Luật Giáo Hội quy định như thế nào về các điều kiện để làm vú bõ đỡ đầu? Có thể chọn một nữ tu hay một linh mục để đỡ đầu làm vú bõ được không? Được phép chọn bao nhiêu vú bõ đỡ đầu Rửa Tội và có bắt buộc phải chọn vú bõ cùng phái tính với người sắp được Rửa Tội không?
1- Điều kiện để làm vú bõ đỡ đầu
Theo điều 874 của Bộ Giáo luật hiện hành, vú bõ đỡ đầu phải:
1. Do chính người sắp được Rửa Tội chọn, hoặc do cha mẹ hay những người thay quyền cha mẹ chọn, hoặc nếu thiếu những người ấy, thì do cha sở hay do thừa tác viên chọn, và phải có khả năng và ý muốn đảm nhận nhiệm vụ này.
2. Đủ mười sáu tuổi trọn, trừ khi Giám Mục giáo phận đã ấn định một mức tuổi khác, hoặc trừ khi cha sở hay thừa tác viên xét thấy phải chấp nhận, vì một lý do ngoại lệ.
Lý do ngoại lệ ở đây có thể hiểu là trong những trường hợp đặc biệt hay có bất tiện nặng không thể tìm được vú bõ đỡ đầu nào khác.
3. Là người Công giáo đã lãnh nhận bí tích Thêm Sức và bí tích Thánh Thể, và phải có đời sống xứng hợp với đời sống đức tin và nhiệm vụ phải đảm nhận;
- Chỉ có những người Công giáo mới có thể làm vú bõ đỡ đầu cho người được rửa tội Công giáo. Không được nhận một người không cùng một niềm tin làm vú bõ đỡ đầu. Một người đã được Rửa Tội thuộc một cộng đoàn Giáo Hội không Công giáo chỉ được chấp nhận như là nhân chứng của bí tích Rửa Tội cùng với một người đỡ đầu Công giáo (Điều 874 §2).
- Một người có đời sống không xứng hợp với đời sống đức tin và nhiệm vụ phải lãnh nhận (chỉ xét lúc đỡ đầu rửa tội, chứ không xét đến quá khứ) phải được coi như là thiếu điều kiện để làm vú bõ đỡ đầu. Vì thế thừa tác viên Bí tích Rửa Tội cần phải để ý xác minh về điểm này.
4. Không mắc một hình phạt của giáo luật đã được tuyên kết (đối với hình phạt hậu kết) hay tuyên bố cách hợp pháp (đối với hình phạt tiền kết).
5. Không là cha hoặc mẹ của người được Rửa Tội.
2. Có thể chọn một nữ tu hay một linh mục để đỡ đầu làm vú bõ được không?
Trong Bộ Giáo luật cũ, các tập sinh cũng như các khấn sinh trong các Hội Dòng không được làm vú đỡ đầu, trừ phi trong trường hợp khẩn thiết và phải có phép rõ ràng ít là của Bề trên địa phương (x. Điều 766, 30 và 40, CIC/1917). Các đan sĩ cũng không được làm người đỡ đầu bởi vì người ta đánh giá rằng lối sống của đan sĩ không cho phép họ chu toàn các nghĩa vụ. Các giáo sĩ cũng không được làm bõ đỡ đầu, trừ phi có phép rõ ràng của Đấng Bản quyền riêng. Tuy nhiên, Bộ Giáo luật hiện hành không còn cấm các giáo sĩ, tu sĩ làm vú bõ đỡ đầu nữa.
3. Được phép chọn bao nhiêu vú bõ đỡ đầu Rửa Tội và có bắt buộc phải chọn vú bõ cùng phái tính với người sắp được Rửa Tội không?
3.1. Được chọn bao nhiêu vú bõ đỡ đầu?
2. Có thể chọn một nữ tu hay một linh mục để đỡ đầu làm vú bõ được không?
Trong Bộ Giáo luật cũ, các tập sinh cũng như các khấn sinh trong các Hội Dòng không được làm vú đỡ đầu, trừ phi trong trường hợp khẩn thiết và phải có phép rõ ràng ít là của Bề trên địa phương (x. Điều 766, 30 và 40, CIC/1917). Các đan sĩ cũng không được làm người đỡ đầu bởi vì người ta đánh giá rằng lối sống của đan sĩ không cho phép họ chu toàn các nghĩa vụ. Các giáo sĩ cũng không được làm bõ đỡ đầu, trừ phi có phép rõ ràng của Đấng Bản quyền riêng. Tuy nhiên, Bộ Giáo luật hiện hành không còn cấm các giáo sĩ, tu sĩ làm vú bõ đỡ đầu nữa.
3. Được phép chọn bao nhiêu vú bõ đỡ đầu Rửa Tội và có bắt buộc phải chọn vú bõ cùng phái tính với người sắp được Rửa Tội không?
3.1. Được chọn bao nhiêu vú bõ đỡ đầu?
Điều 873 của Bộ Giáo luật hiện hành cho phép được chọn:
- hoặc một bõ đỡ đầu,
- hoặc một vú đỡ đầu,
- hoặc chọn cả hai.
Như vậy:
- có một bõ đỡ đầu hoặc một vú đỡ đầu cũng được,
- không được có hai bõ đỡ đầu hoặc hai vú đỡ đầu.
3.2. Không nhất thiết vú bõ đỡ đầu phải cùng phái tính với người sắp được Rửa Tội (x. ASSEMBLEE DES EVEQUES CATHOLIQUES DU QUÉBEC, Guide canonique et pastoral au service des paroisses, Edition canadienne, Wilson &Lafleur, 2006, p. I-14, 5.1).
Lm. Luy Huỳnh Phước Lâm, GP.Long Xuyên
0 nhận xét:
Đăng nhận xét