HÃY SÁM HỐI VÀ TIN MỪNG

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

NGƯỜI PHỤ NỮ ĐANG ĐỐI DIỆN VỚI NHIỀU THỬ THÁCH KHÓ KHĂN

Người phụ nữ đang đối diện với nhiều thử thách và khó khăn khác nhau ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Ở Phương Tây, đôi khi họ vẫn kinh nghiệm sự phân biệt trong công việc; họ vẫn thường bị buộc phải chọn lựa giữa công việc và gia đình; họ thường xuyên phải chịu đựng tình trạng bạo lực trong cuộc sống của họ trong tư cách là vợ sắp cưới, vợ, người mẹ, người chị em và bà. Ở các nước nghèo và đang phát triển, phụ nữ mang lấy những gánh nặng nề nhất: chính họ là những người phải vượt nhiều dặm đường để tìm kiếm nguồn nước, cũng là những người thường phải chết khi sinh, là những người bị bắt cóc cho những khai thác tình dục hoặc buộc phải kết hôn khi còn trẻ hoặc ngược lại với ý muốn của họ. Đôi khi họ thậm chí bị khước từ quyền sống chỉ đơn giản vì là phái nữ. 




Trên đây là nội dung là thư mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gửi  cho Đức Hồng Y Turkson -Chủ Tịch Hội Đồng Toà Thánh về Công Lý và Hoà Bình - nhân dịp Hội Nghị Quốc Tế  về Thăng tiến cuộc sống Phụ nữ

Gửi Quý Đức Hồng Y Peter Kodwo Apiah Turkson
Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Về Công Lý & Hoà Bình
Thưa Đức Hồng Y,
Tôi xin gửi lời chào nồng nhiệt và sự khích lệ đến tất cả các tham dự viên của Hội Nghị Quốc Tế Lần Thứ Hai về Phụ Nữ, họp tại Rôma từ ngày 22 đến 24/05/2015. Hội Nghị lần này, được Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hoà Bình tổ chức, trong sự phối hợp với Liên Hiệp Các Tổ Chức Phụ Nữ Công Giáo Thế Giới và Hội Đồng Hành Phụ Nữ Về Cuộc Sống và Gia Đình, mang chủ đề Phụ Nữ và Lộ Trình Phát Triển Hậu 2015: Những Thách Đố Của Những Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững.
Tôi thật vui lòng khi biết rằng sáng kiến lần này, một sáng kiến nhấn mạnh đến những bận tâm của các tổ chức phụ nữ Công Giáo trong những thảo luận mang tầm quốc tế dẫn đến việc phác thảo ra một Lộ Trình Phát Triển Hậu 2015 ở giác độ Liên Hiệp Quốc. Nhiều người nam nữ muốn đóng góp cho Lộ Trình này, khi họ làm việc để bảo vệ và cổ võ sự sống, và chiến đấu chống sự nghèo, những hình thức nô lệ và nhiều sự bất công mà người phụ nữ ở mọi thời đại, và trên khắp thế giới, kinh qua quá thường xuyên.
Người phụ nữ đang đối diện với nhiều thử thách và khó khăn khác nhau ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Ở Phương Tây, đôi khi họ vẫn kinh nghiệm sự phân biệt trong công việc; họ vẫn thường bị buộc phải chọn lựa giữa công việc và gia đình; họ thường xuyên phải chịu đựng tình trạng bạo lực trong cuộc sống của họ trong tư cách là vợ sắp cưới, vợ, người mẹ, người chị em và bà. Ở các nước nghèo và đang phát triển, phụ nữ mang lấy những gánh nặng nề nhất: chính họ là những người phải vượt nhiều dặm đường để tìm kiếm nguồn nước, cũng là những người thường phải chết khi sinh, là những người bị bắt cóc cho những khai thác tình dục hoặc buộc phải kết hôn khi còn trẻ hoặc ngược lại với ý muốn của họ. Đôi khi họ thậm chí bị khước từ quyền sống chỉ đơn giản vì là phái nữ. Tất cả những vấn đề này được phản ánh trong những đề xuất cho Lộ Trình Phát Triển Hậu 2015 hiện đang được bàn luận tại Liên Hiệp Quốc.
Những vấn đề liên hệ đến cuộc sống tự bản chất có kết nối với các vấn đề xã hội. Khi chúng ta bảo vệ quyền sống, thì chúng ta làm thế để mỗi sự sống – từ lúc hoài thai cho đến phần kết tự nhiên của nó – có thể là một đời sống có phẩm giả, một đời sống tự do khỏi những thảm hoạ của sự đói và nghèo, của bạo lực và bách hại. Đức Giáo Hoàng Benedict XVI, trong tông thư Caritas in Veritate của Ngài, đã nhấn mạnh đến việc Giáo Hội “buộc phải duy trì mối liên kết giữa đạo đức sự sống và đạo đức xã hội, ý thức tròn đầy rằng một xã hội mà thiếu mất những nền tảng vững chắc, thì lúc đó, một mặt, nó đưa vào những giá trị như là phẩm giá của con người, công lý và hoà bình, nhưng rồi, một mặt, lại hành động ngược lại một cách triệt để bằng việc cho phép hoặc coi nhẹ nhiều cách thế mà trong đó sự sống của con người bị hạ giá và phá vỡ, đặc biệt là nơi đó có người yếu thế và bị loại trừ” như thế nào (Số 15).
Tôi khích lệ hiền đệ, vốn đang dự phần vào việc bảo vệ phẩm giá phụ nữ và cổ cõ quyền của họ, hãy để cho hiền đệ luôn được hướng dẫn bởi tinh thần của nhân loại và thương cảm trong việc phục vụ anh em đồng loại của hiền đệ. Xin cho công việc của hiền đệ được đánh dấu trước hết và trên hết bởi một khả năng chuyên môn, không tìm tư lợi hay những hoạt động giả tạo, nhưng bằng sự cống hiến đại lượng. Bằng cách này hiền đệ sẽ làm tỏ lộ muôn vàn ơn huệ mà Thiên Chúa ban tặng là những điều mà phụ nữ phải mang lại, trong khi khích lệ những người khác cổ võ sự nhạy bén, hiểu và đối thoại trong những mâu thuẫn lớn nhỏ đang cần giải quyết, trong việc chữa lành các vết thương, trong việc nuôi dưỡng hết mọi hình thức sự sống ở mọi cấp độ xã hội, và trong việc mặc lấy lòng thương xót và sự dịu dàng là điều mang lại sự hoà giải và hiệp nhất cho thế giới của chúng ta. Tất cả điều này là một phần của “sự khôn ngoan nữ tính” là điều mà xã hội của chúng ta đang rất cần thiết.
Với tinh thần biết ơn về công việc của hiền đệ, tôi xin gửi đến lời chúc tốt lành và nồng nhiệt đến Hội Nghị mà hiền đệ tổ chức và chủ đề của hội nghị vốn quá khẩn thiết. Tôi cầu nguyện cho tất cả mọi người, và tôi xin hiền đệ cũng cầu nguyện cho tôi và cho những ý định của tôi. Tôi sẵn lòng ban phép Lành Toà Thánh của tôi cho hiền đệ và cho hết mọi người thân yêu. 
Viết từ Vatican, 22/05/2015
Phanxicô
Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ Vatican Radio)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | JCPenney Coupons