WHĐ (18.06.2013) – Nhân kỷ niệm 25 năm ngày Đức Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II tôn phong 117 Hiển Thánh Tử đạo Việt Nam (19-06-1988), Đức Tổng giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam đã viết thư cho quý Đức cha trong Hội đồng Giám mục Việt Nam để gợi ý cho các giáo phận khi cử hành kỷ niệm hồng phúc đặc biệt này thêm sự hiệp thông và hiệp nhất với nhau.
Trong thư đề ngày 01 tháng Sáu 2013, Đức cha Chủ tịch viết:
“Dịp kỷ niệm 25 năm này thúc đẩy chúng ta hăng say hơn trong sứ vụ loan báo Tin Mừng. Trong Thánh lễ tôn phong Hiển Thánh ngày 19-06-1988 tại Đền thờ Thánh Phêrô ở Rôma, Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II đã có bài giảng lễ tuyệt vời, không những ca ngợi và đề cao đức tin trong sáng của các Thánh Tử đạo Việt Nam, mà còn bày tỏ tâm tình trân trọng, thân ái đối với Giáo hội cũng như Quê hương, Dân tộc Việt Nam. Ngài còn ưu ái hướng về tất cả chúng ta trong lời mời gọi: ‘Anh em là dòng giống các vị Tử đạo! Anh em là dòng giống những người được tuyển chọn! Nguyện chúc cho mùa lúa vàng của anh em muôn năm tồn tại trong hoan lạc!’”. WHĐ xin giới thiệu toàn văn bài giảng này của Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II - bản dịch của Đức ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ, 1988.
Anh chị em thân mến,
“Chúng ta rao giảng Chúa Giêsu tử nạn Thập Giá”(1 Cr 1,23) Mượn lời trên đây của Thánh Phaolô, Giáo hội Rôma hôm nay gởi lời chào Giáo hội Việt Nam, mặc dầu trùng dương xa cách, nhưng rất gần gũi trong tình thân ái của cha. Đồng thời cha xin chào toàn thể dân tộc Việt Nam và nói lên rằng: cả Giáo hội hoàn vũ hết lòng cầu chúc cho dân tộc quý quốc được trăm phần an lành.
Mối thịnh tình ưu ái dành cho người anh em thân mến, tức là Đức hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn, Tổng giám mục Hà Nội, và tất cả các vị giám mục trong giáo đoàn Việt Nam, mà giờ này cha ao ước các ngài hiện diện nơi đây. Cùng với hàng giáo phẩm, cha chào tất cả các linh mục, tu sĩ nam nữ, các thành phần giáo dân tham gia công cuộc truyền đạo, và toàn thể giáo đoàn Việt Nam: trong giờ phút này cha linh cảm mình hiệp thông với họ một cách sâu xa đặc biệt.
Tôi chào tất cả các anh em giám mục, cũng như giáo dân của Tây Ban Nha, Pháp quốc và Philippines, những xứ sở mà trong suốt ba thế kỷ đã góp phần vào việc truyền giáo tại Việt Nam. Tất cả tuốn về Rôma hôm nay để tưởng niệm những người anh em trước kia là thừa sai xuất thân từ ba quốc gia này.
Một tư tưởng ưu ái xin gửi tới các linh mục Đa Minh thuộc Tỉnh Dòng Đức Mẹ Mân Côi đã thành lập từ bốn thế kỷ, và Hội Thừa Sai Paris đã cống hiến một số đông đảo giám mục và linh mục, mà hôm nay chúng ta sùng kính như những vị Tử Đạo vì Đức Tin, vì đã rao giảng lời Chúa.
Một cách đặc biệt cha gửi lời chào tất cả anh chị em Việt Nam, hiện là thành phần Giáo đoàn thế giới, hôm nay từ bốn phương trời: châu Mỹ, châu Á, châu Úc và châu Âu tuôn về địa điểm này. Cha biết rằng các con đang ôm nặng ước nguyện tôn vinh các vị Tử Đạo đồng hương, nhưng trong thâm tâm còn tự cảm nhu cầu đứng chung quanh các vị Thánh - để se kết tình huynh đệ kết nghĩa, thương mến hiện đang phập phồng trong đáy lòng vì nghĩ đến giang sơn gấm vóc ở xa. Hướng về quê hương này các con hoài cảm, luyến ái, nhớ nhung, là vì giữa thời gian phiêu bạt các con cố tìm ra một giây phút cảm thông với nhau và cùng chung sống niềm hy vọng.
Lên tiếng với các con để hô vang Chúa Kitô tử nạn Thập Giá. Tất cả chúng ta hôm nay gởi lời cám ơn các con vì tấm gương nhân chứng đặc biệt các vị Thánh Tử Đạo của Giáo hội Việt Nam các con đã nêu cao, bất cứ các ngài là con dân Việt Nam, hay là những vị thừa sai xuất thân từ những nước đã in sâu mầm mống Đức Tin Chúa Kitô.
Làm sao kể lại cho hết? Tất cả là 117 vị Tử Đạo, trong đó 8 vị giám mục, 50 linh mục, 59 giáo dân, trong số đó một phụ nữ là Thánh Agnès Lê Thị Thành mẹ của sáu người con.
