HÃY SÁM HỐI VÀ TIN MỪNG

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

KHOA HỌC VÀ VẤN ĐỀ HIỆN HỮU CỦA CHÚA


Lm. Nguyễn Hồng Giáo, OFM

Vấn đềkhoa học và sự hiện hữu của Thượng Đế nằm trong khung cảnh rộng hơn của vấn đềkhoa học và niềm tin tôn giáo. Đã có một thời người ta giải quyết vấn đề mộtcách dứt khoát và có lợi hoàn toàn cho khoa học: đôi bên là thù địch không độitrời chung. Nhưng ngày nay chính khi khoa học phát triển tới mức thật kỳ diệumà càng lúc càng nhiều nhà khoa học lại “làm hòa” với tôngiáo vì họ ý thức hơn về các giới hạn của khoa học và phân biệt rõ ràng hơnphạm vi khoa học và phạm vi tôn giáo như hai cách tiếp cận thực tại khác nhausong đều cần thiết cho con người. Hơn nữa một số khoa học gia hiện đại còn chorằng chính khoa học, đặc biệt là khoa vật lý thiên văn và vật lý lượng tử lạiđưa con người đến gần Thượng Đế hơn.
I. Khi khoa học đắc thắng và cực quyền
Thờitrung cổ tây phương đã có môt nền văn hóa rực rỡ bên cạnh những mảng bóng tốikhông thể tránh khỏi. Nền văn hóa đó đượm đặc màu sắc Kitô giáo. Nhưng vàokhoảng cuối thế kỷ XIV lâu đài văn hóa này bắt đầu rạn nứt vì không còn đáp ứngđược những nhu cầu của thời đại mới nữa. Phong trào Phục Hưng ở thế kỷ XV đoạntuyệt hẳn với Trung cổ để quay về với cái gốc văn hóa “ngoại giáo”, Hy lạp và La Mã được coilà cao hơn văn hóa Kitô giáo. Ngay tên gọi “Trung cổ” (mediaaetas xuất hiện 1517) cũng hàm ý khinh bỉ rồi. Đó chẳng qua chỉ là một giaiđoạn nằm giữa, một cái gạch nối giữa Thượng cổ và Hiện đại (nova aetas, modernaaetas). Nhu cầu khao khát tự do, tự lập đã vùng lên chống lại sự khống chế củaquyền hành tôn giáo thời Trung cổ.
Mộtquan niệm mới về khoa học được đề xướng và tự khẳng định, với phương pháp thựcnghiệm thay cho phương pháp suy luận “siêu hình”(FrancisBacon, Galilei, thế kỷ XVI). Kể từ đó khoa học tiến những bước thật dài.
Thế kỷXVIII và XIX là hai thế kỷ khoa học đắc thắng. Đó là thời kỳ của ý thức hệ Tiếnbộ và chủ nghĩa khoa học vạn năng. Người ta tin rằng khoa học kỹ thuật sẽ giảiđáp được mọi bí ẩn của vũ trụ, giải quyết hết mọi vấn đề của con người, giúpcon người làm chủ hoàn toàn thiên nhiên và số phận của mình. Hạnh phúc nằm ởđầu tầm tay, trong một tương lai không còn xa. Năm 1885 nhà bác học người PhápBerthelot viết một câu nổi thiếng: “Thế giới ngàynay không còn gì bí nhiệm”.
Ngườita biểu lộ một niềm tin tuyệt đối vào khả năng vô hạn của Lý Trí. Thế kỷ XVIIIđã được mệnh danh là thế kỷ Ánh sáng. Ánh sáng đây là ánh sáng của Lý trí. ĐạiCách mạng Pháp năm 1789 đã thiết lập nền phụng tự Nữ thần Lý trí (culte de laDéesse Raison) thay thế mọi tế tự khác. Tôn giáo bị coi là phản khoa học, phảntiến bộ. Người ta đồng hóa tôn giáo với mê muội, phỉnh gạt, ngu dân. Đó là kẻthù phải kiên quyết chống lại nhân danh hạnh phúc của loài người. Chỉ có mộtchân lý duy nhất là chân lý khoa học. Ngoài ra chỉ là nhảm nhí. Khoa học đã trởthành cực quyền (Totalitaire).
II. Có phải khoa học tất yếu phải vô thần không?
Căn cứvào thực tế, có thể trả lời “không”. A. Eymieu trong cuốn: la part des croyants dans les progrès de la science (phầnđóng góp của người có tín ngưỡng vào tiến bộ khoa học, tome 2, Paris 1920), đãkhảo sát 432 nhà bác học thế kỷ XIX và cho biết 34 người không rõ thái độ, cònlại 389, thì 15 người dửng dưng, 357 người có tôn giáo và 16 người vô tôn giáo.
Tuynhiên cần lưu ý: ở đây tác giả Eymieu nói đến đóng góp của những người có tín ngưỡng chứ khôngđề cập đến vấn đề tôn giáo tự nó có đi đôi được với khoa học hay không? Nóicách khác ông không cho ta biết khi làm khoa học, 357 người có tôn giáo kia “làm gì” với tôn giáo của họ; có phải họ đưaniềm tin tôn giáo “cọ xát” mộtcách có phê phán với khoa học hay họ gác tôn giáo qua một bên? Do thái độ tự vệtiêu cực của giáo quyền trước những thách thức của tiến bộ khoa học (chẳng hạnthuyết Tiến Hóa) thời trước Công Đồng Vatican II, rất nhiều người Kitô hữu làmkhoa học thường thận trọng coi niềm tin tôn giáo là phạm vi riêng, bên cạnh phạm vi khoa học. Những người nỗ lựcđưa khoa học và đức tin hoà hợp với nhau đều bị Giáo Hội nghi kỵ.
Vậy câuhỏi nêu trên ở mục này vẫn còn y nguyên. Theo nguyên tắc mà nói thì khoa họckhông đương nhiên phải là vô thần bởi vì khoa học chỉ dừng lại và phải dừng lạitrong phạm vi các sự kiện và hiện tượng quan sát được mà thôi, không có quyềntự nó nói gì về giá trị và ý nghĩa là những điều thuộc phạm vi khác (luân lý,Triết học, tôn giáo…). Chế tạo bom hạt nhân, hoặc nhân bản một người như đãnhân bản con cừu Dolly là một chuyện khoa học kỹ thuật. Khoa học chỉ nói: tôi làm được hay không làm được, chứ không chobiết có “được làm” hay nênlàm không? Làm như thế có ý nghĩa gì? Tốt hay xấu, hữu ích hay có hại? Đấy lànhiệm vụ của Triết học và tôn giáo chẳng hạn. Tất nhiên một nhà khoa học vẫnthường có một chọn lựa, một câu trả lời cho những câu hỏi trên nhưng đó khôngcòn là trong tư cách của nhà khoa học nữa.
Khi aiđó khẳng định có một chủ nghĩa vô thần khoa học – nếu hiểu là vì khoa học nênphải vô thần, hoặc một nền vô thần đặt cơ sở chắc chắn trên khoa học – thì họđã bước ra khỏi phạm vi khoa học để vào phạm vi Triết học hay ý thức hệ rồi.
Ngườinào quả quyết rằng quan niệm vũ tru vĩnh cửu là một quan niệm khoa học, ngườiđó cũng đã kéo khoa học về phía mình một cách trái phép. Khẳng định “vũ trụ vĩnh cửu” hay ngược lại, khẳng định “vũ trụ đã được sáng tạo”, cả hai đều là những khẳngđịnh Siêu Hình Học (Triết học), ý thức hệ hay tôn giáo mà các nhà khoa học chânchính vẫn có thể chọn lựa theo tự do của họ. Nhà bác họa pháp Francois Jacobviết: “Có những nhà khoa học hoàn toàn đáng kínhtrọng, những nhà khoa học tài ba tin vào sự hiện hữu của Thượng Đế. Nhưng mộtlần nữa, điều này không dính dáng gì tới khoa học. Đó là một lãnh vựckhác”. (Trích theo: Christian Chabanis: Dieu existe – t – il?, Fayard, Paris 1973).
Khoahọc tự nó không là vô thần hay hữu thần. Khoa học luôn luôn trung lập. Khi bướcvào phòng thí nghiệm, một người có tín ngưỡng và một người vô thần hoàn toànnhư nhau; cả hai đều phải để lại bên ngoài mọi ý kiến, lập trường tôn giáo hoặcý thức hệ. Tuy nhiên chính vì thói quen chỉ giới hạn mình vào những điều quansát và kiểm chứng được, nhà khoa học có thể dần dần nghi ngờ tất cả những nhậnthức không phải là khoa học và chọn chủ nghĩa vô thần như một nguyên tắc làmkhoa học.
III. Giải thích khoa học và giải thích triết học
Giảithích là đi tìm nguyên nhân. Khoa học và Triết học đều đi tìm nguyên nhân.Nhưng giải thích khoa học không giống giải thích Triết học.
Giảithích Khoa học nhằm xác định những điều kiện xuất hiện và tan biến của một hiệntượng, một sự vật.
Ví dụ:Mưa.
Do đâucó mưa? Không phải thần thánh nào làm ra cả. Nhà khoa học giải thích được bằngnhững sự kiện thông thường:
Nóng –Hơi nước – Mây – Lạnh – Nước (mưa):  Khoa học
Ví dụkhác: Rỉ sét là do kim khí bị Oxy đốt cháy.
Như thếnhà khoa học đã trả lời câu hỏi: bởi đâu có mưa? Bởi đâu có hiện tượng rỉ sét?Ông đã tìm ra nguyên nhân. Song nguyên nhân ở đây nằm trên cùng một bình diệnvới hậu quả tức là cùng nằm trong trật tự của hiện tượng khả giác. Ông coi mưavà rỉ sét như những sự kiện cần phải tìm hiểu, thế thôi. Ông vận dụng tới mây,tới hơi nước, tới khí lạnh, tới Oxy như những sự kiện. Đến lượt các sự kiện nàycũng có thể được giải thích và được giải thích theo cách trên đây.
Tất cảnhững sự kiện đó đều giống nhau ở điểm chung là: chúng hiện hữu,chúng có. Sự hiện hữu của chúng làmột sự kiện mà khoa học chấp nhận, chứ không bận tâm và cũng chẳng phải bậntâm, vì phương pháp của ông không đòi buộc phải tìm nguyên nhân của sự hiệnhữu, nghĩa là do đâu mà chúng có? Đó là vấn đề của nhà Triết học. Một nhà khoahọc chỉ có thể giải thích vũ trụ này và các sự kiện trong vũ trụ xuất hiện nhưthế nào, chứ không thể quả quyết vũ trụ này là vĩnh cửu, tự hữu hay được sángtạo v.v… đó là phạm vi của Triết học, chứ không phải của khoa học.
Khinhìn vào toàn bộ vũ trụ, nhà Triết học tự hỏi: vũ trụ này có thực. Bởi đâu màcó? Giải thích siêu hình về một hữu thể là tìmcái lý hiện hữu cuối cùng của nó. Cái lý đó phải tất yếu, tất nhiên.
Khoahọc nói: thế giới hiện hữu thế này là vì đã hiện hữu như thế kia trong quá khứ.Đúng. Nhưng ta lại vẫn gặp thấy động từ “hiện hữu” mà khoahọc coi như sự kiện chứ không bận tâm giải thích. Hoặc có người nói: thế giớiđã có tự muôn đời. Như gắn liền từ muôn đời vào động từ “có” (hay hiện hữu)cũng không xóa bỏ được vấn đề nhà triết học nêu ra.
Một nhàhóa học sẽ nói: tôi lấy hai nguyên tử Hydro và một nguyên tử Oxy, nếu tôi đặtchúng lại với nhau trong những điều kiện thuận lợi, tôi sẽ có một phân tử Nước.Có một tổng hợp rồi đấy, mà chẳng cần tìm nguyên nhân nào khác để giải thích.
Đồng ý.Nhưng về phương diện Triết học, còn phải giải thích cái sự kiện là các nguyêntử Hydro và Oxy có khả năng phối hợp với nhau như thế. Đó không phải là một vấnđề nhỏ. Các yếu tố hóa chất có một khả năng phối hợp. Như thế vật chất khôngphải là một khối lộn xộn, hồ đồ, nhưng có một lý tính (rationalité), một nguyênlý tổ chức . Đó là điều phải suy nghĩ.
Ngườita nói rằng: khoa học giải thích một hậu quả nào đó đã xảy ra nhưthế nào, còn Triết học tìm hiểu tại sao một sự vật nào đó hiện hữu.
Trongkhoa học, danh từ “nguyên nhân” có hainghĩa: (khác với nghĩa của Siêu hình học)
a. Mộttiền đề cần thiết của một hiện tượng hoặc một điều kiện (ví dụ Mây là nguyênnhân của bóng rợp).
b. Mộttương quan không thay đổi giữa hai hiện tượng (tức là định luật khoa học). Vídụ: luật trọng lượng là nguyên nhân làm cho các vật rơi xuống.
Ta hãylấy một tỉ dụ mà chính Socrate ngồi trong tù đã trình bày với môn đệ (xem cuốnPhédon 17b và tiếp theo):
“Tại sao Socrate ngồi đây: thưa vì thân thể ông gồm có xương và bắp thịt.Xương thì cứng và gắn vào nhau thành khớp, còn bắp thịt thì có khả năng cogiãn, bắp thịt bám vào xương với thịt và da. Nhờ tính co giãn, các bắp thịt làmcho Socrate có thể co chân hay duỗi chân chẳng hạn. Bây giờ ông ngồi bó chânmột chỗ. Đó là nguyên nhân tại sao ông đang ngồi đây.
Bây giờ thử hỏi: tại sao Socrate đang đàm đạo với môn sinh? Người ta sẽ đưara những nguyên nhân tương tự. Họ sẽ nói: đó là tác động của âm thanh, của khôngkhí… nhưng đó chưa phải là những nguyên nhân thật.
Nguyên nhân thực là đây: bởi vì người Athènes xét rằng nên kết án Socrate,thì Socrate cũng xét là nên ngồi trong nhà tù này, nghĩa là ông cho rằng chịuđựng hình phạt họ quyết định cho ông, đó là điều phải. Vâng, Socrate biết rõ làbắp thịt ông, xương cốt ông cũng đã có thể đang ở bên xứ Mégare hoặc xứ Béotie,nếu ông xét đó là điều tốt nên làm, nếu ông không nghĩ rằng ở lại chấp nhậnhình phạt Nhà nước qui định vẫn còn tồt hơn là đào tẩu”. (Chú ý: các môn sinh đề nghị Socrate trốn sang các xứđó, nhưng ông đã từ chối).
Vậy khicác nhà khoa học đưa ra các điều kiện vật lý để trình bày sự xuất hiện của cáchiện tượng (ví dụ: sự Sống, sự Chết v.v…) thì đó chưa phải là tìm nguyên nhânđích thực.
 Socratenói tiếp:
“Gọi những yếu tố như nước, khí, gân cốt… là nguyên nhân thì không có chiđiên rồ bằng! Người ta sẽ hỏi lại câu: Nếu không có xương, không có bắp thịt vàmọi thứ khác tôi có liệu tôi có thực hiện các ý định của mình được chăng? Đồngý là không. Nhưng bảo rằng chính vì đó mà tôi làm điều tôi làm, thiết tưởng cólẽ là sử dụng ngôn ngữ cách quá tự do. Như thế là không phân biệt được hai điềukhác nhau: thật vậy, nguyên nhân đích thực là một việc, còn cái màkhông có nó nguyên nhân sẽ chẳng bao giờ làm nguyên nhân được, lại là một việckhác” (sđd. 99 a-b).
Chúngta phải nhớ rõ những điều trên đây, vì các chứng cớ về Thiên Chúa hiện hữuthường kết luận: Thiên Chúa là nguyên nhân của vạn vật.
IV. Khoa học và vấn đề Thượng Đế hiện hữu
Trênđây đã cho thấy rằng vấn đề có Thượng Đế hay không có Thượng Đế nằm ngoài đốitượng và phương pháp khoa học.
Khoahọc với kính hiển vi hoặc kính nhìn xa không khám phá ra Thượng Đế một cáchtrực tiếp. Ngài không hiển nhiên trong vũ trụ này cũng như nhà kỹ sư chế tạo rachiếc máy, không đích thân có mặt trong cái máy ấy. Vậy không có chứng cớ khoahọc về Thượng Đế hiện hữu. Muốn có những chứng cớ như thế, Thượng Đế phải thuộcvề cùng một trật tự với các hiện tượng, các sự kiện tự nhiên. Nhà phi hành vũtrụ có bay cao bao nhiêu đi nữa và có dùng máy ảnh tinh vi đến mấy đi nữa cũngkhông chụp được hình Thượng Đế. Ngài không bay lơ lững giữa các ngôi sao!
Nhưngnếu không thể dùng khoa học để trực tiếp chứng minh có Thượng Đế, thì ngược lạicũng không thể dùng khoa học để trực tiếp chứng minh là không có Thượng Đế.Việc tin hay không tin có Thượng Đế không phải là kết luận hay hậu quả trựctiếp của khoa học. (Có thể xem thêm bài của: Cao Xuân Hạo – Trần Ngọc Định,trong Kiến thức ngày nay, số 113(1993), tr. 26).
Nói thếkhông có nghĩa là khoa học không thể có tác động nào trên niềm tin tôn giáo nóichung và niềm tin vào Thượng Đế nói riêng. Tác động tiêu cực, dẫn đến vô thầnhay thuyết bất khả tri (Agnosticisme) thì đã rõ, nhưng cả tác động tích cực dẫnđưa tới niềm tin đó nữa. Dường như có thể nói rằng khoa học hiện đại đặt ranhững vấn đề có tính Triết học “có lợi” cho niềm tin tôn giáo.
Chẳnghạn trong ngành sinh vật học. Sự tổ chức ngày càng phức tạp đưa tới sự sốngchứng tỏ một chiều hướng của Tiến hóa. Khoa học chỉ ghi nhận, quan sát, mô tả,tìm ra quy luật. Nhưng trên bình diện khác, một nhà khoa học vẫn có thể nêu câuhỏi: sự tiến hóa đó do bởi đâu? Nó có ý nghĩa gì không?… Ta hãy nghe lời thúnhận thành thực của nhà bác học nổi tiếng Jean Rostand thuộc viện Hàn lâm Pháp:
“Về vấn đề Ngẫu nhiên, tôi cứ nói đi nói lại là không thể nào mà ngẫu nhiênphối hợp các nguyên tử lại được. Nhưng nếu không phải là Ngẫu nhiên thì là cáigì? Một chuỗi những câu hỏi lôi kéo nhau đến, bao giờ cũng là những câu hỏi ấy.Tôi nhẩm đi nhẩm lại, tôi bị ám ảnh. – Vâng, tôi bị ám ảnh nếu không phải bởiThượng Đế thì ít ra là bởi “cái – không – Thượng Đế”. Ông tiếp: “vấn đề cuộcsống: tôi không thể không nói với anh rằng tôi khắc khoải khôn nguôi về nó. Đólà một vấn đề kinh khủng, nhưng tôi không thấy rõ nó lôi kéo theo ý tưởng vềThượng Đế ở chỗ nào”. Rostand đã từ chối chọnlựa:
“Tôi đã từ chối chọn lựa giữa hai vế: (hoặc là) Ngẫu nhiên và (hoặc là)Thượng Đế. Có cái gì giữa hai vế đó không? Rất tiếc là tôi không thể tưởngtượng ra được cái gì khác hơn là Ngẫu nhiên. Nhưng về phương diện sinh vật học,tôi thấy là khó cắt nghĩa bằng Ngẫu nhiên cho dù chỉ là một bông hoa thôi.Chúng ta thiếu một cái gì đó”. (Tríchtheo Christian Chabaris, sđd).
Có thểnói khoa học đã dẫn Jean Rostand đến gần với Thượng Đế, nhưng ông đã không làmmột chọn lựa cuối cùng (vâng, chỉ là một chọn lựa tự do) để tin nhận Thượng Đế.Dù sao ông đã thành thực một cách đáng kính phục.
Đối vớitrịnh Xuân Thuận thì khác[1]. Làmột nhà vật lý thiên văn nổi tiếng hiện làm việc ở Mỹ, ông theo thuyết vũ trụbành trướng từ vụ nổ khởi thuỷ cách nay khoảng 15 tỷ năm (thuyết Big – Bang).
