HÃY SÁM HỐI VÀ TIN MỪNG

Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014

HÃY CHO CHÚA HIỂN LINH NƠI CÁC DÂN NGOẠI


Lễ Ba Vua có vẻ linh động hơn lễ Giáng Sinh. Lễ Giáng Sinh, chúng ta hợp nhau quanh máng cỏ, nơi hang lừa, nhin Chúa Hài Nhí trong khung cảnh trầm lặng. Mục đồng nghe tin sứ thần loan báo, liền kéo nhau đến hang lừa. Và còn tiếng vang gì khác nữa trong đêm Chúa Giêsu sinh ra. Chỉ có khung cảnh hang đá để trong gia đình, hay trong nhà thờ là cảnh an bình của máng cỏ. Chúng ta chiêm ngắm với bài ca "Đêm Thánh Vô Cùng" để ca mừng Chúa Hài Nhi ngủ yên trong máng cỏ.

Bây giờ đến lễ "Hiển Linh", dưới nhiều hình thức khác nhau. Mấy nhà Đạo Sĩ từ xa đến và gặp Chúa Giêsu. Có lễ Hiển Lính khác lại nói đến Chúa Giêsu chiu phép rữa bởi Gioan Tẩy Giã. Và bao nhiêu lời Kinh Thánh nói về Bêlem, nói Chúa Giêsu sinh ra cho mọi người trông thấy. Và tuần sau, lẽ Chúa Giêsu chiu phép rữa, chúng ta sẽ nghe có tiếng từ trời phán rằng "Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người" (Lc 3:22)

Trong năm phụng vụ mới, chúng ta nghe phúc âm thánh Luca trong những ngày Chúa nhật. Nhưng, hôm nay lại nghe phúc âm thánh Mathêu. Phúc âm thánh Luca, tả lúc Chúa Giêsu sinh ra có mục đồng, còn thánh Mátthêu có mấy nhà Đạo Sĩ. Luca trình bày các mục đồng nghèo và đơn sơ ở trong hang đá còn Mátthêu trình bày ngai quyên lực của vua Hêrôđê ở cung điện.

Phúc âm thánh Mátthêu có nhiều chủ điểm về người Do Thái. Tác giả viết phúc âm cho những người Do Thái mới trở lại. Họ biết Kinh Thánh Do Thái và hiểu những chú thích trong phúc âm nói về Do Thái. Thí dụ như: Mátthêu tả Chúa Giêsu theo dòng giỏi vua David (là gốc ở Bêlem). Phúc âm thánh Mátthêu nói về Chúa Giêsu sinh ra là cho tất cả mọi người, không chỉ những người Do Thái mà thôi. Các nhà Đạo Sĩ đi từ phương xa đến. Phuơng Đông là trung điểm của những người học hỏi về các hành tinh và các ngôi sao trong vũ trụ. Mátthêu tả các nhà Đạo Sĩ dựa theo sấm ngôn của Isaia như trong bài đọc thứ nhất: "Lạc đà dần dần che rợp đất, lạc đà Mađian và Êpha; dân Sơ-Va hết thảy kéo lại, mang vàng với trầm hương, và cất cao lời ca tụng Đức Chúa" (Is 60:6). Isaia tiên đoán các lãnh tụ cai trị các nước sẽ đến để thờ phượng Thiên Chúa của Israel. Mátthêu chứng tỏ thị kiến của Isaia về Chúa Kitô đã thực hiện và tin Chúa Kitô không phải đến cho một số người mà cho tất cả mọi người.

Chúng ta nghe trong phúc âm, những điều gì chờ đợi Chúa Giêsu. Ngay từ khi Chúa Giêsu còn hài nhi, các lãnh tụ chính trị đã cảm thấy lo sợ, và vua Hêrôđê bối rối tìm cách giết hại Chúa Giêsu. Và ngay sau câu chuyện này, sứ thần Chúa bao mộng cho ông Giuse đưa Hài Nhi và Mẹ Người trốn sang Ai Cập (2: 13-15). Vua Hêrôđê tim giết tất cả các con trẻ từ 2 tuổi trở xuống để mong tránh khỏi vị vua sẽ cạnh tranh với ông ta (2: 16-23). Những người nghèo khổ thường bị bị kẻ quyền uy có của áp bức trong thế giới này.

Hôm nay Mátthêu thức tỉnh chúng ta ra khỏi ánh sáng lòe loẹt đêm Giáng Sinh. Chúa Kitô đến lay động toàn thế giới chứ không phải chỉ nơi Ngài sinh ra. Người ngoại quốc tìm đến nơi Chúa Kitô sinh ra để thờ lạy Ngài. Biên giới giữa các nước đã bị xóa bỏ, khi chúng ta chấp nhận lời mời gọi của Thiên Chúa để theo Chúa Kitô. Hêrôđê hiểu đúng Chúa Giêsu là vua cuả "Vương Quốc Thiên Chúa", một vương quốc hùng mạnh có thể chống đối với quyền uy của các lãnh tụ đang cai trị trên trần gian.

Cụm từ "Hiển Linh" là bởi gốc Hylap, có nghĩa là biểu hiện ra. Trong văn chương Hylap cụm từ đó được dùng để bảo tin một vị Chúa tể đến với loài người. Cụm từ đó không liên hệ đến cách chúng ta dùng cụm tự do: như khi chúng ta nói "tôi vừa được một hiển linh" nghĩa là tôi vừa có một ý kiến mới là. Nguồn gốc cụm tự đó nói rõ ý nghĩa ngày lẽ hôm nay. Hôm nay Thiên Chúa đến viếng thăm, để tỏ mình cho chúng ta.

Theo truyền thống, chúng ta thường gọi ba nhà Đạo Sĩ là ba nhà thông thái, khôn ngoan. Hình như họ có trí thông mình nhìn biết được điều chúng ta tìm tòi, mong đợi, liên hệ đến điều gì linh thiêng. Nếu chúng ta có thể đặt tên cho những điều chúng ta mong đợi đó thì hôm nay chúng ta có thể lên đường với các nhà Đạo Sĩ đo để tìm đến Đấng là nguồn của sự khôn ngoan hiển thế và xin cho được nhìn nhận Thiên Chúa vào đời sống chúng ta.

Trong tranh ảnh thời Trung Cổ, các nhà Đạo Sĩ ăn mặc theo người châu Á, châu Phi và châu Âu. Đó là điều phúc âm hôm nay nói cho chúng ta biết là Chúa Kitô đến cho tất cả mọi người. Tục truyền cho tên ba nhà Đạo Sĩ là: Caspar, Melchior và Balthasar. Hiện nay nhiều gia đình có phong tục viết chữ chính của ba tên đó trên khung cửa đi vào nhà như thế này " 20 + C + M + B = 12" Vì ba nhà Đạo Sĩ đến gặp hài nhi Kitô. Chữ viết bằng phấn trên khung cửa vào nhà chỉ dấu chúng ta là Kitô Hữu đón chào khách trong năm như đón chào Chúa Kitô.

Nếu ba nhà Đạo Sĩ đó cứ theo suy nghỉ của chúng ta thì họ không cần tìm đến vua Hêrôđê để hỏi làm gì, vì "vị vua mới của người Do Thái phải sinh ra trong đền Vua" là một suy nghĩ đúng nhất? Nhưng ý của Thiên Chúa lại khác. Vị Vua mới đó sinh trong hang lừa, nơi một làng nhỏ bé.

Bởi thế, hôm nay chúng ta suy ngẫm về đời sống chúng ta đã được hướng dẫn bởi ý thức của loài người. Thế gian tìm quyền uy, danh vọng, tranh dành ảnh hưởng, đó là các hành động của con người khác với đường lối của Thiên Chúa. Chúa Giêsu Kitô, Vua chúng ta, ở nơi nghèo hèn, không ai để ý đến, đến với những người "ngoài cuộc", Và Ngài làm những người "trong cuộc" không an tâm. Tình Chúa được chào đón không kể biên giới tự nhiên, tìm đến tất cả mọi người. Vì đối với Thiên Chúa không ai là người "ngoài cuộc", và tất cả chúng ta đều ở "trong cuộc".

Các nhà Đạo Sĩ được Thiên Chúa báo tin qua một vì sao để dẫn họ đến Chúa Kitô. Chúng ta, người tín hữu, thử tìm "vì sao" nào là dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống của chúng ta. Ngôi Lời Thiên Chúa đã nói với chúng ta "những vì sao" đó là ai: họ là những người nghèo hèn, cơ cực. Nếu chúng ta tìm đến họ thì chúng ta sẽ gặp Chúa Kitô.

Chúng ta cũng đã được hướng dẫn để khám phá Chúa Kitô qua các "ngôi sao" như cha mẹ, nhà truyền giáo, giáo viên, bạn bè, vv ... Chúng ta cũng có "ngôi sao" trong chòm sao đức tin của mình: Như các giáo dân nam nữ, rất mạnh dạn sống đức tin, mà tiểu sử của họ trong xứ đạo đã biết. Và đã tổ chức kỷ niệm các ngày lễ của họ cùng với cộng đoàn giáo dân. Những lối sống thánh thiện của họ giúp chúng ta nên "thánh" trong cộng đoàn của mình, để hân hoan đến gặp gỡ Chúa Kitô. Ngài không còn là một em bé trong nôi, nhưng Ngài đang sống giữa chúng ta nhắc nhở chúng ta về tình yêu Thiên Chúa và mời gọi chúng ta hãy rộng mở để "người dân ngoại" có thể hiện diện bất cứ đâu trong cuộc sống chúng ta.

Trong những lúc tôi đi giảng tĩnh tâm từ họ đạo này qua họ đạo khác, tôi thường ngạc nhiên về những điều mới lạ mà tôi nhận thấy. Những điều đó không phải trên dãy ghế trong nhà thờ, mà ở ngay giữa Hội Đồng Giáo Xứ, các ca đoàn, các người phụ trách việc phụng vụ, các thành viên của xóm giáo v.v... Hình như Thiên Chúa mời gọi mọi người gần và xa như các nhà Đạo sĩ đến để cùng nhau thờ phượng Chúa. Theo câu chuyện các nhà Đạo sĩ và các câu chuyện khác trong Kinh Thánh chúng ta thấy Thiên Chúa chọn nhiều người khác nhau để họ cùng đến với nhau để phục vụ. Thiên Chúa dùng các tài nghệ có nguồn gốc khác nhau để truyền bá ánh sáng Chúa Kitô và để hiễn linh từ thời này qua thời khác trong thế gian.

Nếu tôi ở trong một nhóm học Kinh Thánh ngày hôm nay, tôi mong sẽ cùng nhau tìm hiểu "Ai là người ngoài cuộc của cộng đoàn chúng ta, và ai là người thân cận của cộng đoàn, và chúng ta làm sao tìm đến họ?"

Chuyển ngữ : FX Trọng Yên, OP

Lm Jude Siciliano, OP
danchuausa.net

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | JCPenney Coupons