Truyền thống còn ghi nhớ truyền thống chết vì Đạo của Giáo hội Việt Nam rất bao quát, phức tạp ngay từ ban đầu. Từ năm 1533, nghĩa là từ lúc miền Đông Nam Á Châu vừa được truyền Đạo, Giáo hội Việt Nam đã chịu bách hại suốt ba thế kỷ, trừ một vài năm cách quãng, giống hệt ba thế kỷ bắt bớ của Giáo hội châu Âu xưa. Từng ngàn giáo dân tử đạo, từng trăm ngàn người đã chết lưu lạc trên núi, trong rừng sâu nước độc!
Lấy một thí dụ: trong các vị Tử Đạo hôm nay, đi tiền phong có Thánh Vinh Sơn Liêm, Dòng Đa Minh là người Việt tử đạo đầu tiên năm 1773. Rồi tới linh mục Anrê Dũng Lạc, sinh trưởng trong một gia đình rất nghèo bên lương, từ nhỏ đã phải “bán” cho một thầy giảng dạy giáo lý, nhưng rồi Chúa cho tới chức linh mục năm 1823, được bổ nhiệm chính xứ và đương nhiên thành nhà truyền Đạo trong nhiều địa hạt. Nhiều lần đã bị lao tù, nhưng vẫn được giáo dân tốt lành đem tiền chuộc về, trong khi bản thân ngài mong được chết vì Đức Tin - ngài nói - thì lên Thiên đàng ngay. Tại sao chúng ta cứ phải ẩn náu, phải tốn tiền đút lót cho quan quyền: thà để cho chúng tôi bị bắt và rồi tử đạo có hơn không?” Thực ra, vẫn một ý chí hăng say và được ơn Chúa nâng đỡ, ngài đã anh dũng chịu trảm quyết tại Hà Nội ngày 21-12-1839.
Bài Phúc Âm hôm nay nhắc lại những gì Chúa Kitô tiên đoán về sự kiện các Tông đồ và những ai theo chân Ngài sẽ bị bách hại: “Họ sẽ lôi chúng con ra toà công nghị, sẽ đánh đập chúng con giữa hội đường, sẽ điệu chúng con ra trước vua chúa quan quyền vì danh Cha, để làm chứng cho họ và cho dân ngoại” (Mt 10, 17-18). Chúa tiên báo cho các Tông đồ và cho các đồ đệ các ngài trong mọi thời đại, và Chúa tiên báo một cách hết sức rõ rệt, không úp mở. Chúa không đưa đẩy với những lời hứa hẹn xa gần, nhưng với thói quen nói thẳng lời chân lý toàn diện. Chúa chuẩn bị tâm hồn các ngài trước nguy cơ: “Anh sẽ nộp em, cha sẽ nộp con, con cái sẽ đứng lên tố cáo làm cho cha mẹ phải chết. Vì danh Cha, chúng con sẽ bị mọi người ghét bỏ, nhưng ai bền chí tới cùng sẽ được cứu độ” (Mt 10, 21-22).
Tuy nhiên Thầy Chí Thánh không bỏ rơi các Tông đồ và các người tin theo các Tông đồ trong những cơn bách hại: “Khi bị nộp vào tay họ, các con đừng lo phải nói thế nào và nói gì, lúc đó sẽ dạy cho các con những điều phải nói. Vì thực ra không phải các con nói, nhưng Thần Linh của Thân Phụ nói trong các con” (Mt 10, 19-20).
Thần Linh, chính là Thần Chân Lý. Ngài sẽ là mãnh lực trong thân xác yếu hèn của con người. Nhờ Ngài là mãnh lực mà anh em mới có thể thành chứng nhân. Phải, chính sự kiện anh em là chứng nhân cho Chúa Kitô tử nạn, sự kiện đó há chăng phải là khôn ngoan, là mãnh lực vượt mức loài người đó ư? Thánh Phaolô hồi xưa đã nói: “Chính sự kiện Chúa Kitô tử nạn là một ô nhục cho người Do Thái, là một cử chỉ điên rồ đó ư?” (1 Cr 1, 23). Từ đời các Thánh Tông đồ đã vẫn thế rồi, qua các thế hệ lịch sử vẫn tiếp tục như thế; cũng như qua mấy thế kỷ bách hại tại Việt Nam, sự kiện đó vẫn không thay đổi.
Thật vậy, cần phải có mãnh lực, khôn ngoan từ Thiên Chúa mới có thể tuyên xưng Mầu Nhiệm Tình Yêu của Ngài, chính là tình yêu được diễn tả trong cuộc tử nạn trên Thập Giá để cứu chuộc trần gian: quả là mầu nhiệm bao la vượt hẳn sự suy luận của loài người. “Là vì cái điên rồ nơi Thiên Chúa còn khôn ngoan hơn cả sự khôn ngoan của người đời, và cái yếu hèn nơi Thiên Chúa còn mạnh hơn cả sức lực phàm nhân” (1 Cr 1, 25).
Chính vì thế mà Thánh Tông đồ đã viết: “Chúng tôi rao giảng Chúa Kitô tử nạn Thập Giá. Đức Kitô, trong mầu nhiệm Phục Sinh, đã chứng minh Ngài là mãnh lực của Thiên Chúa, là khôn ngoan của Thiên Chúa” (1 Cr 1, 23-24).
Trước mặt chúng ta hôm nay các vị Tử Đạo Việt Nam đóng vai trò những người đi gặt lúa cho Chúa, như đã ghi trong Thánh Vịnh:
“Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong hân hoan
Lúc ra đi phải khóc than, vì công vất vả gieo hạt.
Nhưng khi trở về, lòng hân hoan phấn khởi, vì sẽ ôm nặng nhiều bông lúa”
(Tv 126 [125], 5-6).
Lời huyền diệu trên đây nói lên ý nghĩa cuộc chứng nhân lịch sử nơi các vị Tử Đạo trong Giáo hội Việt Nam. Trong vũng nước mắt của họ đã gieo xuống hạt giống ân sủng, để rồi trổ thành vô số bông hoa Đức Tin: “Hạt giống gieo xuống mà không mục đi thì chỉ trơ trọi một mình, nếu mục đi sẽ sinh nhiều bông lúa” (Ga 12, 24).
Các vị Tử Đạo Việt Nam “gieo trong lệ sầu” có nghĩa là các ngài đã khởi sự giữa lớp người đồng hương và giữa nền văn hóa dân tộc một cuộc đối thoại sâu rộng và cởi mở, bằng cách nêu cao chân lý và tin vào Chúa là sự kiện phổ cập tất cả hoàn cầu. Đồng thời các ngài góp phần vào việc nhận định các giá trị và nghĩa vụ thích hợp với nền văn hóa tôn giáo trong thế giới Đông Phương. Trong cuốn Giáo Lý đầu tiên bằng tiếng Việt, các ngài đã tuyên xưng nghĩa vụ tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi một bản thể đã tạo dựng trời đất. Ra trước quan quyền tra khảo về Đức Tin, các vị Tử Đạo đã quyết mình đưa tự do tín ngưỡng, và Đạo Chúa là Đạo duy nhất, nếu mình từ bỏ là bất tuân lệnh Thượng Đế, là Thiên Chúa. Đồng thời các ngài đã can đảm nói lên ý chí tôn trọng quyền bính trong nước, nhưng không vì thế mà làm điều gì bất chính. Các ngài đã dạy phải tôn kính Tổ Tiên theo truyền thốntg dân tộc, và dưới ánh sáng mầu nhiệm Phục Sinh. Do đó, với sự dấn thân và hành động chứng nhân của các vị Tử Đạo, Giáo hội Việt Nam hiên ngang nói lên sự quyết tâm và tha thiết của mình không chối bỏ truyền thống văn hóa và các thể chế quốc gia. Trái lại, Giáo hội tuyên xưng và chứng mình rằng: nếu mình nhập cuộc trong truyền thống và văn hóa dân tộc là vì có ý góp phần vào việc xây dựng quốc gia một cách trung thực hơn.
Và rồi những cuộc đấu tranh, những căng thẳng chính trị hồi xưa xen lẫn vào trong bang giao giữa giáo dân với nhà cầm quyền, những quan hệ lợi hại giữa các tôn giáo, những lý do kinh tế xã hội, sự kiện người ta không hiểu rằng: Tín ngưỡng bao hàm quan niệm siêu việt và phổ cập toàn thế giới... là những yếu tố tạo nên trần gian như một nồi nung nấu, trong đó thanh lọc mọi khía cạnh, để chỉ nổi bật nết khiết bạch và sức dũng mạnh của tấm gương nhân chứng.
Đoàn thể đông đảo các Tử Đạo, những gian lao đau khổ, những giọt nước mắt..., tất cả đã tạo nên “mùa lúa vàng” của Thiên Chúa. Các ngài là những bậc Thầy, Cha xin mượn dịp hôm nay, để nêu lên trước toàn thể Giáo hội sức sinh hoạt và hình vóc hùng tráng của Giáo hội Việt Nam: ý chí kiên cường, sự nhẫn nại và khả năng vượt mọi khó khăn để tuyên xưng danh Chúa Kitô. Chúng ta cảm tạ Thiên Chúa vì tất cả mọi ơn lành mà Thánh Linh của Ngài hiện đang thực hiện một cách dồi dào giữa chúng ta.
Một lần nữa, hỡi giáo đoàn Việt Nam, chúng tôi nói lại cho anh em rằng: Máu các vị Tử Đạo là nguồn ân sủng cho anh em trước tiên, để anh em thăng tiến trong Đức Tin. Giữa anh em Đức Tin của Tổ Tiên vẫn tiếp tục và còn truyền tụng sang nhiều thế hệ tương lai. Đức Tin này tồn tại để làm nền tảng xây dựng sự kiên trì cho tất cả những người là Việt Nam thuần tuý sẽ trung thành với quê hương đất nước, nhưng đồng thời vẫn là người tín hữu của Chúa Kitô. Ai là người tín hữu đều ý thức rằng: lời kêu gọi của Phúc Âm vẫn là phải tuân phục các thể chế loài người, để tôn thờ tình yêu Thiên Chúa bằng cách làm việc thiện, sống xứng đáng con người tự do, kính nể tha nhân, yêu thương anh em, kính yêu Thiên Chúa cũng như tôn trọng công quyền và thể chế quốc gia (I Pet. 2, 13-17). Do đó công ích của quốc gia vẫn là điểm người công dân có Đạo phải dấn thân, nhưng đồng thời phải được tự do tuyên xưng chân lý của Chúa, được cảm thông với các vị chủ chăn và anh em đồng tín ngưỡng, như thế là để sống an bình với mọi người và thực tâm xây dựng hạnh phúc cho toàn dân.
