kiểu mẫu quản trị hữu hiệu, những chương trình và tổ chức được thế giới doanh nghiệp thu hút, nhưng cả một lối sống và một não trạng được hướng dẫn bằng những tiêu chuẩn trần tục về sự thành công và thậm chí cả về quyền lực thay vì theo các tiêu chuẩn mà Chúa Giêsu đã nêu lên trong Tin Mừng. ”Khốn cho chúng ta nếu Thập Giá bị tước mất khả năng phán đoán sự khôn ngoan của thế gian này! (Xc 1 Cr 1,17). Tôi khuyên anh em và các linh mục của anh em hãy chống lại cám dỗ này dưới mọi hình thức”.
Đức Cha Phêrô Khương Vũ Nhất (Kang U-il) GM giáo phận Tể Châu (
Và trong huấn dụ bằng tiếng Ý, được dịch ra tiếng Hàn từng đoạn một, ĐTC khai triển nghĩa vụ của các GM là bảo vệ đoàn chiên Chúa và nhấn mạnh đến hai khía cạnh của việc bảo vệ này, đó là bảo tồn ký ức và bảo tồn hy vọng.
- Trước tiên là bảo tồn ký ức. Anh em là con cháu của các vị tử đạo, là những người thừa kế chứng tá đức tin anh dũng của các vị nơi Chúa Kitô. Ngoài ra anh em là người thừa kế truyền thống, ngoại thường, bắt đầu và tăng trưởng phần lớn nhờ lòng trung thành, kiên trì và công việc của các thế hệ giáo dân. Thật là điều đầy ý nghĩa sự kiện lịch sử Giáo Hội tại Hàn Quốc được khởi đầu với một cuộc gặp gỡ trực tiếp với Lời Chúa. Đó là một vẻ đẹp nội tại và sự toàn vẹn của Sứ điệp Kitô, Tin Mừng và lời mời gọi hoán cải, canh tân nội tâm và sống đời bác ái - gây ấn tượng mạnh nơi Ông Lý Bách (Yi Byeok, 1754-1785) và các kỳ lão của thế hệ đầu tiên. Điều này phản ánh qua sức sinh động của các giáo xứ, của các phong trào Giáo Hội, trong sự quan tâm mục vụ đối với giới trẻ và trong các trường Công Giáo, trong các chủng viện và trong các đại học cũng như trong các chương trình giáo lý vững chắc. Giáo Hội tại Hàn Quốc được quí chuộng vì vai trò của mình trong đời sống tinh thần và văn hóa của quốc gia và vì động lực truyền giáo mạnh mẽ.
Là người bảo tồn ký ức không phải chỉ có nghĩa là nhớ lại và bảo tồn những ân phúc quá khứ. Nó cũng có nghĩa là kín múc từ đó những nguồn lực thiêng liêng để đáp ứng một cách sáng suốt và quyết liệt với niềm hy vọng, những lời hứa và thách đố tương lai. Xét cho cùng, đời sống và sứ mạng của Giáo Hội tại Hàn Quốc không chỉ được đo lường bằng những yếu tố bên ngoài, số lượng và các cơ chế; đúng hơn đời sống và sứ mạng Giáo Hội phải được phán đoán trong ánh sáng minh bạch của Tin Mừng và lời mời gọi hoán cải, trở về cùng Chúa Giêsu Kitô. Bảo tồn ký ức có nghĩa là ý thức rằng sự tăng trưởng đến từ Thiên Chúa (Xc 1 Cr 3,6) và đồng thời là thành quả của sự kiên nhân và bền chí làm việc, trong quá khứ cũng như hiện nay. Ký ức chúng ta về các vị tử đạo và các thế hệ Kitô trước đây phải có tính chất thực tiễn, chứ không lý tưởng hóa hoặc háo thắng. Nhìn lại quá khứ bà mà không lắng nghe tiếng Chúa kêu gọi hoán cải trong hiện tại thì sẽ không giúp chúng ta tiến bước; trái lại nó sẽ cản trở hoặc thậm chí nó chặn đứng sự tiến triển thiêng liêng của chúng ta.
