HẠT SẠN QUÁ LỚN CỦA MỤC VỤ ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN
Hẳn nhiên không cần phải nhiều lời, ai ai cũng cần có đối thoại, chia sẻ, hiệp nhất và yêu thương. Ai ai cũng mong mọi tôn giáo có thể đến với nhau, xích lại gần nhau. Thế nhưng, có khi cũng xem lại cung cách đối thoại, đặc biệt là liên tôn, là hội nhập văn hóa …
Về vấn đề hội nhập văn hóa và về ước muốn liên tôn, Giáo Hội Công Giáo là Giáo Hội phổ quát và tông truyền. Tôi ít học cũng như hiểu không sâu nhưng mãi mãi vẫn là một Giáo Hội tông truyền nghĩa là Giáo Hội được xây dựng trên nền tảng là các vị tông đồ và truyền lại cho mọi người.
Một số nhà thờ xem ra hội nhập văn hóa đó nhưng nhìn lại thì chẳng hội nhập chút nào cả mà còn phá cả cái văn hóa tốt đẹp vốn có của người Việt chúng ta.
Có nhà thờ, ngay trên mặt dựng của cung Thánh đã gắn bức phù điêu gọi là hội nhập văn hóa nhưng khi nhìn ra thì bức phù điêu đó là trống đồng Ngọc Lũ. Không cần nói nhiều thì ai ai cũng biết trên mặt trống đồng có hình ảnh giao hoan của con người. Không thể biện luận đó là trống đồng nào khác vì nguyên gốc của trống đồng Ngọc Lũ là như vậy.
Có nhà thờ cũng làm ra cái vẻ là hội nhập văn hóa là làm những cái mái mà văn hóa Việt Nam gọi là mái dình, mái chùa. Nhìn thì cũng đẹp đẹp nhưng xét cho bằng cùng thì nhà thờ ra nhà thờ, chùa ra chùa. Nhà thờ vẫn luôn mang trong mình dáng vẻ cao vút với tháp chuông sừng sững giữa trời bấy lâu nay vốn có bỗng dưng hội nhập bằng cách hạ độ cao và làm như cái chùa vậy.
Tiếng chiêng, tiếng mõ được dùng trong chùa nay cũng bị một số nhà thờ lạm dụng gọi là hội nhập văn hóa và sử dụng. Tiếng chuông mà từ ngày còn bé vẫn còn văng vẳng bên tai tôi cũng như tiếng lắc chuông trong Thánh Lễ cũng vậy. Ấy vậy mà một số nhà thờ đã dẹp đi cái chuông thân thương bằng tiếng mõ và tiếng cồng trầm buồn.
Nên nhớ rằng Thánh Lễ là hân hoan, là vui mừng để dâng lên Chúa chứ không phải Thánh Lễ là trầm buồn. Đỉnh cao của Thánh Lễ chính là bàn tiệc Thánh. Chúa vui với các môn đệ và cả lên đỉnh đồi thập giá Chúa cũng vui nên không thể nào thay bằng không khí trầm buồn với tiềng cồng chiên và mõ được.
Mới đây nhất, nhiều người giật mình nhận thấy một hạt sạn quá lớn của Ban Mục Vụ Đối Thoại Liên Tôn – TPG. TPHCM. Trong quyển lịch 2016 vừa xuất bản và vừa công khai biếu tặng mọi người đã làm cho nhiều người hết sức ngạc nhiên với hình Chúa Giêsu chịu nạn. Chúa Giêsu chịu nạn ở đây không được tựa trên cây thập giá như bao tượng chịu nạn khác cổ truyền của Giáo Hội mà lại là Chúa Giêsu ngồi thiền.
Hẳn nhiên như đã nói, hội nhập, liên tôn là tốt nhưng đâu phải cái gì cũng đưa vào Công Giáo.
Vẫn hiểu đây là sáng kiến, đây là hội nhập nhưng cũng cần phải để cho các đấng các bậc xem lại và đưa ra quyết định tốt nhất để khỏi gây hoang mang trong cộng đồng dân Chúa. Nếu không có những quyết định đúng đắn, không chừng bữa nào Ban Mục Đối Thoại Vụ Liên Tôn lại đưa ra hình Đức Mẹ La Vang thay vì tay bồng Chúa Giêsu lại cầm bình nước lồ ồ như Phật Bà Quan Âm thì khổ.
Vốn dĩ kém cõi, ít ăn ít học nhưng nhìn thấy tấm hình Chúa Giêsu chịu nạn mà ngồi thiền như vậy lòng tôi vẫn thấy có điều gì đó phản cảm.
Chỉ đưa ra suy nghĩ và thấy đây là hạt sạn lớn mà Ban Mục Vụ Đối Thoại Liên Tôn cùng các đấng các bậc trong Giáo Hội nên xem lại.
Về vấn đề hội nhập văn hóa và về ước muốn liên tôn, Giáo Hội Công Giáo là Giáo Hội phổ quát và tông truyền. Tôi ít học cũng như hiểu không sâu nhưng mãi mãi vẫn là một Giáo Hội tông truyền nghĩa là Giáo Hội được xây dựng trên nền tảng là các vị tông đồ và truyền lại cho mọi người.
Một số nhà thờ xem ra hội nhập văn hóa đó nhưng nhìn lại thì chẳng hội nhập chút nào cả mà còn phá cả cái văn hóa tốt đẹp vốn có của người Việt chúng ta.
Có nhà thờ, ngay trên mặt dựng của cung Thánh đã gắn bức phù điêu gọi là hội nhập văn hóa nhưng khi nhìn ra thì bức phù điêu đó là trống đồng Ngọc Lũ. Không cần nói nhiều thì ai ai cũng biết trên mặt trống đồng có hình ảnh giao hoan của con người. Không thể biện luận đó là trống đồng nào khác vì nguyên gốc của trống đồng Ngọc Lũ là như vậy.
Có nhà thờ cũng làm ra cái vẻ là hội nhập văn hóa là làm những cái mái mà văn hóa Việt Nam gọi là mái dình, mái chùa. Nhìn thì cũng đẹp đẹp nhưng xét cho bằng cùng thì nhà thờ ra nhà thờ, chùa ra chùa. Nhà thờ vẫn luôn mang trong mình dáng vẻ cao vút với tháp chuông sừng sững giữa trời bấy lâu nay vốn có bỗng dưng hội nhập bằng cách hạ độ cao và làm như cái chùa vậy.
Tiếng chiêng, tiếng mõ được dùng trong chùa nay cũng bị một số nhà thờ lạm dụng gọi là hội nhập văn hóa và sử dụng. Tiếng chuông mà từ ngày còn bé vẫn còn văng vẳng bên tai tôi cũng như tiếng lắc chuông trong Thánh Lễ cũng vậy. Ấy vậy mà một số nhà thờ đã dẹp đi cái chuông thân thương bằng tiếng mõ và tiếng cồng trầm buồn.
Nên nhớ rằng Thánh Lễ là hân hoan, là vui mừng để dâng lên Chúa chứ không phải Thánh Lễ là trầm buồn. Đỉnh cao của Thánh Lễ chính là bàn tiệc Thánh. Chúa vui với các môn đệ và cả lên đỉnh đồi thập giá Chúa cũng vui nên không thể nào thay bằng không khí trầm buồn với tiềng cồng chiên và mõ được.
Mới đây nhất, nhiều người giật mình nhận thấy một hạt sạn quá lớn của Ban Mục Vụ Đối Thoại Liên Tôn – TPG. TPHCM. Trong quyển lịch 2016 vừa xuất bản và vừa công khai biếu tặng mọi người đã làm cho nhiều người hết sức ngạc nhiên với hình Chúa Giêsu chịu nạn. Chúa Giêsu chịu nạn ở đây không được tựa trên cây thập giá như bao tượng chịu nạn khác cổ truyền của Giáo Hội mà lại là Chúa Giêsu ngồi thiền.
Hẳn nhiên như đã nói, hội nhập, liên tôn là tốt nhưng đâu phải cái gì cũng đưa vào Công Giáo.
Vẫn hiểu đây là sáng kiến, đây là hội nhập nhưng cũng cần phải để cho các đấng các bậc xem lại và đưa ra quyết định tốt nhất để khỏi gây hoang mang trong cộng đồng dân Chúa. Nếu không có những quyết định đúng đắn, không chừng bữa nào Ban Mục Đối Thoại Vụ Liên Tôn lại đưa ra hình Đức Mẹ La Vang thay vì tay bồng Chúa Giêsu lại cầm bình nước lồ ồ như Phật Bà Quan Âm thì khổ.
Vốn dĩ kém cõi, ít ăn ít học nhưng nhìn thấy tấm hình Chúa Giêsu chịu nạn mà ngồi thiền như vậy lòng tôi vẫn thấy có điều gì đó phản cảm.
Chỉ đưa ra suy nghĩ và thấy đây là hạt sạn lớn mà Ban Mục Vụ Đối Thoại Liên Tôn cùng các đấng các bậc trong Giáo Hội nên xem lại.
Judas II
Nguồn: https://www.facebook.com/mariagiuse.giesu.7
Đức Thánh Cha gởi trả lại Cây Thánh Giá lưỡi liềm ở đất nước Bolivia
Đức Thánh Cha gởi trả lại Cây Thánh Giá lưỡi liềm ở đất nước Bolivia
0 nhận xét:
Đăng nhận xét