“Máu các vị Tử Đạo là hạt giống sinh nhiều tín hữu”.
“Hạt giống các người tín hữu”: ngoài con số từng ngàn từng vạn Giáo dân trong các thế kỷ trước đây đã đi theo con đường tử nạn của Chúa, ngày nay là tất cả những ai đang lao động trong khắc khoải, trong khó nghèo cực độ về thể chất, kinh tế, trong hy sinh liên tục, nhưng chỉ mang một hoài bão là có thể trung kiên trong vườn nho Thiên Chúa, xứng đáng danh hiệu những người quản lý trung thành trong Nước Trời.
“Hạt giống các người tín hữu”: là tất cả những ai ngày nay vì chính nghĩa Thiên Chúa và sống giữa những người đồng hương đang cố gắng tìm hiểu ý nghĩa cây Thập Giá của Chúa Kitô. Thánh Giá bài trừ sự nói dối, bài trừ tội ác, nhưng thúc đẩy con người biết tinh lặng, biết tha thứ, biết cầu xin cho nước Chúa trị đến trong tâm linh nhân loại, và đặc biệt tại quê hương của họ là môi trường đời sống.
Công tác này là công tác liên tục diễn tiến trong nội tâm vừa gay go vừa trường kỳ vì luôn luôn bị hoàn cảnh đặc thù chế ngự, và âm mưu thử thách Đức Tin, do đó đòi hỏi rất nhiều nhẫn nại. Phải xác tín rằng: đêm tối mịt mù sẽ qua đi và ánh bình minh rạng rỡ đang ló rạng ngoài ngưỡng cửa.
“Những linh hồn lành thánh ở trong tay Thiên Chúa” (Kn 3,1).
Chân lý trên đây được đề cao trong sách Khôn Ngoan càng là ánh sáng quảng diễn biến cố long trọng hôm nay. Phải, “linh hồn lành thánh ở trong tay Thiên Chúa”, không hình khổ nào chạm tới được. Quả quyết như thế có vẻ là không chính xác với thực tế lịch sử. Thực ra hình khổ đã va chạm thân xác các vị Tử Đạo, và va chạm ghê gớm. Tuy nhiên, tác giả Thánh Kinh tiếp tục quảng diễn tư tưởng:
“Mắt người điên dại cho rằng các ngài đã đi vào cõi chết, và kết liễu cuộc đời bằng cái chết là một tai họa. Chết là một đổ vỡ, tuy nhiên các ngài vẫn sống trong an bình. Trước mắt trần gian các ngài đã bị đau khổ, nhưng niềm hy vọng nơi các ngài mang nặng mầm mống trường sinh” (Kn 3, 2-4).
Các Thánh Tử Đạo: Tử Đạo Việt Nam! Các ngài là chứng nhân cho Chúa Kitô đã toàn thắng sự chết. Chứng nhân có nghĩa là con người vẫn được mời gọi về hưởng trường sinh. Thay vì hình khổ ngắn ngủi, anh em sẽ được nhiều ơn vĩ đại, là vì Thiên Chúa đã luyện lọc anh em và thấy anh em xứng đáng, Ngài đã thử thách anh em như thử vàng trong lửa, và đã chấp nhận anh em như của lễ toàn thiêu. Phải, như của lễ toàn thiêu hợp với của lễ hy sinh trên Thập Giá của Chúa Kitô. Là vì kiên cường cho đến chết, anh em đã tuyên xưng Chúa Kitô tử nạn - Ngài là sự khôn ngoan, là quyền năng Thiên Chúa. Chúa Kitô: trong Ngài, chúng ta được Thiên Chúa cứu rỗi.
Tất cả những ai tin cậy ở nơi Ngài - nơi Chúa Kitô tử nạn và phục sinh - họ sẽ được hiểu biết chân lý. Những ai trung thành với Ngài sẽ được cùng Ngài sống trong thương yêu, là vì ân sủng và tình thương vẫn được dành cho những người được tuyển chọn (Kn 3,9).
Anh em là dòng giống các vị Tử Đạo.
Anh em là dòng giống những người được tuyển chọn.
Anh em hãy nghe hết lời sách Khôn Ngoan: “Trong ngày phán xét họ sẽ long lanh như những tia sáng chiếu trên đồng cỏ từ đông sang tây” (3,7). Những tia sáng, những ánh đèn phản chiếu nguồn quang minh rực rỡ. Và đây là câu sau cùng trong sách Khôn Ngoan: “Các dân tộc sẽ trị vì, họ cai trị dân chúng. Nhưng trên tất cả Thiên Chúa sẽ thống trị mọi loài” (3,8). Chúa đây, tức là Chúa Kitô tử nạn và phục sinh. Ngài xuống trần gian “Không để xét xử nhân loại, nhưng để nhân loại nhờ Người mà được cứu rỗi” (Ga 3, 17). Chính Chúa Kitô này: anh em đã tham gia vào cuộc thống khổ và tử nạn Thập Giá Ngài. Hôm nay anh em hãy tham gia vào việc cứu độ trần gian mà chính Ngài đã kết thúc.
