Dù vàng biểu tượng của bất tuân dân sự năm 2014 ở Hồng Kông. |
An ninh được thắt chặt khi lãnh đạo cao cấp hàng thứ ba của Trung Quốc tới thăm Hồng Kông
Các nhà hoạt động Giáo phận Hồng Kông vừa kêu gọi Bắc Kinh tránh can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Hồng Kông và tái khởi động cải cách chính trị khi lãnh đạo cao cấp hàng thứ ba của Trung Quốc thăm đặc khu hành chính này.
Ông Trương Đức Giang, ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Trung Quốc, đến Hồng Kông hôm 17-5 cho chuyến thăm kéo dài 3 ngày.
Cảnh sát địa phương sẽ bảo vệ an ninh tối đa cho quan chức phụ trách các vấn đề Hồng Kông ở Bắc Kinh này.
Các hàng rào chắn lớn bao vây các khu vực ở trung tâm Hồng Kông cho chuyến thăm và thậm chí đá lót đường còn được dán chặt bằng keo để người biểu tình không thể lấy ném được, xung quanh trung tâm hội nghị nơi ông sẽ tới nói chuyện tại một hội nghị kinh tế ngày 18-5.
“Nếu ông Trương muốn được bảo vệ nghiêm ngặt như vậy và chỉ chọn lắng nghe những gì ông muốn nghe, thì tốt hơn là ông nên ở lại Trung Nam Hải”, tổng hành dinh chính quyền trung ương ở Bắc Kinh, Jackie Hung của Ủy ban Công lý và Hòa bình Công giáo cho biết.
Ủy ban này đang tổ chức biểu tình ôn hòa cùng với 50 nhóm khác hình thành nên Mặt trận Nhân quyền Dân sự để trình bày yêu cầu của họ cho ông Trương và lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ba thông điệp chính mà họ muốn được chuyển tải là Bắc Kinh phải ngưng can thiệp vào chuyện nội bộ của Hồng Kông, khởi động lại cải cách chính trị và tôn trọng lời hứa của họ rằng Hồng Kông sẽ được tự trị ở mức độ cao.
Ủy ban này cũng ra thư ngỏ gửi ông Trương bày tỏ quan ngại của giới Công giáo về việc đàn áp tín đồ tôn giáo ở đại lục, mà ủy ban nói là vi phạm quyền tự do tôn giáo đã được bảo đảm trong hiến pháp Trung Quốc.
Bức thư cũng chỉ trích việc Bắc Kinh can thiệp ngày càng nhiều vào các vấn đề ở địa phương mặc dù nguyên tắc “một quốc gia, hai thể chế” cho phép Hồng Kông duy trì quyền tự do của mình kể từ cuộc chuyển đổi từ Anh Quốc sang cho Trung Quốc năm 1997.
Thiếu cải cách chính trị
Quan hệ giữa người Hồng Kông và Bắc Kinh đã xấu đi đáng kể trong những năm gần đây bởi thiếu cải cách chính trị.
Hồi tháng 6-2014, Văn phòng Thông tin Hội đồng Nhà nước của Trung Quốc ra sách trắng về nguyên tắc “một quốc gia, hai thể chế” nhấn mạnh sự kiểm soát của Bắc Kinh ở Hồng Kông. Hai tháng sau, Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc ban hành khung pháp lý thay đổi chính trị vốn đóng sập cánh cửa cho phép người dân bầu chọn người đứng đầu Hồng Kông.
Cải cách trì trệ cuối cùng dẫn tới Phong trào Dù vàng kéo dài 79 ngày hồi năm 2014, phong trào sử dụng các phương kế bất tuân dân sự trong cuộc chiến vì dân chủ. Kể từ đó một số bạn trẻ – được biết dưới tên là “localists” – cũng đã có lập trường ly khai.
“Người dân chúng tôi đã bác bỏ khuôn khổ đó của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc. Ông Trương không muốn giải trình nó phải không?” – Đức Hồng y Giuse Trần Nhật Quân nói với ucanews.com và lưu ý rằng các quan chức chính phủ ở các quốc gia khác sẽ phải từ chức trong những trường hợp tương tự.
“Ông Trương đã làm cho chính quyền địa phương đánh mất sự tôn trọng nơi người dân”, ngài nhận xét. Ngài đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý dân sự năm 2014 trong đó có gần 800.000 người bỏ phiếu ủng hộ quyền bầu phiếu phổ thông cho Hồng Kông.
“Chính quyền nên tái khởi động cải cách chính trị nhưng hiện nay chúng ta chẳng thấy gì”, ngài nói thêm.
Phóng viên ucanews.com từ Hồng Kông
0 nhận xét:
Đăng nhận xét