HÃY SÁM HỐI VÀ TIN MỪNG

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

SÂN CỎ, KHUNG THÀNH BÓNG ĐÁ EURO 2012






Từ ngày 08. Tháng Sáu đến ngày 01. tháng Bảy 2012 diễn ra những trận cầu tranh tài gây cấn của môn thể thao Bóng Đá Euro 2012 ở trên sân cỏ hai nước Balan và Ukraina, giữa 16 đội tuyển bóng đá của 16 nước Âu Châu. Và những trận tranh tài trên sân cỏ này thu hút hấp dẫn rất hàng chục, hàng trăm ngàn, hàng triệu nhiều người trên thế giới qua màn ảnh truyền hình.

Vẫn biết thể thao Bóng đá là một bộ môn thể thao luyện tập thân thể khoẻ mạnh cùng góp phần vào giải trí lành mạnh trong đời sống. Nhưng bộ môn thể thao này càng ngày càng có sức hấp dẫn thu hút con người về nhiều phương diện khác nữa, như thương mại buôn bán, quảng cáo, phát triển kỹ thuật xây cầu trường, trồng cỏ trên sân, mẫu mã quần áo cùng dày cho cầu thủ, kỹ thuật chế biến làm trái banh, trường huấn luyện đá banh, truyền hình, truyền thanh, báo chí chụp hình ảnh…cùng kéo theo nhiều khâu khác trong đời sống cùng nhập cuộc.

Còn đời sống đức tin có bị lôi cuốn nhập cuộc theo dòng nước thể thao Bóng đá không? Có sự tương đồng hay khác biệt giữa hai lãnh vực này không?

1. Hai cách thế sống

Chưa thấy nói thể thao bóng đá muốn lôi cuốn đức tin cùng nhập cuộc. Nhưng đời sống thực hành đức tin bị ảnh hưởng không ít, có khi còn bị cản trở, về thời giờ do thời biểu, nơi tập luyện cùng sức hấp dẫn thi đấu của bộ môn này. Vì thời giờ diễn ra song song với nhau lúc đọc kinh xem lễ cùng lúc tập dượt hay thi đấu.

1.1.Trong thể thao thành tích đạt được bằng con số và con người là trung tâm điểm. 

Còn trong lễ nghi Phụng vụ tôn giáo không có con số và Thiên Chúa, Đấng vô hình, là đích điểm trung tâm của tâm hồn đức tin.

1. 2.Trong thể thao, dù thành tích thi đấu tập luyện cho khoẻ mạnh được đề cao khuyến khích, nhưng nguy cơ bị thương mại buôn bán hóa luôn là cám dỗ mạnh mẽ không chỉ nơi một cá nhân cầu thủ nào, mà còn toàn đội nữa.

Còn trong đời sống đạo giáo đức tin không có việc thi đua, không có sự việc buôn bán lợi nhuận trong đó. Cung cách tâm tình cách sống đạo đức chân thành với Thiên Chúa và tình thương yêu bác ái con người với nhau được khuyến khích đề cao.

1.3.Một đội banh thể thao trong thi đấu trên sân cỏ có thể thắng mà cũng có thể thua, về lâu dài đội banh có thể bị biến dạng và cũng có thể bị giải tán mất luôn.

Còn đức tin vào Thiên Chúa trong đạo giáo thì không như thế. Thiên Chúa hôm qua, hôm nay và ngày mai vẫn là một. 

1.4. Môn thể thao bóng đá ngày nay thu hút hấp dẫn con người. Vì bộ môn này trở thành xem như một hình thức tôn giáo bị trần tục hóa, với hệ thống kinh doanh buôn bán lời lỗ, thành tích cá nhân được đề cao tuyên dương như những ngôi sao sáng chói.

Nhưng dẫu vậy, nó không thể nào thay thế hoặc trở thành tôn giáo được. Trận đấu thể thao, thắng thua, thành tìch cá nhân sẽ mau chóng qua đi rơi vào qúa khứ quên lãng, khi diễn biến thễ thao chấm dứt. 

Trái lại đức tin tôn giáo cho tâm hồn con người luôn tồn tại có đó. Nó kéo dài suốt dọc đời sống con người. Cho dù Tôn giáo niềm tin không có sức thu hút mạnh mẽ như thể thao bóng đá. 

