BÀI
ĐỌC I: Is 35, 1-6a. 10
"Chính Thiên Chúa sẽ đến và cứu độ chúng
tôi".
Trích sách
Tiên tri Isaia.
Nơi hoang
địa cằn cỗi sẽ vui mừng, cõi tịch liêu sẽ hân hoan, và nở bông dường như khóm
huệ, sẽ nảy chồi non và hoan hỉ vui mừng, và khen ngợi rằng: Đã ban cho Israel được vinh quang của xứ Liban, huy hoàng
của Carmel và
Saron. Chính chúng sẽ nhìn thấy vinh quang của Chúa, và huy hoàng của Thiên
Chúa chúng ta.
Hãy làm
cho mạnh mẽ những bàn tay rời rã, và hãy làm cho tăng sức những đầu gối mỏi
mòn. Phải nói cho những người nhát đảm rằng: Hãy can đảm lên, đừng sợ hãi! Kìa
Thiên Chúa các ngươi sẽ đem lại điều báo ứng; chính Thiên Chúa sẽ đến và cứu độ
các ngươi.
Bấy giờ
mắt người mù sẽ nhìn thấy, và tai những người điếc sẽ được nghe. Bấy giờ người
què sẽ nhảy nhót như nai, những người được Chúa cứu chuộc, sẽ trở về, và đến
Sion với lời khen ngợi; và trên đầu họ mang hoan hỉ triền miên, họ sẽ được vui
mừng khoái trá, họ sẽ không còn đau buồn; rên siết sẽ trốn xa. Đó là lời Chúa.
ĐÁP
CA: Tv 145, 7. 8-9a. 9bc-10
Đáp: Lạy Chúa, xin đến cứu độ chúng con (x. Is 35, 4).
Xướng: 1) Thiên Chúa trả lại quyền lợi cho người bị áp bức,
và ban cho những kẻ đói được cơm ăn. Thiên Chúa cứu gỡ những người tù tội. -
Đáp.
2) Thiên Chúa mở mắt những kẻ đui mù; Thiên Chúa giải thoát những kẻ bị khòm lưng khuất phục. Thiên Chúa yêu quý các bậc hiền nhân; Thiên Chúa che chở những khách kiều cư. - Đáp.
2) Thiên Chúa mở mắt những kẻ đui mù; Thiên Chúa giải thoát những kẻ bị khòm lưng khuất phục. Thiên Chúa yêu quý các bậc hiền nhân; Thiên Chúa che chở những khách kiều cư. - Đáp.
3) Thiên
Chúa nâng đỡ những người mồ côi quả phụ, và làm rối loạn đường nẻo đứa ác nhân.
Thiên Chúa sẽ làm vua tới muôn đời. Sion hỡi, Đức Thiên Chúa của ngươi sẽ làm
vua tự đời này sang đời khác. - Đáp.
BÀI
ĐỌC II: Gc 5, 7-10
"Hãy vững lòng, vì Chúa gần đến".
Trích thư
Thánh Giacôbê Tông đồ.
Anh em hãy
kiên nhẫn chờ ngày Chúa đến. Kìa xem người nông phu trông đợi hoa màu quý báu
của đồng ruộng, kiên nhẫn đợi chờ mưa xuân và mưa thu. Vậy anh em hãy bền chí
và vững tâm, vì Chúa đã gần đến. Anh em đừng kêu trách lẫn nhau, để khỏi phải
bị kết án. Này đây quan toà đã đứng trước cửa. Anh em hãy học gương kiên nhẫn
và chịu đựng trong gian khổ của các tiên tri, là những người đã nói nhân danh
Chúa. Đó là lời Chúa.
ALLELUIA:
Is 61, 1 (x. Lc 4, 12)
Alleluia,
alleluia! - Thánh Thần Chúa ngự trên tôi. Người đã sai tôi đem tin mừng cho
người nghèo khó. - Alleluia.
PHÚC ÂM: Mt 11, 2-11
"Thầy có phải là Đấng phải đến chăng, hay
chúng tôi còn phải đợi một Đấng nào khác?"
Tin Mừng
Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy,
Gioan ở trong ngục nghe nói về các việc làm của Chúa Kitô. Ông sai môn đệ đến
thưa Ngài rằng: "Thầy có phải là Đấng phải đến chăng, hay chúng tôi còn
phải đợi Đấng nào khác?" Chúa Giêsu bảo họ: "Hãy về thuật lại cho
Gioan những gì các ông nghe và thấy: người mù được thấy, người què đi được,
người phong hủi được khỏi, người điếc được nghe, người chết sống lại, và tin
mừng được loan báo cho kẻ nghèo khó; và phúc cho ai không vấp ngã vì Ta".
Khi những
người được sai đến đã đi rồi, Chúa Giêsu liền nói với đám đông về Gioan rằng:
"Các ngươi đi xem gì ở hoang địa? Một cây sậy phất phơ trước gió ư? Vậy
các ngươi đi xem gì? Một người ăn mặc lả lướt ư? Nhưng những người ăn mặc lả
lướt thì ở nơi cung điện nhà vua. Vậy các ngươi đi xem gì? Một tiên tri ư?
Phải, Ta bảo các ngươi, và còn hơn một tiên tri nữa. Vì có lời chép về ông
rằng: 'Này Ta sai sứ thần Ta đi trước mặt con, để dọn đường sẵn cho con'. Ta
bảo thật các ngươi, trong các con cái người nữ sinh ra, chưa từng xuất hiện một
ai cao trọng hơn Gioan Tẩy Giả; nhưng người nhỏ nhất trong nước trời còn cao
trọng hơn ông". Đó là lời Chúa.
CHIA SẺ
Các bài chia sẻ của
Đức Cố Hồng Y Phaolo Maria Phạm Đình Tụng
Bài 1
Bài Phúc Âm hôm nay thuật lại việc ông Gioan bị giam trong ngục sai môn đe đến hỏi đức Giêsu có phải là Đấng Thiên sai không? Đức Giêsu bảo về thuật lại cho Gioan những sự việc họ chứng kiến.
Qua bài Phúc âm trên đây, chung ta sẽ suy: Đức Giêsu dùng cách nào để chứng minh Ngài là Đấng Thiên Sai, nghĩa lad được Thiên Chúa sai đến cứu dân Ngài.
Sau đây chúng ta sẽ suy về hai điểm:
Chúa Giêsu dùng cách naò để làm chứng về mình.
Khi hai môn đệ Gioan đến hỏi Chúa Giêsu: Ngài có phải là Đấng phải đến không? Sao Chúa không nói trắng ra rằng: Đúng, Ta là Đấng phải đến, hay nói cách khác: “Ta là Đấng Cứu Thế”. Như vậy có tiện không? Chúng ta tưởng như vậy, nhưng Chúa nghĩ thế, Chúa biết rằng nói trắng ra không có lợi, bởi vì khi ấy dân chúng chưa sẵn sàng đón nhận sự thật đó. Tuy họ tha thiết mong đợi Đấng Cứu Thế mà Thiên Chúa đã hứa ban. Nhưng quan niệm của họ về đấng Cứu Thế hoàn toàn sai lạc, ngược hẳn với Chúa Giêsu. Họ mơ ước một vị Cứu Tinh có uy quyền binh đội, giải phóng dân tộc, làm cho nước độc lập về chính trị, gaìu mạnh về kinh tế…
Trước quan niệm và mơ ước đó, nếu Chúa Giêsu tuyên bố mình là đấng Cứu Thế thì dân chúng sẽ đòi hỏi Ngài hành động. Nếu không được như ý họ sẽ mất tín nhiệm và phá rối ngay từ đầu.Chúa không có thì giờ truyền giảng Phúc âm, dạy cho người ta biết sứ mệnh đích thực của Đức Kitô là cứu nhân loại khỏi ách nô lệ của tà thần, tội lỗi và vạch cho họ con đường trở về cùng Thiên Chúa là hạnh phúc thật.
Vì tuyên bố trắng ra không có lợi, nên Đức Giêsu đã trả lời cách khác, tuy không thẳng vào câu hỏi, nhưng lại tinh tường và để tâm suy nghĩ sẽ nhận ra sự thật. Chúa bảo các môn đệ ông Gioan ở lại xem rồi trở về kể cho ông những điều mắt thấy tai nghe. Đối với Đức Giêsu cũng như với bất kỳ ai: Việc làm là bằng chứng có gí trị hơn lời nói. Một người nói hay nói khéo, xưng mình là anh hùng tài ba, cứu nhân độ thế, bác ái thương người hay là gì đi nữa, nếu việc họ làm không đi đôi với lời nói, nếu họ sống ích kỷ, tìm tư lợi đặt gánh nặng trên vai người khác. Như vậy thì họ có nói hay nói khéo cũng không ai tin. Xem quả thì biết cây, xem việc họ làm thì biết họ thế nào. Đức Giêsu dạy thế, và ở đây áp dụng nguyên tắc đó, Ngài bảo các môn đên của ông Gioan cứ xem việc Ngài làm rồi về kể lại cho các ông biết. Vậy họ đã xem thấy những gì? – Họ xem thấy các phép lạ đó nói lên quyền phép của Chúa và minh chứng Ngài bởi Thiên Chúa mà đến, như lời ông nicôđêmô đã nói: “Chúng tôi biết Thày bởi Thiên Chúa mà đến, vì không ai làm được những phép lạ Thày làm nếu Thiên Chúa không ở cùng người đó” (Ga3,2-3).
Những phép lạ Chúa làm còn nói lên lòng thương yêu đặc biệt của Ngài đối với những kẻ nghèo hèn, đau khổ, bị khinh dể bạc đãi. Thương giúp những ngưpừi mù què, phong hủi, nghèo khó là đặc tính của đấng Thiên sai mà Tiên Tri Isaia đã loan báo từ tám năm trước và chắc ông Gioan cũng hiểu như vậy. Bởi vì, đối với Gioan cũng như theo quan niệm người Dothái, thời đại Đấng Thiên sai là thời đại hoàng kim thái bình, mọi đau khổ sẽ được xoá bỏ, thời đại của những phép lạ dành cho kể chết sống lại (Is 26,19), kẻ mù được sáng ( Is 29,18), kể buồn khổ được ủi an ( Is 61,1. Một điều cần chú ý là sau khi nêu lên những phép lạ chữa bệnh tàn tật phần xác, Chúa Giêsu nói thêm: “Người nghèo khó được nghe tin mừng”. Giảng tin mừng cho kẻ nghèo hèn, dạy cho họ biết Thiên Chúa là Cha nhân lành, hằng thương xót họ. Đó là sứ mệnh quan trọng nhất của Đấng Thiên Sai. Nhưng người Do Thái không nhận thấy như vậy. Những phép lạ: Kẻ mù sáng mắt, kẻ què bước đi, người phong hủi được lành mạnh…. Thì người ta trông thấy kết quả ngay trước mắt, còn giảng tin mừng cho người nghèo, đem họ trở về với Thiên Chúa thì kết quả âm thầm và đòi phải chờ đợi lâu mới nhận thấy. Bởi vì Nước Trời tựa như hạt cải gieo xuống đất, như men trộn trong bột, lúc đầu thì bé nhỏ âm thầm, mãi sau mới lớn mạnh và đem lại kết quả trông thấy.