ĐTC nói tiếp: Thứ hai là bảo tồn hy vọng: niềm hy vọng do Tin Mừng ân sủng và từ bi của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô trao tặng, niềm hy vọng đã soi sáng cho các vị tử đạo. Chúng ta được mời gọi công bố niềm hy vọng ấy cho một thế giới, tuy thịnh vượng về vật chất, nhưng vẫn đang tìm kiếm một cái gì hơn nữa, một cái gì chân thực và sung mãn. Anh em hãy bảo tồn niềm hy vọng này bằng cách duy trì sinh động ngọn lửa thánh thiện, bác ái huynh đệ và lòng nhiệt thành truyền giáo trong niềm hiệp thông của Giáo Hội.
Là một Giáo Hội thừa sai, một Giáo Hội luôn đi ra ngoài, hướng về thế giới, đặc biệt là hướng về các ngoại ô của xã hội hiện đại, đòi phải phát triển một sở thích tinh thần làm cho chúng ta có khả năng đón nhận và đồng hóa với mỗi chi thế của Thân Mình Chúa Kitô (Xc Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm, 268). Theo nghĩa này, cần chứng tỏ một sự quan tâm đặc biệt trong các cộng đoàn chúng ta đối với các trẻ em và những khát vọng của người trẻ; cũng như quan tâm đến người già, bảo tồn sự khôn ngoan và kinh nghiệm của người già.
Bảo tồn hy vọng cũng bao hàm việc bảo đảm sao cho chứng tá ngôn sứ của Giáo Hội tại Hàn Quốc tiếp tục được biểu lộ qua sự quan tâm đến người nghèo và các chương trình liên đới, nhất là đối với những người tị nạn và di dân, những người sống ngoài lề xã hội; trong sự liên lỷ hoạt động để thăng tiến về mặt xã hội, công ăn việc làm và giáo dục. Chúng ta có thể gặp nguy cơ thu hẹp sự dấn thân của chúng ta cho người túng thiếu vào chiều kích từ thiện mà quên đi nhu cầu của mỗi người cần được tăng trưởng như con người va có thể biểu lộ nhân cách, sự sáng vào và văn hóa của mình trong phẩm giá. Lý tưởng tông đồ của một Giáo Hội của người nghèo và cho người nghèo được diễn tả hùng hồn trong các cộng đồng Kitô tiên khởi tại đất nước anh em. Tôi cầu mong rằng lý tưởng này tiếp tục uốn nắn hành trình của Giáo Hội tại Hàn Quốc trong cuộc lữ hành hướng về tương lai.
Một chứng tá ngôn sứ theo Tin Mừng trình bày một số thách đố đặc biệt đối với Giáo Hội tại Hàn Quốc, xét vì Giáo Hội đang sống và hoạt động giữa một xã hội sung túc nhưng ngày càng bị tục hóa và duy vật. Trong những hoàn cảnh ấy, các nhân viên mục vụ bị cám dỗ muốn sử dụng không những kiểu mẫu quản trị hữu hiệu, những chương trình và tổ chức được thế giới doanh nghiệp thu hút, nhưng cả một lối sống và một não trạng được hướng dẫn bằng những tiêu chuẩn trần tục về sự thành công và thậm chí cả về quyền lực thay vì theo các tiêu chuẩn mà Chúa Giêsu đã nêu lên trong Tin Mừng. ”Khốn cho chúng ta nếu Thập Giá bị tước mất khả năng phán đoán sự khôn ngoan của thế gian này! (Xc 1 Cr 1,17). Tôi khuyên anh em và các linh mục của anh em hãy chống lại cám dỗ này dưới mọi hình thức”.
(G. Trần Đức Anh OP, RadioVaticana 14.08.2014)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét