« Được kêu gọi làm rạng ngời Lời
chân lý » (Tông thư Porta Fidei, số 6)
Anh chị em thân mến,
Cử hành Ngày Thế Giới Truyền Giáo
năm nay mang một ý nghĩa hoàn toàn đặc biệt. Việc kỷ niệm 50 năm Sắc lệnh Ad
gentes của Công đồng, việc khai mạc Năm Đức Tin và Thượng Hội Đồng Giám Mục về
tân Phúc Âm hóa giúp tái khẳng định ý muốn của Giáo Hội can đảm và hăng hái dấn
thân hơn nữa trong sứ mạng đến với muôn dân (‘missio ad gentes’) để Tin Mừng đạt
tới mọi chân trời góc bể.
Công đồng chung Vatican II, với sự
tham dự của các Giám mục Công giáo đến từ khắp nơi trên thế giới, đã là một dấu
chỉ sáng chói của tính phổ quát của Giáo Hội, lần đầu tiên đón tiếp nhiều Nghị
Phụ như thế đến từ Á Châu, Phi Châu, Châu Mỹ Latinh và Châu Đại Dương. Các Giám
mục truyền giáo và các Giám mục bản địa, các Mục tử của các cộng đồng rải rác
nơi những cư dân không kitô, đã mang đến cho Công đồng hình ảnh một Giáo Hội hiện
diện trên khắp các châu lục và trở thành những người giải thích các thực tại phức
tạp của những gì mà lúc đó được gọi là “Thế Giới Thứ Ba”. Giàu kinh nghiệm phát
xuất từ sự kiện là những Mục tử của các Giáo Hội trẻ và trên đường hình thành,
được đánh động bởi đam mê truyền bá Nước Thiên Chúa, các ngài đã đóng góp cách
quan trọng vào việc tái khẳng định sự cần thiết và cấp bách của việc loan báo
Tin Mừng cho các dân tộc, và như thế mang đến trung tâm của giáo hội học bản chất
truyền giáo của Giáo Hội.
Giáo Hội học truyền giáo
Cái nhìn này đã không biến mất
hôm nay. Thậm chí nó đã biết đến một sự suy tư thần học và mục vụ phong nhiêu
và, đồng thời, nó được tái hiện lần nữa với tính cách cấp bách mới mẻ bởi vì
con số những người vẫn còn chưa biết Chúa đã gia tăng: “Những người chờ đợi
Chúa Kitô vẫn còn nhiều vô kể”, Chân phước Gioan-Phaolô II đã khẳng định như thế
trong Thông điệp Redemptoris missio liên quan đến tính hợp thức thường hằng của
mệnh lệnh truyền giáo. Và ngài nói thêm: “Tâm trí chúng ta không thể yên khi
nghĩ đến hàng triệu anh chị em của chúng ta, họ cũng được máu Chúa Kitô cứu chuộc,
nhưng đang sống không biết đến tình yêu của Thiên Chúa” (số 86). Tôi cũng thế,
khi triệu tập Năm Đức Tin, tôi đã viết rằng Chúa Kitô « ngày nay cũng như lúc
đó, sai chúng ta trên những nẻo đưởng của thế giới để loan báo Tin Mừng của
Ngài cho mọi dân tộc trên trái đất » (Tông thư Porta Fidei, số 7). Việc loan
báo mà, như vị Tôi Tớ Chúa là Đức Phaolô VI cũng đã cho thấy trong Tông huấn
Evangelii nuntiandi, « đối với Giáo Hội,
không phải là một sự đóng góp tùy ý : đó là bổn phận của Giáo Hội, theo lệnh
truyền của Chúa Giêsu, để con người có thể tin và được cứu độ. Vâng, sứ điệp
này là cần thiết. Nó là độc nhất. Nó không thể được thay thế » (số 5). Bởi thế,
chúng ta cần lấy lại chính nhiệt huyết tông đồ của các cộng đoàn kitô hữu tiên
khởi mà, dù nhỏ bé và vô phương tự vệ, đã có thể, qua việc loan báo và chứng
tá, truyền bá Tin Mừng trên toàn bộ thế giới được biết đến lúc đó.
Vì thế, không ngạc nhiên gì việc
Công đồng Vatican II và Huấn quyền của Giáo Hội theo sau Công đồng đã đặc biệt
nhấn mạnh đến mệnh lệnh truyền giáo mà Chúa Kitô đã giao phó các các môn đệ đầu
tiên của Ngài và phải làm nên sự dấn thân của toàn thể Dân Thiên Chúa, của các
Giám mục, linh mục, phó tế, nam nữ tu sĩ và giáo dân. Sứ mệnh loan báo Tin Mừng trên khắp cùng trái đất
trước hết thuộc về các Giám mục, những vị hữu trách trực tiếp của việc Phúc Âm
hóa trên thế giới, với tư cách là những thành viên của giám mục đoàn cũng như
là những Mục tử của các Giáo Hội địa phương. Quả thế, các ngài « đã được thánh
hiến không chỉ cho một giáo phận, nhưng vì ơn cứu rỗi của toàn thế giới »
(Gioan-Phaolô II, Thông điệp Redemptoris missio, số 63), « người rao giảng đức
tin, dẫn đến cho Chúa Kitô những môn đệ mới » (Sắc lệnh Ad gentes, số 20) và
làm cho « hữu hình tinh thần và lòng hăng hái truyền giáo của Dân Thiên Chúa, để
toàn thể giáo phận trở thành truyền giáo » (ibid., 38).
Ưu tiên loan báo Tin Mừng
Vì thế, đối với một Mục tử, lệnh
truyền rao giảng Tin Mừng không bị hạn chế vào việc chỉ để ý đến thành phần của
Dân Thiên Chúa được giáo phó cho ngài săn sóc mục vụ, cũng không hạn chế vào việc
sai một linh mục hay giáo dân ‘fidei donum’ nào đó. Nó phải bao hàm mọi hoạt động
của Giáo Hội địa phương, tất cả các lãnh vực của Giáo Hội địa phương, nói tóm lại
toàn thể cuộc sống và hoạt động của nó. Công đồng Vatican II đã chỉ ra điều đó
cách rõ ràng và Huấn quyền kế tiếp nhau đã mạnh mẽ tái khẳng đình. Điều đó đòi
hỏi luôn thích ứng các nếp sống, các kế hoạch mục vụ và việc tổ chức của giáo
phận với chiều kích nền tảng này của Giáo Hội, cách riêng trong thế giới biên động
không ngừng của chúng ta. Và điều này cũng có giá trị cho các Dòng Tu và các Hội
Đời Sống Tông Đồ cũng như cho các Phong trào trong Giáo Hội : mọi thành phần của
bức tranh ghép lớn của Giáo Hội phải mãnh liệt cảm thấy được chất vấn bởi lệnh
truyền của Chúa rao giảng Tin Mừng, để Chúa Kitô được loan báo khắp nơi. Chúng
ta những Mục tử, nam nữ tu sĩ cũng như toàn thể tín hữu trong Chúa Kitô, chúng
ta phải bước đi trên những dấu chân của thánh Phaolô, ngài, « tù nhân của Chúa
Kitô vì anh em, những người ngoại… » (Eph 3,1) đã làm việc, đã đau khổ và chiến
đấu để mang Tin Mừng đến cho các dân ngoại (Col 1,24-29) mà không tiết kiệm
năng lượng, thời giờ và các phương tiện để làm cho Sứ điệp của Chúa Kitô được
nhận biết.
Cả ngày hôm nay nữa, sứ mạng đến
với muôn dân phải là chân trời thường xuyên và là khuôn mẫu của mọi hoạt động của
Giáo Hội bởi vì chính căn tính của Giáo Hội được hình thành nhờ niềm tin vào Mầu
Nhiệm của Thiên Chúa được Chúa Kitô mạc khải để mang lại cho chúng ta ơn cứu độ
và nhờ sứ mạng làm chứng cho Ngài và loan báo Ngài cho thế giới cho đến khi
Ngài lại đến. Như Thánh Phaolô, chúng ta phải để ý đến những người đang còn ở
xa, những người vẫn còn chưa biết Chúa Kitô và vẫn còn chưa cảm nghiệm được
tình phụ tử của Thiên Chúa, ý thức rõ rằng « sự cộng tác được mở rộng ngày nay
khi mang lấy những hình thức mới, mà bao hàm không chỉ việc trợ giúp kinh tế
nhưng còn cả việc tham dự trực tiếp vào việc Phúc Âm hóa » (Gioan-Phaolô II,
Thông điệp Redemptoris missio, số 82). Việc cử hành Năm Đức Tin và Thượng Hội Đồng
Giám Mục về tân Phúc Âm hóa sẽ tạo nên những cơ hội thuận lợi để khơi lại sự hợp
tác truyền giáo, nhất là trong hình thức thứ hai này.
Đức tin và việc loan báo
Ước muốn loan báo Chúa Kitô thúc
đẩy chúng ta đọc lịch sử để khám phá ở đó những vấn đề, những khát vọng và những
hy vọng của nhân loại mà Chúa Kitô phải chữa lành, thanh tẩy và đổ đầy sự hiện
diện của Ngài. Quả thế, sứ điệp của Ngài luôn luôn thời sự, nó đi vào chính
trung tâm của lịch sử và có khả năng mang lại một câu trả lời cho những lo âu
sâu khắc khoải sâu xa nhất của mọi người. Vì thế, Giáo Hội, trong tất cả các
thành phần của mình, phải ý thức rằng « các chân trời bao la của sứ mạng của
Giáo Hội, sự phức tạp của hoàn cảnh hiện tại đòi hỏi ngày nay có những hình
thái mới để thông truyền cách hữu hiệu Lời Thiên Chúa »( Bênêđictô XVI , Tông
huấn Verbum Domini, số 97). Trước tiên và trên hết, điều này đòi hỏi một sự găn
bó đức tin mới mẻ, cá nhân và cộng đoàn, với Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô « vào
một thời điểm biến đổi sâu xa như thời điểm mà nhân loại đang trải qua » (Tông
thư Porta Fidei, số 8).
Quả thật, một trong những chướng
ngại cho nhiệt huyết loan báo Tin Mừng là cuộc khủng hoảng đức tin không chỉ của
thế giới Tây phương nhưng còn của phần lớn nhân loại đang đói khát Thiên Chúa
và phải được mời gọi và dẫn đến bánh hằng sống và nước trường sinh như người phụ
nữ Samaritanô đã đến giếng Gia-cóp và đối thoại với Chúa Kitô. Như thánh sử
Gioan kể lại, câu chuyện của người phụ nữ này đặc biệt có ý nghĩa (x. Ga
4,1-30) : bà gặp Chúa Giêsu, ngài xin bà uống nước nhưng rồi tiếp đến lại nói với
bà về một thứ nước mới, có thể làm vơi cơn khát của bà luôn mãi. Lúc đầu, bà
không hiểu, bà vẫn ở trên bình diện vật chất nhưng, dần dần, bà được Chúa dẫn đến
chỗ thực hiện một hành trình đức tin đưa bà đến nhận ra Ngài như là Đấng Thiên
Sai. Về vấn đề này, thánh Augustinô khẳng định : « Sau khi đã đón nhận Chúa Kitô
trong tâm hồn mình, bà phải làm gì hơn nữa là để vò nước lại đó và chạy đi loan
báo tin mừng ? » (Bài giảng 15,30).
Cuộc gặp gỡ với Con Người sống độn
của Chúa Kitô, Đấng làm vơi cơn khát của tâm hồn, chỉ có thể dẫn đến mong ước
chia sẻ với người khác niệm vui của sự hiện diện này và làm cho Ngài được nhận
biết để mọi người có thể cảm nghiệm điều đó. Cần phải canh tân nhiệt huyết
thông truyền đức tin để thăng tiến một cuộc Phúc Âm hóa mới mẻ các cộng đoàn và
các Nước có truyền thống Kitô giáo lâu đời đang mất đi sự quy chiếu đến Thiên
Chúa, để tái khám phá niềm vui tin tưởng. Mối bận tâm loan báo Tin Mừng không
bao giờ được ở bên rìa của các hoạt động của Giáo Hội và của đời sống bản thân
của người kitô hữu, nhưng nó phải là đặc điểm của chúng cách mạnh mẽ vì ý thức
rằng chúng ta là những điểm đến và, đồng thời là những nhà truyền giáo của Tin
Mừng. Điểm trọng tâm của việc loan báo vẫn luôn như thế : ‘Kêrygma’ (rao giảng
Tin Mừng) Chúa Kitô chết và phục sinh để cứu rỗi thế giới, ‘Kêrygma’ về tình
yêu của Thiên Chúa tuyết đối và toàn vẹn cho mọi người nam người nữ, đã đạt tới
cao điểm xuyên qua việc sai Con Một đời đời là Chúa Giêsu, Đấng đã không ngại
mang lấy sự nghèo hèn của bản tính con người chúng ta, yêu mến nó và cứu chuộc
nó khỏi tội lỗi và sự chết bằng việc hiến mình trên thập giá.
Niềm tin vào Thiên Chúa, trong kế
hoạch tình yêu được thực hiện trong Chúa
Kitô, trước hết là một ân huệ và một mầu nhiệm phải đón nhận trong tâm hồn và
trong cuộc sống và luôn phải cám ơn Chúa về điều đó. Nhưng đức tin là một ân huệ
được ban cho chúng ta để được chia sẻ ; nó là nén bạc được lãnh nhận để trổ
sinh hoa trái ; nó là ánh đèn không bao giờ được che giấu nhưng thắp sáng cả
ngôi nhà. Nó là ân huệ cao trọng nhất đã được ban cho chúng ta trong suốt cuộc
đời của chúng ta và chúng ta không thể giữ cho riêng mình.
Loan báo Tin Mừng được thể hiện
thành bác ái
Thánh Phaolô đã nói : « Khốn cho
tôi nếu tôi không loan báo Tin Mừng ! » (1Cor 9,16). Lời này vang vọng mạnh mẽ
đối với mọi kitô hữu và mọi cộng đoàn kitô hữu trên khắp các Châu lục. Ngay cả
đối với các Giáo Hội ở các xứ truyền giáo, các Giáo Hội đa số còn trẻ, thường
được thành lập gần đây, thì đặc tính truyền giáo đã trở thành một chiều kích tự
nhiên thậm chí chúng vẫn cần đến các nhà truyền giáo. Nhiều linh mục, tu sĩ nam
nữ trên khắp thế giới, nhiều giáo dân và ngay cả toàn thể các gia đình rời bỏ đất
nước của mình, cộng đoàn địa phương của mình và đi đến gần các Giáo Hội khác để
làm chứng và loan báo Danh Chúa Kitô nhờ Ngài nhân loại tìm được ơn cứu độ. Đó
là một sự diễn tả hiệp thông, chia sẻ, bác ái sâu xa giữa các Giáo Hội để mọi
người có thể lắng nghe và tái lắng nghe việc loan báo chữa lành và đến gấn các
Bí tích, nguồn mạch của sự sống đích thực.
Với dấu chỉ trổi vượt này của đức
tin biến thành đức ái, tôi tưởng nhớ và cám ơn Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo, dụng
cụ hợp tác vào sứ mạng phổ quát của Giáo Hội trên thế giới. Xuyên qua hoạt động
của họ, việc loan báo Tin Mừng cũng trở thành sự trợ giúp cho tha nhân, công lý
đối với người nghèo khổ nhất, khả năng dạy dỗ cho đến những thôn làng hẻo lánh
nhất, sự trợ giúp y tế ở những nơi xa xôi hẻo lành, giải thoát sự khốn khổ, phục
hồi phẩm giá cho những ai bị đẩy ra bên lề xã hội, nâng đỡ việc phát triển các
dân tộc, vượt quá những chia rẽ sắc tộc, tôn trọng sự sống nơi mỗi giai đoạn của
nó.
Anh chị em thân mến, tôi cầu xin
tuôn đổ Thánh Thần xuống trên công trình Phúc Âm hóa các dân tộc, và cách riêng
trên các người thợ của nó để Ân sủng của Thiên Chúa làm cho công trình này được
tiến bước cách quả quyết trong lịch sử thế giới. Cùng với Chân Phước Newmann,
tôi xin cầu nguyện : « Ôi lạy Chúa, Xin đồng hành cùng các nhà truyền giáo của
Chúa trên những mảnh đất loan báo Tin Mừng ; xin đặt những lời hay ý đẹp trên
môi miệng họ ; xin làm cho công việc của họ được trổ sinh hoa trái ». Xin Đức
Trinh Nữ Maria, Mẹ của Giáo Hội và là Ngôi Sao của việc Phúc Âm hóa, đồng hành
với hết thảy các nhà truyền bá Tin Mừng.
Vatican, Ngày 06 tháng 01 năm
2012, Lễ Hiển Linh
Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, Mục tử
của các mục tử
0 nhận xét:
Đăng nhận xét