Bài của Sandro Magister
Trong thượng hội đồng, không có thoả thuận về vấn
đề đồng tính luyến ái và ly dị, nhưng chung cuộc chính đức giáo hoàng sẽ
quyết định. Và ngài đã có sẵn trong đầu những thay đổi ngài muốn đưa
ra, hay đúng hơn, ngài đã từng thực hiện. Một nhận định của Paul Anthony
McGavin.
ROMA, ngày 24 tháng Mười năm 2014 – Nói rằng đức Phanxicô im
tiếng trong suốt hai tuần thượng hội đồng là không đúng. Trong các bài
giảng Lễ Sáng tại cư xá Saint Martha, hằng ngày ngài đập tơi tả những
người nhiệt thành với truyền thống, những người chồng chất các gánh nặng
không kham nổi lên vai người khác, những người chỉ biết những điều chắc
chắn mà không hề có sự nghi ngờ. Họ cũng chính là những kẻ ngài đả kích
trong bài diễn văn bế mạc nói với các nghị phụ.
Vị giáo hoàng này có mọi điều, trừ sự vô tư. Ngài muốn thượng hội
đồng hướng hàng giáo phẩm Công giáo đến một quan điểm mới về ly dị và
đồng tính luyến ái. Và ngài đã thành công, bất kể số phiếu ít ỏi đồng
thuận với việc thay đổi diễn tiến, sau hai tuần tranh luận sôi nổi.
Dẫu sao ngài sẽ là người đưa ra quyết định chung cuộc. Ngài đã
nhắc như thế cho các hồng y và giám mục, những vị nào còn có chút nghi
ngờ. Để nhắc cho các ngài nhớ về “quyền tối thượng, trọn vẹn, trực tiếp và có tính cách hoàn vũ” của mình, ngài mang theo ra trận không chỉ một vài đoạn chọn lọc trong “Lumen Gentium,” mà còn các khoản luật vững-chắc-như-đá-tảng của bộ giáo luật.
Về việc chịu lễ của người ly dị và tái hôn, người ta đã biết giáo
hoàng nghĩ gì rồi. Khi còn là tổng giám mục Buenos Aires, ngài cho phép
các “curas villeros,” các linh mục được sai đến vùng ngoại vi,
cho mọi người được chịu lễ, mặc dầu có đến bốn phần năm các cặp sống
chung mà không hề cưới xin. Trong tư cách giáo hoàng, qua điện thoại và
thư từ, ngài không ngại khuyến khích vài tín hữu đã tái hôn, cứ lên rước
lễ ngay lập tức mà không chút bận tâm nào, kể cả khi không hề có “những cách thức thống hối dưới sự hướng dẫn của giám mục điạ phận”
như một vài vị đã đề nghị trong thượng hội đồng, và ngài cũng chẳng hề
đưa ra lời phủ nhận nào về các hành vi đó khi tin tức nói về những việc
đó được tung ra.
Đấy là một trong những cách đức Jorge Mario Bergoglio thi hành
quyền tuyệt đối của mình trong tư thế là Đầu của Giáo hội. Và khi ngài
đẩy toàn bộ hàng giáo phẩm Công giáo đi theo mình trên con đường ấy,
ngài biết rất rõ rằng, việc cho người ly dị và tái hôn rước lễ, tuy chỉ
là một số không đáng kể, lại là một lối thoát cho hằng hà sa số những
thay đổi tổng quát hơn và tận căn hơn, dẫn đến “khả năng cho một cuộc hôn nhân thứ hai,”
với hậu quả là việc tiêu hôn của cuộc hôn nhân thứ nhất, như đã được
chấp nhận trong Giáo hội Chính Thống Đông phương, và như chính ngài, đức
Phanxicô, chỉ ít lâu sau khi được bầu lên làm giáo hoàng, đã nói rằng
việc ấy “còn phải được nghiên cứu” trong Giáo hội Công giáo cũng như “trong ngữ cảnh của việc chăm sóc mục vụ hôn nhân.”
Vào tháng Bẩy năm 2013, đức giáo hoàng công bố những chủ đích ấy.
Nhưng trong chính cuộc phỏng vấn trên chuyến bay trở về từ Ba tây, ngài
cũng lập ra một công trường xây dựng cho cả vấn đề hôn nhân đồng tính,
với câu nói để đời: “Tôi là ai mà phán xét?” được hoàn vũ cắt
nghĩa như là một sự ân xá cho các hành vi vốn vẫn bị Giáo hội lên án,
nhưng nay không bị kết án nữa, nếu người vi phạm lại là những người “tìm kiếm Thiên Chúa mà có thiện chí.”
Trong thượng hội đồng, ý tưởng cần phải có chuyển hướng trong vấn
đề này cũng không được mảy may thành công. Không nhiều hơn ba vị đã
khơi vấn đề này lên: hồng y Christoph Schönborn, linh mục Antonio
Spadaro, dòng Tên, giám đốc tờ "La Civiltà Cattolica," và tổng giám mục John Ha Tiong Hock, người Mã lai.
Tổng giám mục Hock dựa trên một so sánh sóng đôi chính đức
Phanxicô đã đưa ra giữa nhận định của Giáo hội về nạn nô lệ và nhận định
con người ngày nay có về chính mình, để cho rằng, cũng như nhận định
đầu tiên có thay đổi, thì nhận định thứ hai cũng có thể thay đổi.
Khi linh mục Spadaro nêu lên mẫu gương của giáo hoàng về bé gái
được hai phụ nữ nhận làm con nuôi, để cho rằng những tình huống như thế
phải được xét đến một cách mới và tích cực hơn.
Rồi, vì là người đã đưa vào bản văn làm việc của cuộc thảo luận giữa kỳ, ba đoạn văn khuyến khích “sự phát triển tình cảm” giữa hai người đàn ông hay hai phụ nữ “bao gồm cả chiều kích tính dục,”
tổng giám mục Bruno Forte, theo chỉ thị của giáo hoàng, được đề cử vào
làm thư ký đặc biệt trong thượng hội đồng, đã bị hồng y phúc trinh viên,
Peter Erdõ, công khai bỏ rơi. Và các cuộc thảo luận sau đó giữa các
nghị phụ trong thượng hội đồng đã xé tan xé nát ba đoạn văn ấy thành
mảnh vụn. Và trong “bản Phúc trình” cuối cùng, chúng bị giản lược
chỉ còn một đoạn nhưng không hề có điều gì mới lạ trong đó, và không
đạt đủ số phiếu để đồng thuận.
Nhưng ở đây cũng vậy, đức Phanxicô và các phụ tá của mình, từ
Forte qua Spadaro cho đến Victor Manuel Fernández, tổng giám mục
Achentina, đã đạt được mục tiêu khi đưa vấn đề gây sóng gió này vào
trong lịch trình thảo luận ở cấp cao nhất của Giáo hội Công giáo. Kết
quả còn phải chờ xem.
Vì đây chính là cách mà tiến trình cách mạng của Bergoglio diễn biến, “về lâu về dài, không bận tâm đến kết quả tức thời.” Vì “điều quan trọng là khơi lên các tiến trình hơn là chiếm được không gian.” Đó là từ ngữ trích từ “Evangelii Gautium,” bản chương trình hành động của triều giáo hoàng ngài.
Bài bình luận đã được đăng trên tờ “L’Espresso” số 43 năm 2014, phát hành trên kệ báo ngày 24 tháng Mười, trong trang ý kiến mang tên “Settimo cielo” của Sandro Magister.
Danh sách các bài bình luận :
Bài diễn văn kết thúc thượng hội đồng của đức Phanxicô,
với tái khẳng định quyền tuyệt đối của ngài, trong tư cách thủ lãnh của
Giáo hội
Trọn vẹn bản văn của “Phúc trình” chung cuộc:
Và bản "Phúc trình” giữa cuộc tranh luận tại thượng hội đồng:
Bài ngỏ lời với thượng hội đồng của vị giám đốc tờ “La Civiltà Cattolica”:
Lời
nhận định hài lòng về thượng hội đồng, được đức tổng giám mục Víctor
Manuel Fernández, người bạn thân và tín cẩn nhất của đức giáo hoàng,
dsdăng trên tờ báo “La Nación” tại Achentina:
Trả lời cho câu hỏi của người phỏng vấn, Elisabetta Piqué, nêu lên về đoạn cuối cùng “đầy thất vọng” bàn về hôn nhân đồng tính, Fernandez đáp lại:
“Sự việc đoạn văn ngắn này không chiếm được ba phần tư số
phiếu thuận không chỉ được cắt nghĩa do các phiếu chống lại từ cánh bảo
thủ, mà còn từ những phiếu chống lại do một vài giám mục nhạy cảm nhất
về vấn đề này, nhưng không hài lòng với những điều quá ít đã được nói
ra. […]
Có lẽ vì thiếu ý chi để nói lên với giáo hoàng Phanxicô: “Chúng tôi
là ai mà phán xét những người đồng tính?” Nhưng nhiều điều sẽ chín mùi
theo thời gian, vì đây mới chỉ là giai đoạn đầu của cuộc thám hiểm.”
_________
Một khẳng định cho rằng công việc không hề ngưng tại công trường
xây dựng bắt đầu cùng với thượng hội đồng, đến từ vô số các lời phê bình
bàn về việc ấy. Nhiều lời phê bình xem ra nhắm đến phiên họp ở phần thứ
hai và phần cuối, vào tháng Mười năm 2015.
Trong số những lời phê bình độc đáo nhất, có lời nhận xét của của
cha Paul Anthony McGavin, một nhà thần học người Úc, mà các độc giả của
trang
www.chiesa đã có cơ hội thưởng thức một vài bài đóng góp trước đây.
Cha McGavin không phải là một “người hâm mộ” giáo hoàng
Phanxicô, vị mà ngài cũng chẳng kiêng nể gì mà không phê bình. Nhưng
ngài hoàn toàn chia sẻ cách thức mà vị giáo hoàng này nhận định về
truyền thống Giáo hội như một cơ chế sinh động, không cứng nhắc một khi
đã được ấn định, và theo đó mà hành động tương ứng.
Sau đây là một đoạn trích trong bài phê bình của nhà thần học người Úc này.
_________
BẢO VỆ VIỆC ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ ĐANG LÀM
bài của Paul Anthony McGavin
[…] Các độc giả có khuynh hướng nghiêng về một truyền
thống cố định hẳn sẽ bất ngờ khi nghe tôi nói rằng cá nhân tôi không bị
lôi cuốn mấy với đức Thánh Cha đương kim.
Tôi nghĩ ngài phải thoát ra khỏi quan điểm luân lý cảm xúc kiểu
Châu Mỹ Latinh. Tôi nghĩ ngài phải thoát ra khỏi thái độ cả quyền kiểu
Dòng Tên. Tôi cũng nghĩ có nhiều điều không chấp nhận được trong tông
huấn “Evangelii Gaudium,” tài liệu đầu tay tự ngài viết ra trong tư thế giáo hoàng.
Tuy vậy, như tôi đã từng viết trong bài phê bình về Tông Huấn
này, trong nhiều khía cạnh, đức Jorge Bergoglio đã đem đến một phương
pháp luận sắc bén và thiết yếu cho các vấn đề của Giáo hội trong thời
đại chúng ta.
Quan điểm phương pháp luận này bao hàm một cách tiếp cận có phê
bình các lề lối suy nghĩ mà đức giáo hoàng, trong bài diễn văn kết thúc,
đặt tên là “có tham vọng cải cách” và “tiến bộ và phóng khoáng”.
Nó cũng bao hàm cách tiếp cận có phê bình lối suy nghĩ ngài gọi bằng tên “những nhà truyền thống” hay những người tự cho mình là “những nhà truyền thống”.
Đây không phải là một “via media - con đường trung dung”
bó buộc phải theo. Đây là một cuộc đối thoại cần thiết trong sự thật, và
là một cuộc đối thoại cho người ta nhận thức rằng vẫn có biết bao khác
nhau trong cú pháp của lối suy nghĩ, khác nhau trong nếp văn hoá của tư
tưởng, khác nhau trong bối cảnh của lối ý nghĩ, và các khác nhau ấy có
thể được kết nạp vào truyền thống xuất phát từ quá khứ: một “Tin Mừng bất biến”. […]
__________
Có thể gặp trọn vẹn bài nhận định của cha Paul Anthony McGavin trang tại này trên
www.chiesa
>
Discerning the Bergoglio mission to revivify Catholic tradition
Ghi chú của người dịch \
Ghi chú của người dịch \
Nguyễn Đức Khang
0 nhận xét:
Đăng nhận xét