Để kết luận, chúng ta hãy nhớ lại lich sử dân Do Thái xưa là một Mùa Vọng trường kỳ, họ mong đợi đấng Cứu Thế, nhưng khi Ngài đến họ đã vấp phạm, không nhìn nhận Ngài. Đời sống người Kitô hữu cũng cũng là một Mùa vọng kéo dài, chúng ta cũng sống trong hy vọng, hy vọng vào Chúa, vào Đạo, vào Giáo Hội. Nhưng ta đừng quên rằng Cây Thập Giá là mối vấp cho ta. Nếu ta chỉ muốn tìm nơi đạo những gì hơpk với sở thích riêng ta. Nếu ta chỉ muốn đi con đờng rộng và trốn tránh khổ giá thì sớm muộn sẽ haòi nghi nản lòng trước cơn thử thách. Để giữ vững lập trường, chúng ta hãy đưa mắt nhìn lên Thánh Giá và bảo mình rằng: Đây là nguồn ơn cứu độ, đây mới đúng là đường đưa ta đến cùng Chúa.
BÀI 2
Trong bài Phúc Am hôm nay, ta thấy Đức Giêsu bảo hai môn đên ông Gioan về thuật lại cho ông những điều tai nghe mắt thấy, đoạn Chúa kết luận: “Phúc cho ai không vấp phạm về Ta”. Câu này đáng cho chúng ta suy ngắm.
Vấp phạm về Chúa là gì? Nghĩa là không hiểu biết Chúa, không tin vào Chúa, phản đối Chúa chỉ vì lý do thấy nơi Ngài những điều không vừa ý mình, không đúng quan niệm của mình, không thoả mãn đòi hỏi phàm tục của mình.
Dù ngày Thiên Chúa lên tiếng gọi tổ phụ Apraham, trải qua hai ngàn năm lịch sử, người Do Thái hằng mong đợi Đấng Cứu Tinh mà Thiên Chúa hứa sai đến cứu họ. Tiếc rằng, họ có một quan niệm sai lầm về thân thế và sự nghiệm của đấng Thiên Sai, họ nghĩ đấng Thiên Sai phải sang trọng, uy quyền như đế vương, có quân đội vũ khí, có khả năng giải phóng dân tộc… Nhưng nơi Đức Giêsu, họ không thấy có như vậy. Ngài giáng sinh trong cảnh nghèo hèn, sống đời lao động trong một gia đình công nhân tầm thường Na-za-ét, ít được biết đến.
Lần kia, có người nghe nói Đức Giêsu quê ơ Na-za-rét, họ liên ngạc nhiên phát biều: Từ Na-za-rét có thể phát xuất sự gì tốt đựoc? (Ga 1, 45). Lần khác, khi Đức Giêsu về quê, vào một hội đường Ngài lên đọc và giải thíc Lời Thánh Kinh một cách thông minh khác thường, những người làng Na-za-rét xì xào bàn tán với nhau: “Đây không phải là con ông thợ mộc Giuse làng ta sao?”(Mc 1,6). Như vậy, là bản thân Chúa, gia đình Chúa, quê hương Chúa đã trở nên duyên cớ cho người ta vấp phạm, vì họ thấy quá ư tầm thường, khác hẳn quan niệm của họ về Đấng Cứu Tinh.Hơn nữa, những điều Chúa giảng dạy nhiều khi cũng làm cho người Do Thái thắc mắc và phản đối. Thí dụ trong dịp chữa người bất toại ở Ca-pha-na-um Chúa nói: “Tội lỗi con đã được tha thứ”. Nghe thế, những người xung quanh lẩm bẩm: “Ông này nói phạm thượng. Ai có quyền tha tội nếu không phải là Thiên Chúa?” (Lc 6,52).
Mặt khác, người Do Thái hy vọng Đấng Cứu Tinh sẽ đem lại cho họ những sự lành phần xác ở đời này. Họ không tìm hiều hạnh phúc thật Chúa muốn đem đến cho họ, đòi họ phải chừa bỏ tội lỗi, cải thiện đời sống. Họ tưởng cứ sống như cũ rồi ngửa tay nhận lấy những ân huệ Chúa ban. Sau nữa, điều làm cho họ vấp phạm hơn cả là cuộc khổ nạn của Chúa trên Thập Giá: Mấy ngày trước họ còn hoan hô rước Chúa vào Thành Giêrusalem, mà sau họ lại giơ tay đả đảo Chúa, chỉ vì cây Thập Giá là mối vấp lớn lao đứng sừng sững trên Núi Sọ. Thánh Phaolô cùng viết: “Tôi rao giảng Đức Kitô chịu đóng đinh là mối vấp cho người Do Thái và là sự điên dại đối với người Hy Lạp.” ( I Cor 1,23).
Sách Phúc Am thuật lại: Sau khi Đức Giêsu Giáng Sinh được bốn mươi ngày, đức Maria đem Chúa lên Đền thờ, dâng hiến cho Thiên Chúa theo luật ông Môi sen. Khi ấy, có một cụ già tên là Si-mê-on nói tiên tri về tương lai Đức Giêsu như sau: “Trẻ em này sẽ nên duyên cớ cho nhiều người ngã xuống hoặc chỗi dậy, nghĩa là nhiều người sẽ được cứu độ nhờ trẻ em này, nhưng cũng có nhiều kẻ vấp phạm và hư đi vì trẻ em này…” (Lc 2,34).
Lời tiên tri của cụ Simêon đã ứng nghiệm, không những nơi bản thân Đức Giêsu mà cả nơi Đạo Chúa và Giáo Hội của Ngài.
Thực vậy, vì có nhưng quan điểm không đúng nên nhiều người thắc mắc. Nếu Đạo Chúa là chân chính thì phải được nhiều người tôn trọng và tuân theo, nhưng luôn bị người ta khinh thường và bách hại. Giáo Hội do Chúa lập ra sao cứ lu mờ đi trước những tiến bộ của thời đại? Người Kitô hữu là con cài Chúa, luôn ngửa mặt cầu nguyện: Xin Cha cho chúng con lương thực hàng ngày... xin cứu chúng con cho khỏi mọi sự dữ, thế mà vẫn đói rét nghèo khổ.... Với những thắc mắc như vậy, nhiều người sinh ra hoài nghi, Đức tin suy yếu mà mất dần. Nhưng Chúa Giêsu bảo: “Phúc cho những ai không vấp phạm về Ta”. Vì thế, chúng ta phải đề cao cảnh giác, giữ vững lập trường trước những khó khăn thử thách mà Đạo Chúa, Giáo Hội Chúa và bản thân ta phải trải qua.Ông Gioan tác giả là một tấm gương sáng cho ta trong vấn đề này. Khi ông xuất thân giảng dạy dân chúng, người ta đến với Ngài rất đông, sẵn sang tin theo lời Ngài, cúi đầu chịu phép rửa bởi tay Ngài.... Trước mặt Gioan như mở ra một viễn tưởng ttốt đẹp về thời đại đấng Cứu Tinh. Ngài hy vọng sẽ được sống bên cạnh Chúa, đem tài năng nghị lực của mình để phục vụ cho sự nghiệp cứu độ của Chúa. Nhưng hy vọng đó không thành đạt, Ngài bị vua Hê-rô-đê bắt giam, cuộc đời Ngài bỗng đi vào trong bóng tối, mạng sống của Ngài nằm trong tay một bạo Chúa dâm ô độc đoán. Những ngày ở trong ngục, Gioan nghĩ đến Đức Giêsu, nghĩ đến dân chúng, nghĩ đến các môn đệ mình, ông cảm thấy một nỗi buồn man mác. Tuy nhiên, trong tình huống đó ông vẫn giữ vững lập trường, tuyệt đối tin vào sứ mệnh của Chúa quan phòng. Thế rồi, đầu ông bị rụng xuống, tiếng nói của ông im đi, nhưng đức tin và gương sáng của ông vẫn tồn tại như ngọn hải đăng soi đường cho những tâm hồn bị dao động trong cuộc vượt biển ba đào trần thế.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét