Một số nhận định của Đức Ông Paul Tighe, thư ký Hội Đồng Tòa Thánh về Truyền Thông Xã Hội
Ngày 27 tháng 5 vừa qua Đức TGM Bernardito Auza, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cạnh các tổ chức của Liên Hiệp Quốc ở New York, đã kêu gọi cộng đồng quốc tế bảo vệ các nhà báo trong các vùng có giao tranh. ĐTGM Auza đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong cuộc thảo luận của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc liên quan tới việc bảo vệ các nhà báo trong các tình trạng chiến tranh. ĐC Auza cho biết trong hai năm 2014-2015 đã có 337 nhà báo và phóng viên chiến trường bị giết hay bị bắt và giam tù trong khi hành nghề tại những vùng có giao tranh. Ngài nói: Không thể có các lời bào chữa, bởi vì các phe liên hệ trong xung đột không bảo vệ và che chở các nhà báo, bởi lẽ các phương tiện truyền thông phục vụ công ích; và thông tin tức là một trong các dụng cụ chính của sự chia sẻ dân chủ. Nó là một phương thế nền tảng và cần thiết cho cộng đoàn nhân loại. Các nhà báo và phóng viên chiến trường cống hiến một mỏ neo cứu thoát cho những người bị kẹt đàng sau các lằn ranh thù nghịch, hay bị bắn bởi lằn đạn của cả hai phe.
Trong bài phát biểu ĐTGM Auza cũng nhấn mạnh sự kiện tầm quan trọng của các phóng viên ấy tiếp tục gia tăng trong thế giới ngày càng được nối kết với nhau hơn. Thật thế, việc phát triển kỹ thuật khiến cho cộng đoàn của toàn thế giới liên tục nhận được các tin tức từ các vùng có chiến tranh. Và nếu điều đó là một thiện ích cho việc thăng tiến tình liên đới toàn cầu và các trợ giúp nhân đạo đối với các nạn nhân, thì đồng thời nó cũng diễn tả một khó khăn, khi phải lượng định tích cách khách quan của các tin tức nhận được. Thật thế, vì các phe liên lụy trong cuộc xung đột không thể là các nguồn đáng tin cậy của một thông tin khách quan. Và chính ở đây người ta nhận ra tầm quan trọng của các nhà báo biết chú ý tới sự thật, nói lên sự thật và thăng tiến công ích. Và cũng luôn luôn tại đây người ta hiểu “nguy cơ trầm trọng” mà một trong các kẻ tranh chấp muốn thủ tiêu một nhà báo trung thành với nhiệm vụ tường thuật khách quan của mình.
Tiếp tục bài phát biểu vị đại diện Tòa Thánh nhắc nhở rằng cộng đồng quốc tế đã đề ra một vài dụng cụ giúp bảo vệ các phóng viên chiến trường, như Hiệp Ước Genève và các khoản thêm vào đã xác định. Tuy nhiên, điều đó chưa đủ, vì trong 90% các trường hợp việc sát hại các nhà báo xảy ra một cách vô cớ, và chỉ có ít hơn 5% các thủ phạm bị bắt và bị xử án. Không chỉ có thế, trong bối cảnh hiện nay, trong đó các cuộc xung đột do các lực lượng không phải quốc gia chủ mưu, thật là quan trọng duyệt xét lại hệ thống các quyền lợi và việc bảo vệ các phóng viên trong các cuộc xung đột, để xem nó có còn thích hợp hay trái lại, cần phải có các biện pháp mới. Trong bối cảnh này cộng đồng quốc tế có thể nắm giữ một vai trò quan trọng trong việc cung cấp sự trợ giúp kỹ thuật và tài chánh cho các nước cần có chúng để cải tiến các đường lối chính trị bảo vệ các phóng viên chiến trường và đối phó với các vụ vi phạm đã xảy ra.
ĐC Auza cũng nhấn mạnh bổn phận của các nhà báo và phóng viên. Trước hết họ phải sử dụng sự bén nhậy, đặc biệt trong các tình trạng, trong đó bổn phận phải khách quan đụng độ với việc tôn trọng các giá trị văn hóa và niềm tin tôn giáo của một dân tộc bị liên lụy trong chiến tranh. Thật thế, trong khi thiếu tin tức khách quan là một việc không phục vụ sự thật và có thể khiến cho các mạng sống và đường lối chính trị của một quốc gia lâm nguy, thì việc thiếu tôn trọng đối với nền văn hoá và tôn giáo có thể khiến cho chính cuộc xung đột trở thành trầm trọng hơn. Sau cùng, vị đại diện Tòa Thánh hướng tư tưởng tới tất cả các nhân viên truyền thông đứng ở hàng tiền phong, để cho tiếng kêu khóc của các nạn nhân các cuộc chiến có thể được nghe thấy, và tiếng nói của những người yêu chuộng hòa bình được vang vọng. Nhưng nhất là cần tất cả mọi người cùng nhau làm việc để loại trừ chiến tranh và xung khắc, để đừng có ai phải liều tính mạng và sự an toàn thể lý của mình.
Mặt khác, cũng trong các ngày cuối tháng 5 vừa qua Đức Ông Paul Tighe, Thư ký Hội Đồng Tòa Thánh về Truyền Thông Xã Hội, đã tham dự đại hội quốc tế về xã hội tin học tại Genève và đã phát biểu trước đại hội. Đức Ông Paul Tighe, cũng là thành viên của Ủy ban cải tổ truyền thông của Tòa Thánh Vaticăng, đã khẳng định rằng: “Một việc truyền thông tốt luôn luôn là một chinh phục nhân bản hơn là một chính phục kỹ thuật”.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới quý vị bài phỏng vấn Đức Ông liên quan tới bài phát biểu trước đại hội quốc tế tại Geneve.
Hỏi: Thưa Đức Ông, các kỹ thuật số và vi tính tân tiến ngày nay nắm vai trò nào trong lãnh vực truyền thông?
Đáp: Rõ ràng là chúng ta phải thừa nhận và nhấn mạnh tiềm năng của các kỹ thuật mới, để tạo ra các nền tảng cho việc phát triển nhân bản, Tuy nhiên, đồng thời tôi đã muốn nói rằng các kỹ thuật không thôi tự chúng không thể thay đổi thế giới, và cần phải có sự dấn thân của con người. Chúng ta hãy luôn luôn chắc chắn dùng các tài nguyên này để trợ giúp tất cả mọi người. Đối với tôi đã thật là quan trọng nói rằng truyền thông là một chinh phục nhân bản, chứ không phải chỉ đơn thuần là một kỹ thuật mà thôi. Thật là quan trọng những người kết nối với Mạng có đưọc một khả thể lớn để tiến triển trong lãnh vực giáo dục và trong lãnh vực kinh tế. Tuy nhiên, có những người đã bị loại trừ khỏi khả thể này, vì nghèo túng. Sẽ thật là một điều kinh khủng, nếu Mạng Lưới mới này lại còn gạt bỏ hơn nữa những người vốn đã nghèo và bị loại trừ ngoài lề xã hội.
Hỏi: Như vậy làm thế nào để thăng tiến một chiến thuật không loại bỏ ai khỏi cuộc cách mạng kỹ thuật này, thưa Đức Ông?
Đáp: Khi lắng nghe các phái đoàn khác phát biểu trong hội nghị, xem ra có một dấn thân lớn trên bình diện toàn cầu. Một trong các nỗ lực của hội nghị là nối liền tất cả các suy tư này liên quan tới các kỹ thuật với ý tưởng của việc phát triển nhân bản. Thế rồi tôi còn tìm thấy trong đại hội nhiều Tổ chức phi chính quyền toàn thế giới đang hoạt động trong lãnh vực phát triển và đang nghĩ tới một chiến thuật để trợ giúp việc phát triển ấy. Họ đang tìm đặt ở hàng đầu cố gắng phát triển các cơ cấu hạ tầng trên bình diện quốc gia, cho phép toàn thế giới hiện diện trong môi trường mới này, bắt đầu từ các quốc gia nghèo nhất, bởi vì họ giải thích điều họ đang làm để chắc chắn rằng bên trong một quốc gia, không chỉ có người giầu, nhưng tất cả mọi người đều có khả thể tự diễn tả và cảm nhận được điều đang xảy ra trong các lãnh vực này.
Hỏi: Thưa Đức Ông, Giáo Hội có thể đóng góp gì cho việc truyền thông luôn được tham dự nhiều hơn, hiển nhiên như ngày nay, trong các mạng lưới xã hội khác nhau?
Đáp: Có một điều quan trọng: đó là Giáo Hội bắt đầu từ các cơ sở giáo dục hiện diện tại khắp nơi trên thế giới này, bằng cách bảo đảm rằng kiểu dậy dỗ của chúng ta rút tiả ra lợi ích từ các kỹ thuật mới, và bằng cách bảo đảm rằng đây là điều mọi người đều có thể được hưởng. Thế rồi, có các sáng kiến chuyên biệt, như sáng kiến bên Châu Mỹ Latinh, nơi mạng lưới RIIAL, là mạng lưới tin học của Giáo Hội, đang tìm cộng tác với các cộng đoàn cơ bản, để tận dụng khai thác các tiềm năng của các kỹ thuật tân tiến này. Thế rồi, như là Giáo Hội, xem ra chúng tôi đã là một mạng lưới truyền thông rồi, chúng tôi đã là một cộng đoàn của các cộng đoàn, và điều này là ngôn ngữ mà nhiều người dùng để miêu tả cả liên mạng Internet.
Hỏi: Từ kinh nghiệm hay đẹp này, Đức Ông có nhận được gợi hứng nào không, khi nghĩ tới việc canh cải các phương tiện truyền thông của Tòa Thánh Vaticăng, mà người ta hiện đang nói đến rất nhiều, thưa Đức Ông ?
Đáp: Tôi tin rằng có một điều rõ ràng đối với tất cả mọi người, một diều giúp tôi hiểu rằng tất cả mọi người “chiến đấu” để hiểu cho rõ thách đố, và rằng chúng tôi không là những người duy nhất trên thế giới này phải suy tư trở lại kiểu truyền thông, hiện diện trên Mạng. Từ đó cũng thật là quan trọng lắng nghe, hiểu biết điều các quốc gia khác đang làm, trong các xã hội khác. Thật vậy, bây giờ chúng ta có khả thể cùng nhau học hỏi.
(RG 28-5-2015)
(Linh Tiến Khải, RadioVaticana 05.06.2015)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét