Trong những
ngày qua, trên các diễn đàn mạng, nhiều cư dân mạng Việt Nam đã bày tỏ niềm cảm
thông và lòng biết ơn đối với đất nước Philippines. Họ không ngần ngại gọi
Philippines là “người anh chịu thương chịu khó”, quanh năm gồng mình chống đỡ bớt
bão tố cho đất nước Việt Nam. Nếu không có Philippines ngoài Biển Đông thì Việt
Nam sẽ phải hứng chịu toàn bộ sức mạnh của các cơn bão Thái Bình Dương. Quả
không sai chút nào!
Trong một lần
nói chuyện với một người anh em linh mục đang học bên Philippines, tôi thắc mắc:
Tại sao đất nước Philippines quanh năm phải chịu nhiều bão tố thiên tai như thế?
Thiên Chúa có công bằng không?
Phi1Ngài bảo rằng
nguyên nhân khiến cho đất nước Philippines phải hứng chịu thiên tai triền miên
là do vị trí địa lý đặc thù của Philipines, một đất nước với gần 7000 hòn đảo lớn
nhỏ khác nhau trải dài trên vành đai lửa của Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Thiên
Chúa đã chuẩn bị cho người dân Philippines một điểm tựa chính là niềm tin tôn
giáo. Chẳng phải Ngài đã ban tặng cho đất nước Philippines một tỉ lệ 83% dân số
là Kitô giáo còn gì!
Càng ngẫm
nghĩ, tôi càng thấy đúng, và tôi thầm tạ ơn Chúa về điều này. Quả vậy, quanh
năm dìm mình trong bão lũ thiên tai: hết sóng thần, đến động đất; hết động đất,
đến lụt lội; hết lụt lội lại đến cuồng phong… Người dân Philippines dường như
không ngước đầu lên được. Có điều kỳ lạ là họ vẫn luôn lạc quan tin tưởng,
không bao giờ tuyệt vọng, không bao giờ than trời trách đất. Đúng như lời của Đức
Ông Jose Clemente Ignasio, người đứng đầu Cơ Quan Quản Lý Thiên Tai của Tổng
Giáo Phận Manila, nói với đài CNA: “Mặc dù thiên tai liên miên, nhưng người
Philippines vẫn luôn tìm kiếm Thiên Chúa và coi việc đó như một phần của cuộc sống.
Trong đau thương, họ vẫn không oán trách Thiên Chúa; trái lại họ khiêm tốn cầu
xin Thiên Chúa nâng đỡ và kêu xin Giáo hội trợ giúp tinh thần” (CNA/EWTN News).
Phi2Thật tuyệt
vời! Niềm tin tôn giáo cho họ niềm xác tín rằng trái đất này, thế giới này là
giới hạn, là bất toàn, rằng đời sống con người nơi trần gian này cũng chỉ là tạm
bợ, vô thường và chóng qua. Nước Trời phải là địa chỉ thường trú mà con người
phải hướng tới. Chính niềm xác tín ấy đã cho người dân Philippines có thêm sức
mạnh để đương đầu với những nghịch cảnh thương đau của cuộc đời.
Đức Tổng Giám
Mục giáo phận Cebu, Jose Palma,phát biểu trước báo giới: “Không có cơn cuồng
phong hay bão lũ nào có thể làm suy giảm được sức mạnh tinh thần của con dân
Philippines. Chúng cũng không thể dập tắt được niềm hy vọng của chúng tôi”
(CNA/EWTN News).
Giáo Hội vừa
là chỗ dựa vừa là niềm an ủi cho người dân Philippines, đặc biệt trong những
ngày qua. Cảm động biết bao khi nhìn hình ảnh các nhà thờ Công Giáo nêm cứng
đoàn người trú bão, và rồi khi cơn bão đi qua, những nơi đó lại trở thành “nhà
thương”, “nhà tế bần”, thậm chí là “nhà xác” cho những người dân đang gặp tai
ương hoạn nạn. Các giáo xứ sẵn sàng mở cửa nhà thờ 24/24. Nhà thờ giờ đây tạm
thời không còn là nơi diễn ra các cử hành phụng tự nữa, mà là nơi cưu mang và cứu
chữa “những Giêsu” đang hoá thân nơi những người anh em bất hạnh. “Những Giêsu ấy”
đang cần có nơi để băng bó các vết thương, cần có nơi để trú tạm qua đêm, và cần
có nơi để lấy lại bình tâm sau cơn ác mộng do siêu bão Haiyan gây ra.
Nhìn những
hình ành trên đây, tôi bỗng nhớ lại lời Chúa Giêsu nói với các luật sĩ và Biệt
phái nệ luật: “Đavít đã làm gì khi ông và thuộc hạ đói bụng? Ông vào nhà Thiên
Chúa lấy bánh tiến mà ăn và cho thuộc hạ cùng ăn. Thứ bánh này chỉ có Tư tế mới
được ăn mà thôi” (Lc 6,3-4).
Trong hình, ta
thấy đám đông những người tị nạn bão lụt chiếm lĩnh cả Cung Thánh, áo quần treo
phơi ngay trên khung cửa sổ nhà thờ, thậm chí nấu ăn và rửa ráy ngay trên lối
đi giữa nhà thờ. Không sao hết! Cùng với Giáo Hội, họ đang “dâng” những Thánh lễ
đẹp nhất và sống động nhất trong cuộc đời mình! Thật ấm lòng khi Giáo Hội luôn
bên họ và đồng hành với họ, nhất là trong những lúc đau thương nhất.
Giáo Hội nên
như thế và Giáo Hội phải như thế!
Lm. Giuse Nguyễn
Thành Long
lamhong.org
0 nhận xét:
Đăng nhận xét