1.5. Dẫu thế, kỷ luật luyện tập trong thể thao, không riêng gì ngành bóng đá, vẫn là điều đáng để ý học hỏi cho đời sống đức tin. Vì đời sống nhân bản hay đời sống đức tin vẫn luôn là một trường tập luyện cách sống đạo đức, cách sống nên người

Trong thể thao các cầu thủ hay học viên bắt buộc phải nghe tuân theo lời chỉ dẫn của huấn luyện viên mới có thể luyện tập nhuần nhuyễn thành thục cùng mong đạt được thành tích cao.

Trong đức tin đạo giáo, người tín hữu Chúa Kitô cũng cần phải lắng nghe giáo huấn của Chúa, của Giáo Hội. Trong việc gíao dục đào tạo ngay từ trong gia đình con cháu cũng phải lắng nghe lời cha mẹ chỉ bảo hướng dẫn.

1.6. Điều khác biệt là ngày nay trong đời sống đức tin và trong giáo dục đào tạo, càng có khuynh hướng không muốn nghe tuân theo người khác, chỉ muốn tự ý độc lập. Trái lại trong thể thao không có chuyện đó: lắng nghe tuân theo chỉ bảo tập luyện là tuyệt đối, là giới luật căn bản dẫn đến thành công.

Đức tin và đời sống luôn cần sự tương quan liên kết. Một mình, rất nhiều người không sao tìm đến con đường đức tin được. Họ cần đến Giáo Hội, đến người tín hữu cùng đồng hành hướng dẫn tới đức tin vào Chúa. 

Thể thao là một nghệ thuật về cách sống cộng đồng xã hội nói lên điều này. Vì thể thao luyện tạo ra một liên đới tương quan thân xác và tinh thần cùng đồng nhất hòa nhịp với nhau.

2. Ước vọng sâu thẳm 

2.1. Vượt qua cơm bánh

„ Trên nền tảng nào, môn chơi này có sức hấp dẫn, đến nỗi trở nên quan trọng bên cạnh cơm bánh như vậy? 

Ðưa mắt nhìn ngược trở về thời Roma xa xưa, chúng ta có thể tìm ra câu trả lời: tiếng la hét đòi cơm bánh và môn chơi biểu hiện của khát vọng về một đời sống thiên đàng hạnh phúc, về một đời sống no đủ không có cực nhọc vất vả, và tự do được thỏa mãn tràn đầy. Ðiều này ẩn chứa trong môn chơi: trong hành động hoàn toàn tự do, không có đích điểm, không có sự bó buộc, nhưng có cố gắng về sức lực và được thi hành trọn vẹn.

Trong ý nghĩa này môn chơi cũng là một thể loại thử tìm trở về nhà, nơi là thiên đàng hạnh phúc: bước thoát ra khỏi đời sống hằng ngày bị trói buộc do những ràng buộc căng thẳng vất vả, và lo liệu cho đời sống căng thẳng có tự do những gì không bắt buộc và dẫn dưa đưa đến sự tốt đẹp.

Như thế, môn chơi đã vượt qua cuộc sống hằng ngày. Môn chơi trước hết, nhất là đem đến cho trẻ em, bạn trẻ một bộ mặt đức tính khác: Sự tập luyện bước vào đời sống. Nó vẽ nên dấu chỉ hình ảnh đời sống tự mình phát triển cung cách sống cởi mở tự do. 

Với tôi, hấp lực của môn chơi Bóng đá nằm ở chỗ, nó liên kết cả hai khía cạnh này trong một hình thái có sức hấp dẫn thuyết phục.

Nó bó buộc con người, trước hết tự mình thuần thục hóa chính mình qua việc tập luyện để thắng chính mình, qua sự vượt trội có sẵn hay đạt được đưa đến tự do. Thể thao bóng đá cũng dậy cho biết sống chơi kỷ luật với nhau. Trong một đội banh bắt buộc phải khép mình từng cá nhân vào tập thể chung.

Môn thể thao bóng đá nối kết qua cùng chung đích điểm. Thành công hay không thành công của mỗi cá nhân nằm trong liên quan thành công hay không thành công của toàn đội banh. 

Nó dậy cung cách chơi đấu thể thao cao thượng khi chống chọi nhau, qua việc tuân giữ luật lệ chơi chung. Có thế cả hai bên đội banh mới có tự do.

Trong khi theo dõi quan sát tranh tài trận bóng đá trên sân cỏ, khán gỉa tự đồng hóa mình với trận chơi và với các cầu thủ đang thi đấu; họ gần như tham dự hăng say tích cực với đội banh gà nhà và cả với đội đối thủ, với sự căng thẳng bó buộc và cả với tự do nữa. 

Các cầu thủ chơi chạy trên sân cỏ trở thành hình ảnh biểu tượng của đời sống riêng họ, và tạo ảnh hưởng lại trên họ. Các cầu thủ biết rằng, những người đó tự vẽ nên hình ảnh mình qua các cầu thủ và tìm thấy được công nhận nơi họ.

Lẽ tất nhiên những điều này có thể trở nên bị tiêu hủy, bị làm cho ra xấu xa, khi yếu tố thương mại, tiền bạc chiếm ngự; khi môn chơi thể thao trở thành kỹ nghệ sản xuất, nó tạo ra một thế giới hào nhoáng hình ảnh không tốt đẹp. 

Cho dù không tạo ra một thế giới hào nhoáng đầy hình ảnh, không có được lý do tích cực đi nữa trong môn chơi thể thao này: nó vẫn là phần tiền luyện tập thuộc về đời sống và sự bước qua của đời sống đi tìm phương hướng của một thiên đàng hạnh phúc đã bị mất. 

Cả hai đều đi tìm kỷ luật của sự tự do, trong mối dây ràng buộc vào luật lệ với nhau, chống chọi lại nhau và của mỗi cá nhân. 

Nên rất có thể, chúng ta trong suy nghĩ như thế, rút ra từ môn chơi thể thao bóng đá bài học mới cho đời sống. Nơi môn chơi thể thao này ta nhận ra một nền tảng căn bản: Con người sống không nguyên chỉ bằng cơm bánh thôi. 

Vâng, thế giới cơm bánh thật ra chỉ là bước tiên khởi cho đời sống con người, cho một thế giớ tự do. Sự tự do sống còn phát triển qua luật lệ, qua thuần thục giáo dục. Nó dậy cách sống chơi chung và sống thế nào là một đối thủ đúng ngay chính trong cuộc chơi. 

Cuộc chơi, đời sống, nếu chúng ta đi sâu vào, có thể hiện tượng của một thế giới hào hứng phấn khởi về bóng đá giúp ta nhận ra nhiều điều vượt xa hơn chỉ là một cuộc vui chơi giải trí.“ (Đức Hồng Y Joseph Ratzinger)

2.2. Đạt đến đời sống nhân bản

Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị, bây giờ là Vị Thánh trong Giáo Hội, đã có lần tâm tình cùng các cầu thủ đá banh: 

„ Nghề nghiệp đá banh của các con đòi hỏi nhiều dấn thân hy sinh cùng sự luyện tập chuẩn bị. Những điều này thật đáng tuyên dương đánh gía cao. Cha khuyến khích cổ võ các con, cùng các bạn đồng nghiệp của các con, làm sao biến đổi chiến thắng vô địch quán quân trong thể thao thành chiến thắng vô địch quán quân (champion) trong đời sống; bằng cách tỏ cho con người thấy những gía trị tốt đẹp đó của môn thể thao giúp ích cho họ sống nhân bản xứng đáng con người hơn.“ 

****************

Trên cầu trường sân cỏ tinh thần dấn thân, sẵn sàng chơi đấu, cung cách đồng đội chơi chung của các cầu thủ, tinh thần thể thao thượng võ tình người giữa các cầu thủ (fairness), sự hào hứng phấn khởi của khán gỉa mộ điệu, là những gía trị tốt đẹp. Những gía trị cao đẹp này có thể từ sân cỏ gây suy nghĩ đi vào tận đời sống con người. 

Thể thao bóng đá có thể trở thành một trường học tốt cho con người. Dẫu vậy, như mọi trường huấn luyện khác, trường học thể thao sẽ mất ý nghĩa mục đích của mình, nếu nó chỉ quy vào phục vụ cho riêng mình thôi.

Mùa Bóng đá Euro 2012

Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long (vietcatholic.net)


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | JCPenney Coupons