Nguyện chúc cho mùa lúa vàng của anh em muôn năm tồn tại trong hoan lạc.
(Bản dịch của Đức ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ, 1988)
Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II
Trong thư đề ngày 01 tháng Sáu 2013, Đức cha Chủ tịch viết:
“Dịp kỷ niệm 25 năm này thúc đẩy chúng ta hăng say hơn trong sứ vụ loan báo Tin Mừng. Trong Thánh lễ tôn phong Hiển Thánh ngày 19-06-1988 tại Đền thờ Thánh Phêrô ở Rôma, Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II đã có bài giảng lễ tuyệt vời, không những ca ngợi và đề cao đức tin trong sáng của các Thánh Tử đạo Việt Nam, mà còn bày tỏ tâm tình trân trọng, thân ái đối với Giáo hội cũng như Quê hương, Dân tộc Việt Nam. Ngài còn ưu ái hướng về tất cả chúng ta trong lời mời gọi: ‘Anh em là dòng giống các vị Tử đạo! Anh em là dòng giống những người được tuyển chọn! Nguyện chúc cho mùa lúa vàng của anh em muôn năm tồn tại trong hoan lạc!’”. WHĐ xin giới thiệu toàn văn bài giảng này của Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II - bản dịch của Đức ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ, 1988.
“Chúng ta rao giảng Chúa Giêsu tử nạn Thập Giá”(1 Cr 1,23) Mượn lời trên đây của Thánh Phaolô, Giáo hội Rôma hôm nay gởi lời chào Giáo hội Việt Nam, mặc dầu trùng dương xa cách, nhưng rất gần gũi trong tình thân ái của cha. Đồng thời cha xin chào toàn thể dân tộc Việt Nam và nói lên rằng: cả Giáo hội hoàn vũ hết lòng cầu chúc cho dân tộc quý quốc được trăm phần an lành.
Mối thịnh tình ưu ái dành cho người anh em thân mến, tức là Đức hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn, Tổng giám mục Hà Nội, và tất cả các vị giám mục trong giáo đoàn Việt Nam, mà giờ này cha ao ước các ngài hiện diện nơi đây. Cùng với hàng giáo phẩm, cha chào tất cả các linh mục, tu sĩ nam nữ, các thành phần giáo dân tham gia công cuộc truyền đạo, và toàn thể giáo đoàn Việt Nam: trong giờ phút này cha linh cảm mình hiệp thông với họ một cách sâu xa đặc biệt.
Tôi chào tất cả các anh em giám mục, cũng như giáo dân của Tây Ban Nha, Pháp quốc và Philippines, những xứ sở mà trong suốt ba thế kỷ đã góp phần vào việc truyền giáo tại Việt Nam. Tất cả tuốn về Rôma hôm nay để tưởng niệm những người anh em trước kia là thừa sai xuất thân từ ba quốc gia này.
Một tư tưởng ưu ái xin gửi tới các linh mục Đa Minh thuộc Tỉnh Dòng Đức Mẹ Mân Côi đã thành lập từ bốn thế kỷ, và Hội Thừa Sai Paris đã cống hiến một số đông đảo giám mục và linh mục, mà hôm nay chúng ta sùng kính như những vị Tử Đạo vì Đức Tin, vì đã rao giảng lời Chúa.
Một cách đặc biệt cha gửi lời chào tất cả anh chị em Việt Nam, hiện là thành phần Giáo đoàn thế giới, hôm nay từ bốn phương trời: châu Mỹ, châu Á, châu Úc và châu Âu tuôn về địa điểm này. Cha biết rằng các con đang ôm nặng ước nguyện tôn vinh các vị Tử Đạo đồng hương, nhưng trong thâm tâm còn tự cảm nhu cầu đứng chung quanh các vị Thánh - để se kết tình huynh đệ kết nghĩa, thương mến hiện đang phập phồng trong đáy lòng vì nghĩ đến giang sơn gấm vóc ở xa. Hướng về quê hương này các con hoài cảm, luyến ái, nhớ nhung, là vì giữa thời gian phiêu bạt các con cố tìm ra một giây phút cảm thông với nhau và cùng chung sống niềm hy vọng.
Lên tiếng với các con để hô vang Chúa Kitô tử nạn Thập Giá. Tất cả chúng ta hôm nay gởi lời cám ơn các con vì tấm gương nhân chứng đặc biệt các vị Thánh Tử Đạo của Giáo hội Việt Nam các con đã nêu cao, bất cứ các ngài là con dân Việt Nam, hay là những vị thừa sai xuất thân từ những nước đã in sâu mầm mống Đức Tin Chúa Kitô.
Làm sao kể lại cho hết? Tất cả là 117 vị Tử Đạo, trong đó 8 vị giám mục, 50 linh mục, 59 giáo dân, trong số đó một phụ nữ là Thánh Agnès Lê Thị Thành mẹ của sáu người con.
Truyền thống còn ghi nhớ truyền thống chết vì Đạo của Giáo hội Việt Nam rất bao quát, phức tạp ngay từ ban đầu. Từ năm 1533, nghĩa là từ lúc miền Đông Nam Á Châu vừa được truyền Đạo, Giáo hội Việt Nam đã chịu bách hại suốt ba thế kỷ, trừ một vài năm cách quãng, giống hệt ba thế kỷ bắt bớ của Giáo hội châu Âu xưa. Từng ngàn giáo dân tử đạo, từng trăm ngàn người đã chết lưu lạc trên núi, trong rừng sâu nước độc!
