Anh giáo và Công giáo: cùng
nhau thi hành sứ vụ
WHĐ (22.11.2012) / Zenit –
Ngày 19-11-2012, các nhà lãnh đạo của cuộc đối thoại giữa Giáo hội Công giáo và
Cộng đồng Anh giáo đã gặp nhau tại Hội đồng Tòa thánh Cổ võ sự Hiệp nhất các
Kitô hữu, để bàn về việc cùng nhau làm chứng và thi hành sứ vụ.
Giám mục Công giáo Bolen Don
và Giám mục Anh giáo David Hamid, đồng chủ tịch của Ủy ban đối thoại mang tên “Ủy
ban Quốc tế Anh giáo và Công giáo Roma về Hiệp nhất và Truyền giáo” (IARCCUM),
giải thích với Đài phát thanh Vatican rằng mục đích của Ùy ban là “canh tác mảnh
đất màu mỡ của cùng một niềm tin, bằng cách gieo trồng những hạt giống vào những
nơi thích hợp cho việc cùng nhau làm chứng và thực thi sứ vụ”.
Đặc biệt các tham dự viên cuộc
gặp gỡ này được yêu cầu “làm thế nào cho những tiến bộ quan trọng vào những năm
gần đây được mọi thành phần trong các giáo hội trên thế giới biết đến nhiều
hơn”.
Một dự án đang được thực hiện
là xuất bản một trang web giới thiệu các chứng từ hiệu quả của người Công giáo
và Anh giáo đang cùng nhau thi hành sứ vụ, chẳng hạn như tại Sudan, nơi mà các
giám mục của hai Giáo hội đang dấn thân vào những hoạt động chung vì hòa bình,
hòa giải và trợ giúp những người phải tản cư.
IARCCUM được thành lập năm
2001 để thúc đẩy công việc của Ủy ban đối thoại ra đời sau Công đồng Vatican
II, “Ủy ban Quốc tế Anh giáo – Công giáo Roma” (ARCIC) bằng cách xác định những
lĩnh vực mà các tín hữu Anh giáo và Công giáo có thể cùng nhau hoạt động cho việc
làm chứng, truyền giáo, cầu nguyện và học hỏi.
Công giáo và Hồi giáo hợp tác
thúc đẩy công lý
WHĐ (22.11.2012) / VIS –
“Công giáo và Hồi giáo hợp tác thúc đẩy công lý trong thế giới hiện nay” là chủ
đề của cuộc Hội thảo chuyên đề lần thứ tám do Hội đồng Tòa Thánh về Đối thoại
Liên tôn và Trung tâm đối thoại liên tôn của Tổ chức Quan hệ và Văn hóa Hồi
giáo (ICRO) tổ chức tại Roma từ ngày 19 đến 21-11-2012. Đồng chủ tọa Hội thảo
là Đức hồng y Jean-Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Đối thoại Liên
tôn, và Tiến sĩ Mohammad Bagher Korramshad, Chủ tịch ICRO.
Một thông cáo công bố ngày
hôm nay cho biết chủ đề được chia thành bốn đề tài, theo quan điểm của người
Công giáo và của người Hồi giáo Shi’i: (1) Khái niệm về công lý, (2) Công lý vì
con người, (3) Công lý đối với các thành phần khác nhau trong xã hội, và (4)
Công lý cho toàn thể gia đình nhân loại.
Thông cáo viết tiếp:
Cả hai bên đều bày tỏ nhận thức
và mối quan tâm đến những thách đố hiện nay, bao gồm cuộc khủng hoảng kinh tế,
vấn đề môi trường, sự suy yếu của gia đình -như là một định chế cơ bản của xã hội-
và, các mối đe dọa đối với hòa bình thế giới. Các tham dự viên, dù nhìn nhận cả
những tương đồng và sự khác biệt, nhưng đều tập trung vào những nền tảng và giá trị chung mà đôi bên cùng chia sẻ:
1. Niềm tin vào Thiên Chúa
Duy nhất, Đấng sáng tạo mọi sự, giúp mỗi người chúng ta hiểu biết toàn diện về
công lý. Những lĩnh vực khác nhau khi áp dụng công lý đều có liên quan đến
nhau: cá nhân, cộng đoàn, xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa và luật pháp.
2. Công lý là một nhân đức dựa
trên phẩm giá con người, đòi hỏi sử dụng đúng đắn lý trí và sự soi sáng của
Thiên Chúa. Thừa nhận và tôn trọng tự do lương tâm là một trong nhiều điều kiện
của công lý trong xã hội chúng ta.
3. Bản chất năng động của
khái niệm công lý có thể giúp thích nghi để đối diện với những thách đố mới
trong thế giới hiện nay.
4. Trách nhiệm của các nhà
lãnh đạo tôn giáo, của các tổ chức, và thực sự của mọi tín hữu là tố cáo sự bất
công và áp bức dưới mọi hình thức và thúc đẩy công lý trên toàn thế giới. Chúng
ta tin rằng tôn giáo của chúng ta có nguồn sức mạnh có thể thúc đẩy mọi người
làm cho công lý và hòa bình được thực hiện.
5. Để thúc đẩy công lý trong
thế giới ngày nay, người Hồi giáo và Kitô hữu phải tiếp tục đào sâu sự hiểu biết
lẫn nhau qua việc hợp tác và không ngừng đối thoại.
6. Cần tận dụng những thành
quả của cuộc gặp gỡ này và truyền thông cho mọi người thuộc các cộng đồng và xã
hội của chúng ta để họ có thể tác động thực sự trên thế giới.
Các tham dự viên rất hài lòng
và hân hạnh được Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI tiếp kiến khi kết thúc hội thảo.
ĐTC chào mừng họ và khuyến khích họ tiếp tục con đường đối thoại đích thực và
hiệu quả. Cuộc hội thảo lần tới - sau một cuộc họp trù bị - sẽ diễn ra tại
Tehran, Iran, trong vòng hai năm nữa.
(VIS, 21-11-2012)
Minh Đức
hdgmvn.org
0 nhận xét:
Đăng nhận xét