Một trong số mười ngàn người tham dự vào cuộc Tuần Hành Bảo Vệ Sự Sống năm nay trên các đường phố Rôma, Mary Rathke đang là chứng nhân sống rằng những ai hoài thai vì hiếp dâm xứng đáng được sống, chứ không phải là phá thai.
“Nhiều người dùng lý do bị hiếp dâm này để chấp nhận việc phá thai”, người gốc Michigan nói trong một cuộc phỏng vấn với CNA vào ngày 10/05.
Rathke, 35 tuổi, đã được thụ thai khi mẹ cô đã bị hiếp dâm trên đường bà đi làm về.
“Họ nói rằng đó là một đứa bé do hiếp dâm mà có, đó là một đứa bé quái vật, và vì thế không ai muốn giữ đứa bé này”, cô nói.
“Tôi không phải là một đứa bé quái vật. Tôi không phải là đứa bé của kẻ hiếp dâm. Tôi là con của mẹ tôi, và tôi là con của Thiên Chúa tối cao, và tôi được tạo dựng nên theo hình ảnh Ngài”.
Cô Rathke, bây giờ là người hoạt động bảo vệ sự sống, là một trong số khoảng 40,000 người tham dự vào Cuộc Tuần Hành Bảo Vệ Sự Sống lần thứ tư của Rôma và lần thứ năm của Ý.
Cuộc tuần hành nằm nay, diễn ra vào Ngày Của Mẹ, tập trung vào chủ đề “Vì Sự Sống, Không Thoả Hiệp”.
Trong suốt bài diễn văn Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng hàng tuần trong ngày, Đức Giáo Hoàng đã chào các khách hành hương đang ở Rôma vì sự kiện này, nói rằng “Thật là quan trọng để cộng tác cùng nhau để cổ võ và bảo vệ sự sống”.
Đã kết hôn và có bốn con, cô Rathke hiện đang làm phó chủ tịch của Ban Giám Đốc Của Trung Tâm Đèn Hải Tiêu Chăm Sóc Niềm Hy Vọng Mang Thai, và chủ tịch của tổ chức HELPeople, INC.
Được nhận nuôi khi năm tuổi khi mà mẹ của cô, người đã phải chịu hội chứng tâm thần phân liệt, không có khả năng chăm sóc cô tiếp tục, Rathke đã trở nên mở ra với niềm tin của mình, và là một nhà hoạt động vì những người vô gia cư.
Cô đã khám phá ra cội nguồn của việc thụ thai của mình chỉ ba năm trước khi chồng của mẹ cô qua đời, dẫn đến một phát hiện là ông đã bảo vệ bà khi bị hiếp dâm.
Đáp trả lại, Rathke đã bắt đầu đi khắp thế giới để bảo vệ các trẻ em được sinh ra do hiếp dâm bởi luật pháp cho phép chúng bị loại bỏ như “một ngoại lệ”.
“Chúng tôi xứng đáng được sống”, cô nói.
Nhà cổ võ sự sống đã nói nhiều người phụ nữ bị buộc phải phá thai sau khi bị hiếp dâm, và sau này không thể sống với tội lỗi.
“Tôi đến để đại diện cho tất cả mọi người phụ nữ đang chịu đau khổ cách âm thầm vì họ bị hiếp dâm”, cô nói. “Khi họ thấy dấu chỉ của tôi, và khi họ nghe câu chuyện của tôi, họ sẽ đến và cám ơn tôi, và họ nói rằng họ sẽ không xấu hổ nữa, rằng họ cũng được tạo nên theo hình ảnh của Thiên Chúa”.
Là một đứa trẻ thụ thai trong vụ hiếp dâm, lời khuyên của cô dành cho phụ nữ đã phát hiện mình có thai sau những vụ tấn công như thế là việc phá thai sẽ không chữa lành nỗi đau của kinh nghiệm kinh hoàng của họ.
“Một cuộc phá thai sẽ không làm cho các ký ức về việc hiếp dâm biến mất”, Rathke nói.
“Một cuộc phá thai sẽ chỉ kết liễu sự sống của đứa bé. Con của bạn là nạn nhân, cũng giống như bạn thôi. Hãy cho đứa bé ấy sự sống”.
“Sự sống của đứa bé ấy thì đẹp đẽ, tuyệt vời, và không phải là một sự nhắc nhớ về tồi tệ về một điều tồi tệ... Thiên Chúa ban cho bạn một điều tốt lành để tiếp tục sau một cuộc gặp gỡ kinh khiếp như thế”.
Phá thai được hợp pháp tại Ý kể từ năm 1978. Kể từ đó, có hơn 6 triệu thai nhi người Ý đã bị phá bỏ.
Trong khi nhiều phụ nữ Ý đã phá thai đa phần là im lặng trước công chúng, một số đang bắt đầu lên tiếng – và Cuộc Tuần Hành Bảo Vệ Sự Sống được coi như là một lý do. Tại sự kiện năm 2015, ví dụ, hai người phụ nữ sau khi phá thai đã đưa ra lời chứng của họ về các kinh nghiệm của họ thế nào sau khi đã phá thai.
Phát ngôn viên của Cuộc Tuần Hành Bảo Vệ Sự sống Virginia Nunziante nói với CNA trước sự kiện là mặc dù là hơi khá bất thường đối với phụ nữ hậu phá thai lên tiếng, nhưng những chứng nhân này “giờ đây hiểu được tầm quan trọng của thông điệp này, cũng là để giúp những người phụ nữ trẻ khác”.
Sự kiện thường niên, một sự kiện đã theo đúng khuôn mẫu của Cuộc Tuần Hành Bảo Vệ Sự Sống của Hoa Kỳ tổ chức mỗi năm tại Thủ Đô Washington, đã lôi cuốn hàng ngàn người từ khắp thế giới về với đường phố Rôma. Một con số ước tính là khoảng 50,000 người tham dự cuộc tuần hành năm 2015.
Nuziante giải thích rằng tâm điểm của Cuộc Tuần Hành Bảo Vệ Sự Sống năm nay không chỉ là việc bảo vệ thai nhi chưa sinh, mà còn có ý là một chứng tá chống lại việc an tử, giải thích rằng Nước Ý đang nỗ lực để tiến hành hợp thức hoá vấn đề này.
Vào năm 2009, Ý có liên hệ sâu sắc đến một cuộc đấu tranh pháp lý khi cha của Eluana Englaro, một người phụ nữ đã sống 17 năm trong tình trạng thực vật, đã tìm cách gỡ bỏ ống truyền thực phẩm ra khỏi cô.
Nuziante giải thích rằng Cuộc Tuần Hành Bảo Vệ Sự Sống là một sự kiện quan trọng không chỉ đối với người Ý, mà còn ở cấp độ quốc tế.
“Toà Thánh được coi là một tiếng nói có trọng lượng ở tầm thế giới”, cô nói. “Đức Giáo Hoàng được coi như thế. Và đây là lý do vì sao tất cả mọi người đến Rôma này”.
Cuộc Tuần Hành Bảo Vệ Sự Sống năm nay quy tụ thậm chí còn đông đảo các đại diện phò sự sống hơn là trước đây, cô nói. “Họ hiểu rằng chúng tôi phải đưa ra một thông điệp mang tầm thế giới, và từ Rôma, thế giới trở nên ngày càng rộng hơn”.
Joseph C. Pham (Theo CNA)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét