HÃY SÁM HỐI VÀ TIN MỪNG

Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

LỊCH SỬ SỰ THẬT CỦA THƯỢNG HỘI ĐỒNG

 
 
Bài của Sandro Magister

Nhiều khuôn mẫu suy tư mới về ly dị và đồng tính nay đã thành hình trong hàng giáo phẩm cao cấp nhất của Giáo hội. Chưa có một quyết định chung cuộc nào, nhưng giáo hoàng Phanxicô có đủ sức để nhẫn nại. Một sử gia người Mỹ phản bác các ý tưởng của tờ “La Civiltà Cattolica.”
 
ROMA, ngày 17 tháng Mười năm 2014 – “Tinh thần Công đồng đang bộc phát trở lại.” đức hồng y Luis Antonio G. Tagle, người Phi, đã nói như thế. Ngài là một ngôi sao đang nổi lên trong hàng giám mục toàn thế giới, cũng như là một sử gia về Công Đồng Vaticanô đê Nhị. Mà quả đúng như vậy. Vào lúc thượng hội đồng sắp kết thúc, có nhiều yếu tố chung với những gì đã xảy ra trong biến cố vĩ đại này.
Sự giống nhau nổi bật nhất là khoảng cách giữa thượng hội đồng thật sự, và cái thượng hội đồng biểu kiến do báo chí vẽ nên.
Nhưng thậm chí còn có một sự giống nhau căn bản hơn. Trong Công Đồng Vaticanô đệ Nhị và và trong thượng hội đồng này, những thay đổi trong khuôn mẫu suy tư đều là kết quả của một sự phối hợp rất chu đáo. Vai chính trong Công Đồng Vaticanô đệ Nhị, cha Giuseppe Dossetti, – một nhà chiến lược tài tình trong bốn nhà điều hợp chủ chốt nắm quyền điều khiển cả một guồng máy công đồng – đã đảm nhận công việc này cách hãnh diện. Ngài nói ngài đã “thay đổi số phận của Công Đồng” (*) nhờ vào khả năng lèo lái cử toạ, đã có được nhờ kinh nghiệm chính trị trước đó, khi ngài còn là lãnh đạo một đảng lỗi lạc nhất của Ý.
Việc tương tự cũng xảy ra tại thượng hội đồng này. Cả sự cởi mở cho phép người ly dị và tái hôn bên dân sự được rước lễ - và như vậy là chấp nhận việc tái hôn về mặt Giáo hội – cũng như việc bắt đầu thay đổi khuôn mẫu suy tư về vấn đề đồng tính luyến ái, có mặt trong “Relatio post disceptationem - bản phúc trình sau thảo luận” hẳn sẽ không thể nào xảy ra được, nếu không có một loạt các bước đã được tính toán rất kỹ càng do những người đã và đang nắm quyền điều khiển các tiến trình.
Để hiểu được chuyện này, chỉ cần duyệt lại các giai đoạn dẫn đến kết quả ngày nay, cho dù giai đoạn kết thúc tạm thời của thượng hội đồng - sẽ còn phải chờ xem - vẫn chưa đạt được như ý các người lãnh đạo mong muốn.
Ngôi sao trong các màn đầu tiên này là chính giáo hoàng Phanxicô.
Vào ngày 28 tháng Bẩy. năm 2013, trong buổi họp báo trên chuyến bay sau cuộc tông du tại Brazil trở về Roma, ngài đưa ra hai tín hiệu gây chấn động mãnh liệt và lâu dài trên dư luận quần chúng.
Tín hiệu đầu tiên về việc đối xử với những người đồng tính:
Nếu một người đồng tính mà thiện chí và tìm kiếm Thiên Chúa, thì tôi là ai mà phán xét anh ta?
Tín hiệu thứ hai về chuyện chấp nhận việc tái hôn.
Nhưng - xin mở một dấu ngoặc - người Chính Thống có một tập tính khác. Họ theo một nền thần học mà họ gọi là ‘oikonomia- nhiệm cục Cứu rỗi’, và họ cho một cơ hội thứ hai [để kết hôn]. Nhưng tôi tin rằng vấn đề này – và đến đây tôi đóng dấu ngoặc – phải được tìm hiểu trong bối cảnh của mục vụ hôn nhân.
Tiếp sau đó, vào tháng Mười năm 2013 có cuộc triệu tập một thượng hội đồng bàn về gia đình. Đây là thượng hội đồng đầu tiên trong một loạt gồm hai thượng hội đồng bàn về cùng một đề tài trong khoảng thời gian một năm, với các quyết định được hoãn lại cho đến sau thượng hội đồng lần tới. Để làm tổng thư ký cho một kiểu thượng hội đồng thường xuyên và kéo dài như thế, giáo hoàng đã bổ nhiệm một hồng y mới, Lorenzo Baldisseri, một người không hề có kinh nghiệm trong lãnh vực này, nhưng lại rất thân cận với mình.
Bên cạnh vị này, ngài còn đặt làm thư ký riêng, giám mục Bruno Forte, một nhà thần học. Bruno đã là người ủng hộ hàng đầu cho lối tiếp cận thần học và mục vụ đã được Carlo Martini, vị hồng y dòng Tên, làm áng sáng soi đường dẫn lối. Lối tiếp cận này đã gặp những người chống đối kịch liệt nhất, trước tiên là đức Gioan Phaolô đệ Nhị, và sau đó là đức Biển Đức XVI: Đây là lối tiếp cận minh nhiên mở rộng để chấp nhận thay đổi Giáo huấn Giáo hội trong lãnh vực tính dục.
Việc công bố họp thượng hội đồng đi kèm với việc gửi ra khắp thế giới một bản các câu hỏi đặc biệt về những vấn đề gây tranh cãi nhất, gồm có việc cho người ly dị rước lễ và các vụ hôn nhân đồng tính.
Nhờ vào bản câu hỏi này – kèm theo việc cố ý công bố các câu trả lời của một vài hội đồng giám mục nói tiếng Đức – công luận hẳn nhận thấy được rằng đây là những câu hỏi được xem như “cởi mở” không chỉ trong lý thuyết mà còn trong thực hành nữa.
Ví dụ, chứng cớ của việc đột phá phóng lên trước đến từ tổng giáo phận Freiburg ở Đức, đứng đầu là Robert Zollitsch, chủ tịch hội đồng giám mục Đức. Trong một tài liệu từ một trong các văn phòng mục vụ của mình, ngài đã khuyến khích những người ly dị và tái hôn lên rước lễ, chỉ dựa trên cái căn bản đơn giản là “quyết định tùy theo lương tâm.”
Ngày 23 tháng Mười, 2013, từ Roma, bộ trưởng bộ giáo lý đức tin, hồng y Gerhard L. Müller, phản ứng lại bằng cách đăng trên tờ “L'Osservatore Romano” một bài viết ngài đã công bố tại Đức bốn tháng trước, tái khắng định và giải thích tại sao phải cấm chịu lễ.
Nhưng lời ngài kêu gọi toà tổng giám mục Freiburg rút lại tài liệu ấy không đưa lại kết quả gì. Mà ngược lại, cả hồng y Reinhard Marx, người Đức, và hồng y Óscar Rodríguez Maradiaga, người Honduras, với lời lẽ thẳng thừng hơn, đã chỉ trích Müller, đã “tự phụ” cắt đứt đối thoại về vấn đề này. Cả hai vị, Marx và Maradiaga, đều thuộc hội đồng tám vị hồng y được giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm để giúp ngài trong vịệc điều hành giáo hội hoàn vũ.
Giáo hoàng đã không lên tiếng để ủng hộ Müller.
Vào các ngày 20 và 21 tháng Hai năm 2013, các hồng y họp mật nghị tại Roma. Giáo hoàng Phanxicô yêu cầu các ngài bàn luận về gia đình và ủy nhiệm bài diễn văn dẫn nhập cho hồng y Walter Kasper. Vào đầu thập niên 1970, Kasper là người ủng hộ năng nổ cho việc hủy bỏ luật cấm người tái hôn rước lễ. Nhưng lúc đó, Kasper đã bị đức Gioan Phaolô đệ Nhị và Joseph Ratzinger đánh bại.
Trong cuộc mật nghị, phòng họp với cửa khóa kín, Kasper đã hồi sinh mọi ý tưởng của mình. Nhiều hồng y đã chống lại ngài, nhưng đức Phanxicô lại đồng thuận với ngài bằng những lời ca tụng nồng nhiệt nhất. Sau đó, Kasper cho biết ngài đã “phối hợp” với đức giáo hoàng trong đề nghị của mình.
Hơn thế nữa, khác với các hồng y khác, Kasper còn để cho đức giáo hoàng được ưu tiên phá vỡ màn bí mật về những điều mình phát biểu trong cuộc mật nghị. Khi phát biểu của mình bất ngờ xuất hiện hôm mồng Một tháng Ba trên tờ báo Ý “Il Foglio”, nó đã được chuẩn bị để đem in do nhà xuất bản Queriniana. Bài báo đã gây được tiếng vang rất lớn.
Đầu mùa xuân, để quân bình lại ảnh hưởng của các đề nghị do Kasper đưa ra, bộ giáo lý đức tin dự tính phổ biến trên tờ “L'Osservatore Romano” một bài chống lại do môt hồng y nổi tiếng viết.
Nhưng giáo hoàng không đồng ý cho công bố bản văn này.
Tuy vậy, ý kiến của Kasper đã là đối tượng phê bình nghiêm khắc và cặn kẽ của một số đông các hồng y. Các ngài đã đồng loạt liên tục lên tiếng qua nhiều phương tiện truyền thông khác nhau. Ngay trước ngày khai mạc thượng hội đồng, năm trong số các vị hồng y này đã công bố các phát biểu của mình qua một cuốn sách, có in kèm các bài khảo cứu của các học giả khác, và bài của một vị giáo phẩm hàng đầu trong giáo triều, một tổng giám mục dòng Tên, chuyên gia về các tập tục hôn nhân của các Giáo hội Đông phương. Kasper, với sự đồng loã rộng rãi của báo chí, than phiền rằng việc phát hành cuốn sách là một sự công kích nhắm vào giáo hoàng.
Vào ngày mồng Năm tháng Mười, thượng hội đồng khai mạc. Khác với trong quá khứ, các phát biểu trong cuộc họp không được công bố. Hồng y Müller phản đối cấm đoán này. Nhưng chỉ hoài công. Ngài nói, đây lại thêm một bằng chứng cho thấy “tôi không phải là một trong những người điều hành.”
Trung tâm điều hành thượng hội đồng gồm có vị tổng thư ký, các vị thư ký đặc biệt, Baldisseri và Forte. Nhưng bên cạnh các vị này, giáo hoàng đã đặt những người ngài đã đích thân chọn lựa , làm những người phác thảo sứ điệp và bản “Relatio - Phúc trình” cuối cùng. Tất cả những vị này đều thuộc về “phe” ủng hộ thay đổi, dẫn đầu là Víctor Manuel Fernández, người viết thuê mà giáo hoàng tin tưởng, tổng giám mục và viện trưởng đại học Công giáo của Buenos Aires.
Sự kiện cho thấy đây chính là buồng lái của thượng hội đồng đã trở thành thật hiển nhiên rõ ràng vào thứ Hai, ngày 13 tháng Mười, khi trước 200 nhà báo đến từ khắp nơi trên thế giới, vị hồng y được ủy nhiệm, vốn được coi là tác giả chính của “Relatio post disceptationem - Bản phúc trình sau thảo luận”, hồng y Péter Erdõ, người Hungari, bị chất vấn về đoạn đề cập đến đồng tính luyến ái, ngài đã từ chối trả lời và nhường sân khấu cho Forte, nói rằng: “Người viết ra đoạn này hẳn sẽ biết phải nói gì.
Khi được yêu cầu làm sáng tỏ ý nghĩa các đoạn văn nói về hôn nhân đồng tính, xem chúng có thể được hiểu như một thay đổi tận căn trong Giáo huấn Giáo hội về vấn đề này hay không, một lần nữa hồng y Erdõ vừa trả lời: “Chắc chắn thế,” mà cũng vừa biểu lộ sự bất đồng tình của mình.
Quả vậy, những đoạn này không phản ảnh một chiều hướng được đa số đáng kể các nghị phụ chấp nhận – như người ta có cảm tưởng khi đọc bản phúc trình – mà chỉ là những điều được không nhiều hơn hai vị trong số gần hai trăm vị, nói ra, đặc biệt do Antonio Spadaro, dòng Tên, giám đốc tờ “La Civiltà Cattolica,” được đích thân giáo hoàng Phanxicô đề cử làm một thành viên thượng hội đồng.
Hôm thứ Ba, ngày 14 tháng Mười, trong một cuộc họp báo, hồng y Wilfrid Napier, Nam Phi, tố cáo bằng những lời lẽ gay gắt hậu qủa của thủ đoạn quanh co Forte đã dùng để chêm thêm những đoạn gây sóng gió ấy vào “Bản Phúc trình.” Ngài nói, những đoạn này đã đặt Giáo hội vào tình trạng “irredeemable- không thể cứu vãn được” và không lối thoát. Vì bây giờ “sứ điệp đã được công bố ra: Đây là điều thượng hội đồng đã nói, đây là điều Giáo hội Công giáo đã tuyên bố. Dẫu chúng ta có cố sữa chữa điều đó như thế nào, những gì chúng ta nói ra sau này, sẽ như chúng ta đang cố ngăn chặn bớt những thiệt hại.
Thực ra, trong cả mười nhóm ngôn ngữ các nghị phụ sử dụng để tranh luận, bản Phúc Trình đã biến thành đối tượng cho một cuộc tàn sát. Bắt đầu với phần ngôn từ được sử dụng, bản Phúc trinh được đánh giá là “rườm rà, dông dài, lắm lời, nên nhàm chán” theo lời nhận định của báo cáo viên nhóm “Gallicus B” nói tiếng Pháp, đã phê bình không chút thương xót, - và như thế nội dung của bản phúc trình cũng bị cho là mơ hồ và tối nghĩa - mặc dầu nhóm này có hai vị quán quân dùng ngôn ngữ này, hai hồng y Christoph Schönborn và Godfried Danneels.
Khi thượng hội đồng làm việc lại hôm thứ Năm, ngày 16 tháng Mười, Baldisseri, vị tổng thư ký, có giáo hoàng bên cạnh, đã tuyên bố các bản phúc trình của mười nhóm sẽ không được công bố. Thế là phản đối rầm rộ nổi lên. Hồng y George Pell, người Úc, với thể lực và tính khí của một cầu thủ rugbi, đã là người kiên trì nhất trong việc đòi hỏi công bố các bản văn. Baldisseri chịu thua. Cùng ngày đó, giáo hoàng Phanxicô bị bó buộc phải mở rộng nhóm các vị phụ trách soạn thảo bản phúc trình chung cuộc, thêm Denis J. Hart, tổng giám mục Melbourne, và hơn ai hết , thêm hồng y Napier, Nam Phi, người năng nổ đấu tranh nhất.
Tuy nhiên, Napier là người đã thấy ra được cách chính xác nhất. Vì bất kể kết cục thượng hội đồng sẽ như thế nào, cố ý tránh tất cả các kết luận, các nhà điều hành đã đạt được kết quả hằng mong muốn ở mức tối đa.
Quả vậy, cuộc tranh luận mới, bàn về canh tân trong vấn đề đồng tính luyến ái cũng như ly dị và tái hôn, thông tri cho giới báo chí, còn đáng giá hơn sự thuận tình các nghị phụ dành cho các đề nghị của Kasper hay Spadaro.
Cuộc chiến còn kéo dài một thời gian lâu nữa. Nhưng giáo hoàng Phanxicô có tính nhẫn nại. Trong thông điệp “Evangelii Gaudium” ngài đã viết “thời gian rộng lớn hơn không gian.”
 * Khi lèo lái thượng hội đồng về hướng cho phép những người ly dị và tái hôn được chịu lễ, tờ “La Civiltà Cattolica” đã đặc biệt tỏ ra mình rất mạnh dạn, trong việc công bố một bài viết, theo đó, tờ báo cho rằng chính Công đồng Trentô đã mở ra một lối thoát theo chiều hướng này:
Tờ “La Civiltà Cattolica” được cha Antonio Spadaro, dòng Tên điều hành, và mỗi số báo được in ra sau khi được kiểm duyệt và chấp thuận bởi thẩm quyền cao nhất ở Vatican, trong trường hợp này, dễ đoán ra là với sự “placet - đồng ý” của chính cá nhân đức giáo hoàng, người mà cha Spadaro có mối tưong quan rất thân tình và tin cẩn.
Nhưng, xét về phương diện lịch sử, quan điểm cho rằng công đồng Trentô đã là nguồn tiên phong cho tính cách cởi mở của triều giáo hoàng của Jorge Mario Bergoglio trong vấn đề hôn nhân và ly dị, có nền tảng chắc chắn đến đâu?
Sau đây là bài phản bác lại bài viết trong tờ “La Civiltà Cattolica.” Tác giả bài viết là giáo sư thần học luân lý tại chủng viện thần học thánh Gioan Vianney tại Denver, Mỹ. Ngài đã thấu đáo rành rẽ về các tiến trình của Công đồng Trentô liên quan đến hôn nhân. 
Nguyễn Đức Khang quetroi.net

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | JCPenney Coupons