HÃY SÁM HỐI VÀ TIN MỪNG

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

KHI SỰ THINH LẶNG LÀM KHÓ CHỊU



Đã đến lúc lên tiếng nhưng Giáo hội Ấn Độ dường như vẫn im lặng
Khi sự thinh lặng làm khó chịu

John Dayal
Một trong những tuần đau buồn gần đây ở Ấn Độ, giới truyền thông điện tử cũng như in ấn đưa tin rộng rãi về sự bất khoan dung và khát máu.

Vấn đề là cái chết bi thảm của một nha sĩ Ấn Độ ở Ireland, Savita Halappanavar thuộc bang Karnataka, bị nhiễm trùng máu sau khi sẩy thai, và vụ hành hình bằng cách treo cổ Ajmal Kasab, công dân Pakistan 25 tuổi thuộc nhóm biệt kích khủng bố giết hại hơn 160 người ở Mumbai cách đây 4 năm.

Cả hai vấn đề còn được đánh dấu bởi sự im lặng khó chịu của Giáo hội chính thức trong nước này.

Phản ứng trong vụ đầu tiên có thể ngăn ngừa tấn công nhắm ngay vào giáo huấn xã hội Công giáo và vụ thứ hai làm cho Giáo hội hòa hợp với xã hội dân sự chống tính huênh hoang ghê tởm trong giới truyền thông.

Rõ ràng đây là những vấn đề phân cực ở Ấn Độ, tại đây chủ nghĩa dân tộc quá khích và bản sắc rất quan trọng mặc dù kinh tế giảm sút ở trong nước và bị cô lập ở nước ngoài.

Tổng thống Barack Obama trong lúc vận động tái tranh cử nhiều lần kêu gọi chấm dứt các dịch vụ gia công dành cho Ấn Độ, nước có kinh tế ngày càng phụ thuộc vào tiền gửi về từ những người lao động di cư ở vùng Vịnh, các kỹ sư ở Bắc Mỹ và châu Âu, và các tổng đài điện thoại ở các thành phố thủ đô và thậm chí ở một số thành phố nhỏ, chẳng thay đổi được gì.

Nhưng Giáo hội, ngoài khẳng định đức tin liên tục trong giáo lý và giáo huấn xã hội ra, còn phải chứng tỏ mình thuộc thành phần xã hội dân sự sáng suốt giữ khoảng cách an toàn với những kẻ mất trí, cực đoan và những thành phần quá khích, và ngăn chặn hiệu quả không cho chúng chiếm chỗ trong các phương tiện truyền thông và diễn đàn chính trị.

Đặc biệt chứng tỏ Giáo hội có can đảm thay đổi, phản đối những gì nhận thấy không đúng.

Trong trường hợp Halappanavar bị chết bi thảm ở bệnh viện Galway, nhóm vận động ủng hộ phá thai ở Ấn Độ theo phe các nhóm nữ tu phương Tây yêu cầu Ấn Độ can thiệp thúc ép Ireland thay đổi luật "Công giáo" về phá thai, dẫn đến "giết người" bằng y khoa.

Phương tiện truyền thông, đặc biệt là truyền hình, dẫn đầu cơn sóng thần tuyên truyền cuồng loạn, bêu riếu Giáo hội.

Điều chẳng giúp được gì khi vài người Công giáo được mời tham dự các cuộc tranh luận trên truyền hình có đức tin bị tổn thương và xuất hiện với những suy nghĩ bất thường như của tôn giáo kỳ lạ.

Vụ treo cổ kẻ khủng bố người Pakistan được "ăn mừng" ở Ấn Độ, ngay cả một số giới quan chức chính quyền, như là chiến thắng của hệ thống tư pháp của chúng ta, như là "cứu cánh" dành cho các nạn nhân, và theo lời thô thiển của giám đốc sở nội vụ bang Maharashtra, "công lý" dành cho các nạn nhân.

Các nhóm phương tiện truyền thông còn làm cho chúng ta tin rằng đó là cách chế ngự Pakistan.

Cộng đoàn phải nhận thức sáng suốt giáo huấn xã hội của Giáo hội về hình phạt tử hình và phá thai.

Trong thư trình bày quan điểm vào năm 2007 tại Hội nghị Thế giới phản đối án tử hình ở Paris, Vatican nói án tử hình "không chỉ là khước từ quyền được sống, mà còn sỉ nhục nhân phẩm".

Bức thư nói thêm các chính phủ có bổn phận bảo vệ công dân của mình. "Ngày nay thật sự khó mà biện minh cho việc" sử dụng hình phạt tử hình trong khi có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ khác, như tù chung thân.

Nó kéo theo nhiều nguy hiểm, trong đó có nguy cơ trừng phạt những người vô tội, góp phần tạo ra một "văn hóa bạo lực" và thể hiện "sự coi thường giáo huấn Phúc âm về lòng vị tha".

Thông cáo về vấn đề Ireland nói về chấp thuận phá thai khi tính mạng của người mẹ gặp nguy hiểm đưa ra quá muộn, và mất chất dưới cái ô của Diễn đàn Kitô hữu hiệp nhất quốc gia bao gồm các giáo phái Tin lành được công nhận cũng như Hội đồng Giám mục Công giáo.

Ra thông cáo ngay từ đầu cuộc tranh cãi có lẽ Giáo hội sẽ ở trong một trạng thái dễ chịu hơn.

Nhưng đó là thông cáo thích hợp và ôn hòa và nêu rõ giáo huấn xã hội của Giáo hội, trong đó ưu tiên tôn trọng sự sống là tặng phẩm Chúa ban, không phải để cho con người làm xáo trộn, chỉ để thỏa mãn nhu cầu cấp bách nào đó của thời đại.

Quan trọng nữa là thông cáo khuyên không nên chịu khuất phục trước áp lực xã hội lên nhóm người cùng tuổi, xu hướng xã hội hay các nhóm vận động có chung lợi ích.

Thinh lặng trong các thập niên gần đây về những vấn đề nhân phẩm, phát triển và giới tính đã nhanh chóng gạt Giáo hội chính thức, đặc biệt là Giáo hội Công giáo, ra bên lề xã hội.

Các học giả dòng Tên là những người tiên phong dùng tài liệu chứng minh tình trạng tản cư và tàn phá môi trường từ các đập nước lớn và nhà máy hạt nhân.

"Các ủy ban" của CBCI phụ trách công lý, hòa bình và phát triển tham dự các hội thảo và cố gắng giáo dục các giám mục và những người phản đối.

Tương tự, Giáo hội Công giáo Ấn Độ nằm trong số đầu tiên trong các tôn giáo có tổ chức đưa ra chính sách giới tính chính thức và luật giáo dục.

Cả hai văn kiện cách mạng này không chỉ không góp phần vào diễn đàn quốc gia, mà thậm chí hoàn toàn không được biết đến trong Giáo hội.

Hầu như không cần nhắc lại linh mục quản xứ bình thường và giáo dân không biết gì về lập trường của Giáo hội về những vấn đề này.

Giáo hội sợ sẽ bị bêu riếu là phản quốc nếu nói lên quan điểm về án tử hình nói chung và vụ treo cổ Kasab nói riêng, sẽ bị hiểu lầm, hay sẽ có phản ứng bạo lực chống lại Giáo hội, đặc biệt là ở các vùng xâu vùng xa vốn đã là nạn nhân bị ngược đãi tàn bạo chăng?

Nếu thế thì đã đến lúc Giáo hội phải bỏ đi nỗi lo sợ ám ảnh của mình, và chứng tỏ đứng vững trước chủ nghĩa dân tộc ghê tởm và cực đoan.

Điều này sẽ làm cho Giáo hội được đa số người trong quốc gia này kính trọng.

Giáo hội cần nhận ra rằng trong khi không nên ngạo mạn cho rằng kho chứa tất cả là đạo đức, sự can thiệp của Giáo hội quan trọng trong việc thành lập diễn đàn quốc gia, xã hội, chính trị và phát triển vì ủng hộ tất cả những gì là chân thật và chính trực và bênh vực những thường dân trong nước có tiếng nói nhưng yếu ớt trong các diễn đàn quan trọng.

John Dayal là tổng thư ký Hội đồng Kitô hữu toàn Ấn Độ và là thành viên Hội đồng Hội nhập quốc gia của chính phủ Ấn Độ
John Dayal từ Delhi India
ucanewsvietnam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | JCPenney Coupons