Tất cảbắt đầu từ đó, khi “vật chất” chưahình thành (nếu nói được như thế), chưa được xác định, dần dần đưa tới vật chấtcó sự sống (cách nay khoảng 4 tỷ năm) và con người có ý thức và tự do (homosapiens, khoảng 100 ngàn năm). Như Rostand trên một lãnh vực khác, Trịnh Xuânthuận cũng nêu câu hỏi: sự tiến hóa của vũ trụ là ngẫu nhiên hay tất yếu? Nóicách khác sự phát triển đó có một ý nghĩa không, hay chỉ là tình cờ, nghĩa làphi lý (absurde)?
Theoông, câu trả lời cần phải bao hàm được cả hai mặt của cuộc tiến hóa của vũ trụ: một đàng là tất yếu, nghĩa là tuân theo nhữngđịnh luật nhất định (chẳng hạn, chỉ cần khối cầu lửa khởi thủy bớt nóng hơn mộtchút so với độ nóng thực thụ của nó đã có, là sự phát triển đã có thể đi theomột ngã khác với ngày nay), đàng khác là “bất tất”, bằngchứng là sự sáng tạo trong sinh giới (lịch sử), ngẫu nhiên trong tự nhiên (vídụ loài khủng long đã biến mất do một tiểu hành tinh va vào trái đất) và tínhbất định trong vật lý lượng tử. Khoa vật lý cổ điển của Newton coi vũ trụ nhưmột cỗ máy vận hành một cách cứng nhắc, nên chỉ giải thích được một mặt củathực tại (tất yếu, tất định), trong lúc đó sự tiến triển của vũ trụ “bao hàm một tác động qua lại, tinh vi giữa “tất yếu” (cácđịnh luật vật lý) và “ngẫu nhiên” (ngẫunhiên hiểu rộng ra là bất tất)”.
Vậy vềphương diện thuần túy khoa học không thể chọn lựa giữa Tất yếu và Bất tất, giữaphát triển “mù quáng” và pháttriển có ý nghĩa, có ý thức.
TrịnhXuân Thuận loại trừ lập trường cho rằng vũ trụ đã phát triển như ngày nay làhoàn toàn do tình cờ. Muốn bảo vệ cách giải thích này, người ta tưởng tượng ravô số những vũ trụ song song, một trong số những vũ trụ đó (là vũ trụ chúng ta)đã tình cờ trúng số độc đắc… Nhưng, ông Thuận nói, đưa ra một giả thuyết khoahọc mà không một quan sát nào cho phép xác nhận là một điều không thuyết phục.
Đối vớinhà vật lý thiên văn này, có một cái gì cao hơn cái tất yếu (các định luật vậtlý) và cái bất tất, để chi phối toàn bộ sự phát triển của vũ trụ một cách ýthức và do đó có ý nghĩa. Ông nói: “…Tôi không thểnghĩ rằng sự hài hòa, sự đối xứng, tính thống nhất và vẻ đẹp mà chúng ta nhậnthấy trong thế giới – từ những đường viền tinh vi của một bông hồng đến cấutrúc hùng vĩ của các thiên hà – (…) lại chỉ là do may rủi. Nếu chúng ta chấpnhận giả thuyết về một vũ trụ duy nhất tức là vũ trụ chúng ta, tôi tin rằngchúng ta phải giả định rằng có một nguyên nhân đầu tiên đã điều chỉnh vũ trụngay từ đầu để nó ý thức được về chính mình” (bài đãdẫn) – ý nói: để con người xuất hiện, có khả năng suy tư về vũ trụ.
TrịnhXuân Thuận biết rõ đây là lập trường chủ quan của ông nhưng lập trường này làhợp lý, nghĩa là nằm trong chiều hướng mà khoa học đã mở ra một cách logic.
Ôngkhông phải là một tín đồ Kitô giáo nên không “kết luận” nguyênnhân đầu tiên là Thượng Đế, điều mà một nhà khoa học như linh mục Teilhard deChardin đã không ngần ngại làm.
Khoahọc có thể đưa người ta đến với Thượng Đế.

[1] La mélodie de l’espace, trong L’Express, số 2431 ngày 05-02-1998.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | JCPenney Coupons