HÃY SÁM HỐI VÀ TIN MỪNG

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016

CHẶT CÂY VÀ KHAI THÁC LÀ NGUYÊN NHÂN SẠT LỞ ĐẤT Ở MYANMAR


Chặt cây và khai thác là nguyên nhân sạt lở đất ở Myanmar thumbnail
Cảnh nhà cửa bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và sạt lở đất ở thành phố cảng Chipwi,
 bang Kachin nhìn từ trên cao xuống.
Các nhà hoạt động và chính trị gia ở bang Kachin có đông người Kitô hữu của Myanamr nói sự suy giảm môi trường nguyên nhân từ ngành công nghiệp khai thác gỗ trị giá 500 triệu Mỹ kim mỗi năm, đã hủy hoại hàng trăm căn nhà trong lũ lụt và sạt lở đất hồi cuối tháng Tư.

Khoảng 110 căn nhà bị phá hủy và trên 700 người tại bảy ngôi làng ở thành phố cảng Chipwi gần biên giới Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và sạt lở đất hôm 24 tháng Tư.

Những người bị ảnh hưởng vẫn còn rất cần thực phẩm trong khi các nhóm cứu trợ tìm cách đến vùng bị cô lập này.

Dân làng thuộc sắc tộc Lisu và phần lớn theo Kitô giáo. Họ cũng canh tác theo lối phát quang làm rẫy.

Khu vực bị ảnh hưởng bởi lũ lụt nằm trong sự kiểm soát của quân đội và nhóm quân đội địa phương là New Democratic Army-Kachin (NDA-K).

Vùng này lập lại hòa bình từ năm 1990 khi quân đội ký một lệnh ngừng bắn với chính quyền Myanmar. Từ đó NDA-K tạo ra hầu hết các nguồn thu nhập của mình từ việc đốn gỗ, theo báo Irrawaddy.

Steven Tsa Ji, tổng thư ký Nhóm Mạng Lưới Phát Triển Kachin, cho biết thảm họa mới đây là hậu quả của việc đốn gỗ và khai thác quá nhiều của các công ty Trung Quốc.

“Đây là nhân tai gây ra những phiền phức cho công dân. Đây là vùng rất nguy hiểm cho con người sinh sống. Hoàn cảnh hiện nay có thể tồi tệ hơn nếu lũ lụt cứ hoành hành” – Tsa Ji nói với ucanews.com.

Bang Kachin có tới 90% là Kitô hữu và bị ám ảnh bởi chiến tranh không thường xuyên trong vài thập niên. Trên 100.000 người vẫn còn sống trong tình trạng di tản từ khi chiến tranh tái phát năm 2011.

Lar Mar Lay, một Kitô hữu và nhà lập pháp hạ viện, cho biết ông kỳ vọng đến nơi đó tuần tới đề lượng giá tình hình và sẽ báo cáo với quốc hội.

Lama Lay đến từ vùng bị sạt lở đất, nói với ucanews.com rằng cơ sở hạ tầng yếu kém trong vùng đã bị hư hại nghiêm trọng do ảnh hưởng của khai thác gỗ và khoáng sản của các công ty Trung Quốc.

Ông nói con đường chính không thể sử dụng được nữa, trong khi hàng cứu trợ nhân đạo mới được chuyển tới bằng máy bay trực thăng quân đội hai lần.

“Khó khăn về giao thông đang cản trở các nhóm cứu trợ” – Lar Mar Lay nói thêm.

Một cơ quan điều tra môi trường có trụ sở tại London ước tính buôn bán gỗ trái phép giữa Kachin và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc vượt quá 900.000 mét khối gỗ năm 2014 và trị giá khoảng 500 triệu Mỹ kim.

Myanmar có tỉ lệ phá rừng đứng thứ ba thế giới và là quốc gia ước tính đã mất 546.000 ha rừng bao phủ mỗi năm từ năm 2010, theo báo cáo năm 2015 của Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc.

John Za từ Mandalay, Myanmar 
Hơn 700 người sơ tán rất cần thự phẩm trong khi các nhóm cứu trợ tìm cách đến vùng bị ảnh hưởng




0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | JCPenney Coupons