Lấy một thí dụ: trong các vị Tử Đạo hôm nay, đi tiền phong có Thánh Vinh Sơn Liêm, Dòng Đa Minh là người Việt tử đạo đầu tiên năm 1773. Rồi tới linh mục Anrê Dũng Lạc, sinh trưởng trong một gia đình rất nghèo bên lương, từ nhỏ đã phải “bán” cho một thầy giảng dạy giáo lý, nhưng rồi Chúa cho tới chức linh mục năm 1823, được bổ nhiệm chính xứ và đương nhiên thành nhà truyền Đạo trong nhiều địa hạt. Nhiều lần đã bị lao tù, nhưng vẫn được giáo dân tốt lành đem tiền chuộc về, trong khi bản thân ngài mong được chết vì Đức Tin - ngài nói - thì lên Thiên đàng ngay. Tại sao chúng ta cứ phải ẩn náu, phải tốn tiền đút lót cho quan quyền: thà để cho chúng tôi bị bắt và rồi tử đạo có hơn không?” Thực ra, vẫn một ý chí hăng say và được ơn Chúa nâng đỡ, ngài đã anh dũng chịu trảm quyết tại Hà Nội ngày 21-12-1839.
Bài Phúc Âm hôm nay nhắc lại những gì Chúa Kitô tiên đoán về sự kiện các Tông đồ và những ai theo chân Ngài sẽ bị bách hại: “Họ sẽ lôi chúng con ra toà công nghị, sẽ đánh đập chúng con giữa hội đường, sẽ điệu chúng con ra trước vua chúa quan quyền vì danh Cha, để làm chứng cho họ và cho dân ngoại” (Mt 10, 17-18). Chúa tiên báo cho các Tông đồ và cho các đồ đệ các ngài trong mọi thời đại, và Chúa tiên báo một cách hết sức rõ rệt, không úp mở. Chúa không đưa đẩy với những lời hứa hẹn xa gần, nhưng với thói quen nói thẳng lời chân lý toàn diện. Chúa chuẩn bị tâm hồn các ngài trước nguy cơ: “Anh sẽ nộp em, cha sẽ nộp con, con cái sẽ đứng lên tố cáo làm cho cha mẹ phải chết. Vì danh Cha, chúng con sẽ bị mọi người ghét bỏ, nhưng ai bền chí tới cùng sẽ được cứu độ” (Mt 10, 21-22).
Tuy nhiên Thầy Chí Thánh không bỏ rơi các Tông đồ và các người tin theo các Tông đồ trong những cơn bách hại: “Khi bị nộp vào tay họ, các con đừng lo phải nói thế nào và nói gì, lúc đó sẽ dạy cho các con những điều phải nói. Vì thực ra không phải các con nói, nhưng Thần Linh của Thân Phụ nói trong các con” (Mt 10, 19-20).
Thần Linh, chính là Thần Chân Lý. Ngài sẽ là mãnh lực trong thân xác yếu hèn của con người. Nhờ Ngài là mãnh lực mà anh em mới có thể thành chứng nhân. Phải, chính sự kiện anh em là chứng nhân cho Chúa Kitô tử nạn, sự kiện đó há chăng phải là khôn ngoan, là mãnh lực vượt mức loài người đó ư? Thánh Phaolô hồi xưa đã nói: “Chính sự kiện Chúa Kitô tử nạn là một ô nhục cho người Do Thái, là một cử chỉ điên rồ đó ư?” (1 Cr 1, 23). Từ đời các Thánh Tông đồ đã vẫn thế rồi, qua các thế hệ lịch sử vẫn tiếp tục như thế; cũng như qua mấy thế kỷ bách hại tại Việt Nam, sự kiện đó vẫn không thay đổi.
Thật vậy, cần phải có mãnh lực, khôn ngoan từ Thiên Chúa mới có thể tuyên xưng Mầu Nhiệm Tình Yêu của Ngài, chính là tình yêu được diễn tả trong cuộc tử nạn trên Thập Giá để cứu chuộc trần gian: quả là mầu nhiệm bao la vượt hẳn sự suy luận của loài người. “Là vì cái điên rồ nơi Thiên Chúa còn khôn ngoan hơn cả sự khôn ngoan của người đời, và cái yếu hèn nơi Thiên Chúa còn mạnh hơn cả sức lực phàm nhân” (1 Cr 1, 25).
Chính vì thế mà Thánh Tông đồ đã viết: “Chúng tôi rao giảng Chúa Kitô tử nạn Thập Giá. Đức Kitô, trong mầu nhiệm Phục Sinh, đã chứng minh Ngài là mãnh lực của Thiên Chúa, là khôn ngoan của Thiên Chúa” (1 Cr 1, 23-24).
Trước mặt chúng ta hôm nay các vị Tử Đạo Việt Nam đóng vai trò những người đi gặt lúa cho Chúa, như đã ghi trong Thánh Vịnh:
“Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong hân hoan
Lúc ra đi phải khóc than, vì công vất vả gieo hạt.
Nhưng khi trở về, lòng hân hoan phấn khởi, vì sẽ ôm nặng nhiều bông lúa”
(Tv 126 [125], 5-6).
Lời huyền diệu trên đây nói lên ý nghĩa cuộc chứng nhân lịch sử nơi các vị Tử Đạo trong Giáo hội Việt Nam. Trong vũng nước mắt của họ đã gieo xuống hạt giống ân sủng, để rồi trổ thành vô số bông hoa Đức Tin: “Hạt giống gieo xuống mà không mục đi thì chỉ trơ trọi một mình, nếu mục đi sẽ sinh nhiều bông lúa” (Ga 12, 24).
Các vị Tử Đạo Việt Nam “gieo trong lệ sầu” có nghĩa là các ngài đã khởi sự giữa lớp người đồng hương và giữa nền văn hóa dân tộc một cuộc đối thoại sâu rộng và cởi mở, bằng cách nêu cao chân lý và tin vào Chúa là sự kiện phổ cập tất cả hoàn cầu. Đồng thời các ngài góp phần vào việc nhận định các giá trị và nghĩa vụ thích hợp với nền văn hóa tôn giáo trong thế giới Đông Phương. Trong cuốn Giáo Lý đầu tiên bằng tiếng Việt, các ngài đã tuyên xưng nghĩa vụ tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi một bản thể đã tạo dựng trời đất. Ra trước quan quyền tra khảo về Đức Tin, các vị Tử Đạo đã quyết mình đưa tự do tín ngưỡng, và Đạo Chúa là Đạo duy nhất, nếu mình từ bỏ là bất tuân lệnh Thượng Đế, là Thiên Chúa. Đồng thời các ngài đã can đảm nói lên ý chí tôn trọng quyền bính trong nước, nhưng không vì thế mà làm điều gì bất chính. Các ngài đã dạy phải tôn kính Tổ Tiên theo truyền thốntg dân tộc, và dưới ánh sáng mầu nhiệm Phục Sinh. Do đó, với sự dấn thân và hành động chứng nhân của các vị Tử Đạo, Giáo hội Việt Nam hiên ngang nói lên sự quyết tâm và tha thiết của mình không chối bỏ truyền thống văn hóa và các thể chế quốc gia. Trái lại, Giáo hội tuyên xưng và chứng mình rằng: nếu mình nhập cuộc trong truyền thống và văn hóa dân tộc là vì có ý góp phần vào việc xây dựng quốc gia một cách trung thực hơn.
Và rồi những cuộc đấu tranh, những căng thẳng chính trị hồi xưa xen lẫn vào trong bang giao giữa giáo dân với nhà cầm quyền, những quan hệ lợi hại giữa các tôn giáo, những lý do kinh tế xã hội, sự kiện người ta không hiểu rằng: Tín ngưỡng bao hàm quan niệm siêu việt và phổ cập toàn thế giới... là những yếu tố tạo nên trần gian như một nồi nung nấu, trong đó thanh lọc mọi khía cạnh, để chỉ nổi bật nết khiết bạch và sức dũng mạnh của tấm gương nhân chứng.
Đoàn thể đông đảo các Tử Đạo, những gian lao đau khổ, những giọt nước mắt..., tất cả đã tạo nên “mùa lúa vàng” của Thiên Chúa. Các ngài là những bậc Thầy, Cha xin mượn dịp hôm nay, để nêu lên trước toàn thể Giáo hội sức sinh hoạt và hình vóc hùng tráng của Giáo hội Việt Nam: ý chí kiên cường, sự nhẫn nại và khả năng vượt mọi khó khăn để tuyên xưng danh Chúa Kitô. Chúng ta cảm tạ Thiên Chúa vì tất cả mọi ơn lành mà Thánh Linh của Ngài hiện đang thực hiện một cách dồi dào giữa chúng ta.
Một lần nữa, hỡi giáo đoàn Việt Nam, chúng tôi nói lại cho anh em rằng: Máu các vị Tử Đạo là nguồn ân sủng cho anh em trước tiên, để anh em thăng tiến trong Đức Tin. Giữa anh em Đức Tin của Tổ Tiên vẫn tiếp tục và còn truyền tụng sang nhiều thế hệ tương lai. Đức Tin này tồn tại để làm nền tảng xây dựng sự kiên trì cho tất cả những người là Việt Nam thuần tuý sẽ trung thành với quê hương đất nước, nhưng đồng thời vẫn là người tín hữu của Chúa Kitô. Ai là người tín hữu đều ý thức rằng: lời kêu gọi của Phúc Âm vẫn là phải tuân phục các thể chế loài người, để tôn thờ tình yêu Thiên Chúa bằng cách làm việc thiện, sống xứng đáng con người tự do, kính nể tha nhân, yêu thương anh em, kính yêu Thiên Chúa cũng như tôn trọng công quyền và thể chế quốc gia (I Pet. 2, 13-17). Do đó công ích của quốc gia vẫn là điểm người công dân có Đạo phải dấn thân, nhưng đồng thời phải được tự do tuyên xưng chân lý của Chúa, được cảm thông với các vị chủ chăn và anh em đồng tín ngưỡng, như thế là để sống an bình với mọi người và thực tâm xây dựng hạnh phúc cho toàn dân.
“Máu các vị Tử Đạo là hạt giống sinh nhiều tín hữu”.
“Hạt giống các người tín hữu”: ngoài con số từng ngàn từng vạn Giáo dân trong các thế kỷ trước đây đã đi theo con đường tử nạn của Chúa, ngày nay là tất cả những ai đang lao động trong khắc khoải, trong khó nghèo cực độ về thể chất, kinh tế, trong hy sinh liên tục, nhưng chỉ mang một hoài bão là có thể trung kiên trong vườn nho Thiên Chúa, xứng đáng danh hiệu những người quản lý trung thành trong Nước Trời.
“Hạt giống các người tín hữu”: là tất cả những ai ngày nay vì chính nghĩa Thiên Chúa và sống giữa những người đồng hương đang cố gắng tìm hiểu ý nghĩa cây Thập Giá của Chúa Kitô. Thánh Giá bài trừ sự nói dối, bài trừ tội ác, nhưng thúc đẩy con người biết tinh lặng, biết tha thứ, biết cầu xin cho nước Chúa trị đến trong tâm linh nhân loại, và đặc biệt tại quê hương của họ là môi trường đời sống.
Công tác này là công tác liên tục diễn tiến trong nội tâm vừa gay go vừa trường kỳ vì luôn luôn bị hoàn cảnh đặc thù chế ngự, và âm mưu thử thách Đức Tin, do đó đòi hỏi rất nhiều nhẫn nại. Phải xác tín rằng: đêm tối mịt mù sẽ qua đi và ánh bình minh rạng rỡ đang ló rạng ngoài ngưỡng cửa.
“Những linh hồn lành thánh ở trong tay Thiên Chúa” (Kn 3,1).
Chân lý trên đây được đề cao trong sách Khôn Ngoan càng là ánh sáng quảng diễn biến cố long trọng hôm nay. Phải, “linh hồn lành thánh ở trong tay Thiên Chúa”, không hình khổ nào chạm tới được. Quả quyết như thế có vẻ là không chính xác với thực tế lịch sử. Thực ra hình khổ đã va chạm thân xác các vị Tử Đạo, và va chạm ghê gớm. Tuy nhiên, tác giả Thánh Kinh tiếp tục quảng diễn tư tưởng:
“Mắt người điên dại cho rằng các ngài đã đi vào cõi chết, và kết liễu cuộc đời bằng cái chết là một tai họa. Chết là một đổ vỡ, tuy nhiên các ngài vẫn sống trong an bình. Trước mắt trần gian các ngài đã bị đau khổ, nhưng niềm hy vọng nơi các ngài mang nặng mầm mống trường sinh” (Kn 3, 2-4).
Các Thánh Tử Đạo: Tử Đạo Việt Nam! Các ngài là chứng nhân cho Chúa Kitô đã toàn thắng sự chết. Chứng nhân có nghĩa là con người vẫn được mời gọi về hưởng trường sinh. Thay vì hình khổ ngắn ngủi, anh em sẽ được nhiều ơn vĩ đại, là vì Thiên Chúa đã luyện lọc anh em và thấy anh em xứng đáng, Ngài đã thử thách anh em như thử vàng trong lửa, và đã chấp nhận anh em như của lễ toàn thiêu. Phải, như của lễ toàn thiêu hợp với của lễ hy sinh trên Thập Giá của Chúa Kitô. Là vì kiên cường cho đến chết, anh em đã tuyên xưng Chúa Kitô tử nạn - Ngài là sự khôn ngoan, là quyền năng Thiên Chúa. Chúa Kitô: trong Ngài, chúng ta được Thiên Chúa cứu rỗi.
Tất cả những ai tin cậy ở nơi Ngài - nơi Chúa Kitô tử nạn và phục sinh - họ sẽ được hiểu biết chân lý. Những ai trung thành với Ngài sẽ được cùng Ngài sống trong thương yêu, là vì ân sủng và tình thương vẫn được dành cho những người được tuyển chọn (Kn 3,9).
Anh em là dòng giống các vị Tử Đạo.
Anh em là dòng giống những người được tuyển chọn.
Anh em hãy nghe hết lời sách Khôn Ngoan: “Trong ngày phán xét họ sẽ long lanh như những tia sáng chiếu trên đồng cỏ từ đông sang tây” (3,7). Những tia sáng, những ánh đèn phản chiếu nguồn quang minh rực rỡ. Và đây là câu sau cùng trong sách Khôn Ngoan: “Các dân tộc sẽ trị vì, họ cai trị dân chúng. Nhưng trên tất cả Thiên Chúa sẽ thống trị mọi loài” (3,8). Chúa đây, tức là Chúa Kitô tử nạn và phục sinh. Ngài xuống trần gian “Không để xét xử nhân loại, nhưng để nhân loại nhờ Người mà được cứu rỗi” (Ga 3, 17). Chính Chúa Kitô này: anh em đã tham gia vào cuộc thống khổ và tử nạn Thập Giá Ngài. Hôm nay anh em hãy tham gia vào việc cứu độ trần gian mà chính Ngài đã kết thúc.
Nguyện chúc cho mùa lúa vàng của anh em muôn năm tồn tại trong hoan lạc.
(Bản dịch của Đức ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ, 1988)
Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II
0 nhận xét:
Đăng nhận xét