NHỮNG NGƯỜI HÀNH HƯƠNG CỦA HY VỌNG : CÙNG MẸ MARIA BƯỚC ĐI TRONG ĐỨC TIN

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011

MÙA VỌNG: MÙA MÀU XANH HY VỌNG



ĐGM. Giuse Vũ Duy Thống

Tuần qua có dịp về quê, mới bước vào nhà, đứa cháu nhỏ ở tuổi mẫu giáo đi học giáo lý về tiến đến chào mọi người. Khi biết tôi đang ở đó, nó chạy lại quấn quít hỏi: “Mùa Vọng, bác có lì xì cho cháu không?”. Tôi chưa biết trả lời ra sao thì nó đã líu lo quanh quẩn giải thích. Thì ra ở lớp giáo lý, giáo lý viên đã dạy rằng: tuần tới, tức hôm nay, Phụng Vụ chuyển sang năm mới được khởi đầu bằng Mùa Vọng. Đứa bé chẳng biết Phụng Vụ là gì, nhưng đã nhớ rất kỹ chữ “năm mới”, vì thế mới có chuyện vòi lì xì. Đành phải chiều thôi. Nhưng chỉ được một lát, nó đã vòng lại khoe: cháu còn biết viết chữ “mùa vọng” nữa. Tôi bảo nó viết. Nó nằm bò trên sàn nhà nắn nót ra chiều khổ sở lắm, rồi cuối cùng cũng xong và đưa đến cho mọi người xem. Nhưng ôi thôi, thay vì “Mùa Vọng”, cháu đã viết lộn một nét để thành “Màu Vọng” khiến cả nhà được cười một trận.


Tôi ra đi trong tiếng cười ấy và sự lẫn lộn của đứa cháu như đeo bám lấy mình, để cuối cùng bất giác tự hỏi: Mùa Vọng màu gì nhỉ? Xin được mượn tâm tư ấy làm chủ đề cho Mùa Vọng năm nay. Đó là gọi tên Mùa Vọng bằng những sắc màu.

Hôm nay Chúa Nhật I Mùa Vọng, xin được gọi Mùa Vọng là mùa màu xanh, hay đúng hơn là mùa xanh lên niềm hy vọng. Gọi thế sẽ nêu hai ý nghĩa:

1) Mùa Vọng là mùa Thiên Chúa hy vọng vào con người.

Đã đành, lúc nào Thiên Chúa mà chẳng hy vọng vào con người. Do hy vọng, Ngài đã tác sinh con người giống hình ảnh Ngài, cho họ bước vào vận hành sự sống của chính Ngài. Cho hy vọng, Ngài đã không ngừng hứa hẹn và kết ước yêu thương với họ, dù cho họ có ngàn lần sa ngã lỗi phạm và xa bỏ Ngài. Nhưng Mùa Vọng chính là thời gian, chính là một mùa qua đó Giáo Hội muốn khắc họa rõ hơn dung mạo của Thiên Chúa: Đấng đã hy vọng vào con người qua lịch sử Dân Chúa, Đấng vẫn hy vọng vào con người trong lịch sử Giáo Hội và Đấng mãi hy vọng vào người đời trong chính cảnh huống cụ thể của từng đời người.

Dung mạo Thiên Chúa ấy được thể hiện nơi Đức Kitô qua những chuyến viếng thăm chính thức của Người. Lần thứ nhất trong mầu nhiệm Nhập Thể, Người đã đến âm thầm làm một người chan hòa giữa muôn người để đảm lĩnh lấy thân phận con người cho đến tột cùng bằng cái chết để rồi Phục Sinh mở ra nẻo đường cứu độ cho những kẻ tin. Thế nhưng, lúc Người về trời, công trình của Người vẫn còn dở dang. Mọi sự dường như mới bắt đầu. Ơn cứu độ khách quan đã xong, nhưng chủ quan, áp dụng cho từng con người lại cứ tiếp tục phải khởi sự. Thế nên, Người hứa sẽ đến lần thứ hai vào ngày chung kết vũ trụ và con người, trong vinh quang để đặt mỗi người đối diện với chính Người như chuẩn mực phân chia đôi bờ thiện ác và đặt mỗi người đối diện với chính mình như trách nhiệm cuối cùng đối với ơn cứu rỗi.

Lần thứ nhất, do hy vọng, Người đến gieo ơn cứu rỗi và lần thứ hai, cho hy vọng, Người đến gặt những gì mình đã gieo và giữa hai lần đến chính thức ấy là cơ man nào mà kể những lần âm thầm đột xuất ngẫu hứng bất ngờ, Đức Kitô vẫn sáng kiến hy vọng mà bước đến với con người, qua những biến cố xảy đến với Giáo Hội, cộng đoàn hoặc cá nhân; qua những khuôn mặt người anh chị em dẫu lạ hay quen ta tiếp cận; và nhất là qua những cảm nghiệm đến với lòng ta và lòng người, cho xanh lên niềm hy vọng cứu rỗi. Và bất ngờ lớn nhất giữa những cái bất ngờ vẫn là cái giờ và cái cách Chúa đến với mỗi cá nhân trong cảnh tranh sáng tranh tối của họ giữa chốn chợ đời. Mùa Vọng là mùa Thiên Chúa hy vọng vào con người.

2) Mùa Vọng là mùa con người hy vọng vào Thiên Chúa.

Thiên Chúa hy vọng vào con người là để cho con người được hy vọng vào Thiên Chúa, và bởi Thiên Chúa luôn hy vọng vào con người qua những đường đến bất ngờ, nên con người chỉ có cách là hy vọng vào Thiên Chúa qua niềm tỉnh thức không mỏi mệt của mình.

Tỉnh thức trong hy vọng là nhận thức rằng người đời có một Thiên Chúa yêu thương và đời người có một vận mệnh tương lai. Có nhiều thứ tương lai lắm: tương lai gần như hôm nay đối với ngày mai; tương lai xa như đời này đối với đời sau; tương lai hẹp như chỉ giới hạn trong đời ta, tương lai rộng như mở ra với đời người; tương lai từng phần tùy theo mức độ khả thi và tương lai toàn phần chỉ có thể có khi con người tiến về vĩnh cửu. Nhưng điều quan trọng ở chỗ tương lai ấy không phải là một sự kiện mà chính là một Đấng, mà Đấng ấy vốn đã hy vọng vào ta, đợi chờ ta từ thuở nào, để khỏi phải tay chân thừa thãi ỏn ẻn làm quen mà gặp được là đã tay bắt mặt mừng đến độ thân tình của lòng trông cậy, để khỏi phải rỉ tai nhau như thế kỷ XIX với khẩu hiệu “con người là tương lai của con người" nên dẫn đến chiến tranh đổ vỡ, mà sẽ là hô vang sứ điệp “Thiên Chúa là tương lai của con người" cho xanh lên niềm hy vọng đượm thắm lẽ cậy trông.

Tỉnh thức trong hy vọng cũng là canh thức để cộng tác với ơn Chúa mà thể hiện niềm hy vọng đời mình. Sẽ là một thứ hy vọng quắt quay như những em bé ve chai gập mình bới tìm sự sống trên đống phế thải; sẽ là một thứ hy vọng mong manh như kẻ qua đường mua tấm vé số và sẽ là một thứ hy vọng đầy rủi ro như kẻ hùn hạp làm ăn mà không nắm trong tay vốn kiến thức kinh doanh; nhưng sẽ là một niềm hy vọng “bốn mùa” xanh tốt, khi con người biết kiên định phát triển vốn liếng ơn thánh và khả năng nơi mình, cho dẫu cuộc sống vẫn còn đầy dẫy những thử thách cam go.

Và cuối cùng, tỉnh thức trong hy vọng cũng có nghĩa là thao thức thường xuyên cùng với Giáo Hội để gieo niềm hy vọng vào chính môi trường mình sống. Hy vọng vào Thiên Chúa cũng như một cuộc lên Đền từng bước, nhưng biết rằng ở đỉnh cao có Chúa đang chờ đợi. Hy vọng vào Thiên Chúa cũng giống như kẻ đắp xây hòa bình, hãy đúc gươm đao thành cuốc thành cày, hãy rèn giáo mác nên liềm nên hái. Từng hạt lúa gieo, từng bước đi tới, rất âm thầm nhưng sẽ dẫn tới những cánh đồng bát ngát màu xanh hy vọng. Hy vọng vào Thiên Chúa cũng như một chuyến đi có đích và có ích; đừng để trở thành “Chuyến đi không đến đâu” như bộ phim Úc mới chiếu trên tivi.

Sống Mùa Vọng như thế chính là sống niềm hy vọng vào Thiên Chúa là Đấng hy vọng vào con người. Và như vậy là êm đềm gợn sóng màu xanh lên chính cuộc đời tín hữu của mình. Mùa Vọng là mùa màu xanh.

Sáng nay ngang qua cuối nhà thờ Tân Định thấy bày la liệt những cây thông Noel. Hai, ba tuần trước đã thấy nhưng vẫn còn xa lạ, nhưng hôm nay cùng với tiết trời trở lạnh và nhịp Phụng Vụ trở mình bước vào Mùa Vọng, tôi mới thấy những cây thông ấy đẹp làm sao, không vì kiểu dáng chất liệu cho bằng chính sắc màu của nó. Trong mắt nhìn của tôi, màu xanh của những cây thông ấy chính là màu xanh của niềm hy vọng vươn lên.

Chúc mỗi người có một cây thông xanh thiêng liêng hy vọng nơi mình, để dẫu sống giữa những vòng quay điên đảo thử thách trăm bề, vẫn luôn kiên định trong niềm hy vọng vào Thiên Chúa giống như đứa bé đòi lì xì, cứ “lì” ra trong niềm hy vọng, Thiên Chúa sẽ “xì” ra bàn tay cứu độ. Và thế là gặp gỡ đẹp xanh hy vọng.

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011

NGỌN NẾN MÙA VỌNG

Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long

Không khí sửa soạn đón mừng lễ Chúa Giáng sinh bắt đầu với bốn tuần lễ mùa Vọng. Trong những tuần lễ này có nhiều thói quen tập tục vừa mang tính cách văn hóa, vừa mang tính chất đạo đức truyền thống được đem ra thực hiện, như trưng bày trang trí thắp những cây nến chung quanh một chiếc vòng tròn bện bằng lá thông màu xanh. Tập tục này không bắt nguồn từ Kinh Thánh. Nhưng nếp sống lề lối văn hóa này thấm đượm mầu sắc đạo giáo, giúp cho không khí sửa soạn đón mừng ngày đại lễ Chúa giáng sinh làm người thêm ý nghĩa sâu xa hơn.

Vậy đâu là nguồn gốc mùa Vọng cùng những tập tục mùa Vọng?

1. Mùa Vọng trong nếp sống đạo Công Giáo

Mùa Vọng, theo nguyên ngữ tiếng Latinh “Adventus” có ý nghĩa „đến“, nói đến mùa sửa soạn tâm hồn của người tín hữu Công giáo mừng đại lễ Chúa Giêsu thành Nazareth, là Con Thiên Chúa, từ trời cao sinh xuống làm người trên trần gian.

Mùa Vọng đồng thời cũng nhắc nhớ cho người tín hữu Chúa Kitô, sự trông mong chờ đợi đến lần đến thứ hai của Chúa Giêsu Kitô trong ngày phán xét.

Tập tục mùa Vọng theo ý nghĩa nguyên thủy là mùa ăn chay, như trong Giáo Hội thời xưa đã đặt ra kéo dài từ ngày 11. 11.đến ngày 06.01 năm sau là ngày lễ Chúa Hiển Linh hay còn gọi là lễ Ba Vua. Trong mùa Vọng này không được ca vũ múa ăn mừng mang mầu sắc lễ hội tưng bừng. Nhưng từ năm 1917 luật Giáo Hội không còn đòi buộc như thế nữa. Dẫu vậy, tập tục ăn chay sống kham khổ trong mùa Vọng vẫn còn thịnh hành nơi các nhà Dòng ngày hôm nay.

Mùa Vọng được mừng như ngày hôm nay có nguồn gốc từ thế kỷ thứ 7. Bên Giáo Hội tây phương ( Roma) thuở ban đầu có 04 hay 06 Chúa nhật trong mùa Vọng. Đến thời Đức Thánh cha Gregor cả đã ấn định còn bốn ngày Chúa nhật mùa Vọng thôi. 04 tuần lễ mùa Vọng nói lên ý nghĩa hình ảnh 4000 năm nhân loại trông mong chờ đợi Đấng Cứu Thế đến giải thoát nhân lại khỏi hình phạt do Ông Bà nguyên tổ Adong Evà lỗi luật Thiên Chúa bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng.

Mùa Vọng bắt đầu từ Kinh Chiều ngày Chúa nhật thứ nhất mùa Vọng và chấm dứt với Kinh Chiều ngày 24.12. Bên Giáo Hội tây phương ( Roma) mùa Vọng kéo dài 04 tuần lễ trong khoảng từ 22 đến 28 ngày.

Theo ý nghĩa phụng vụ, 04 tuần lễ mùa Vọng là bốn chặng đường trông chờ Chúa Giêsu, Đấng Cứu thế đến: Chúa nhật thứ nhất nói về Chúa Giêsu Kitô trở lại trong ngày phán xét; Chúa nhật thứ hai nói về sự chuẩn bị dọn tâm hồn cho Đấng Cứu Thế đến; chúa nhật thứ ba nói về Ông Thánh Gioan tiền hô, người rao giảng dọn đường cho Chúa Giêsu đến, và chúa nhật thứ bốn diễn tả niềm vui ngày Chúa đến gần kề, Đức Mẹ Maria là nhân vật trong trung tâm của ngày Chúa nhật này.

Mầu sắc phụng vụ trong mùa Vọng là mầu tím. Riêng ngày Chúa nhật thứ ba mùa Vọng _ Chúa nhật Gaudete- , vị chủ tế có thể mặc phẩm phục phụng vụ mầu hồng ( rosa). Kinh Vinh danh ( Gloria) chỉ được hát vào ngày lễ trọng trong mùa này thôi.

Bên Giáo Hội Chính Thống ( Orthodoxe) -tự tách ra khỏi Giáo Hội Công giáo Roma từ năm 1054 - , mùa Vọng kéo dài 06 tuần lễ và là mùa ăn chay, bắt đầu từ ngày 15. 09. đến ngày 24.12. Và mùa Vọng không phổ biến như bên Gíao Hội Roma. Lịch phụng vụ của Giáo Hội Chính Thống không bắt đầu với mùa Vọng, mà bắt đầu từ ngày 01.09. hằng năm.

Trong mùa Vọng bên Giáo Hội các nước Âu châu, như Đức , Áo, Ái nhĩ lan, Na-uy... theo dòng thời gian càng ngày càng phổ biến rộng rãi, cùng cộng thêm nếp sống văn hóa, nên mùa này có nhiều cung cách trang hòang mừng lễ sinh động khác thường. Một trong những tập tục đó là vòng mùa Vọng với những ngọn nến thắp chung quanh trên đó.

2. Tập tục vòng tròn mùa Vọng

Năm 1839 nhà thần học Tin lành, đồng thời cũng là một thầy giáo, Mục sư Johann Hinrich Wichern ( 1808-1881) ở thành phố Hamburg nước Đức, là người đầu tiên làm vòng tròn mùa Vọng như hình chiếc bánh xe tròn bằng gỗ, mà Ông tìm thấy trong một kho của một nông dân, với 19 cây nến nhỏ mầu đỏ và 04 cây nến lớn mầu trắng cắm trên đó. Mỗi ngày trong mùa Vọng lần lượt một cây nến được đốt thắp lên, ngày Chúa nhật tới cây nến lớn. Làm như thế các trẻ em lúc đó đang sống dưới sự chăm sóc giáo dục của Ông trong nhà, có thể từng ngày đếm biết được còn bao nhiêu ngày nữa tới lễ Chúa Giáng sinh.

Vị mục sư Tin lành làm vòng tròn mùa Vọng với những cây nến ở thành phố Hamburg, nơi Ông có ngôi nhà trường nội trú nuôi dậy những trẻ em nghèo với mục đích giáo dục mang chút niềm vui mong chờ cho các em. Nhưng dần theo dòng thời gian sáng kiến phát minh của Ông đã trở thành tập tục trong dân gian và cả trong đạo giáo Công giáo cũng như Tin Lành. Tập tục này dần được phát triển thêm có 24 cây nến nhỏ và bốn cây nến lớn.

Năm 1925 lần đầu tiên vòng tròn mùa Vọng với 4 cây nến được dựng trong một thánh đường Công giáo ở Köln. Và từ năm 1935 vòng tròn mùa Vọng được Giáo Hội làm phép thánh hóa theo nghi thức Á bí tích.

Vòng tròn mùa Vọng với bốn cây nến cắm thắp trên đó trở thành tập tục mang mầu sắc đạo gíao được dựng đặt trong các thánh đường Tin Lành cũng như Công giáo, ở nơi công cộng và ở cả phòng khách nơi các nhà tư nữa trong suốt bốn tuần lễ mùa Vọng.

3. Ý nghĩa thần học đạo giáo

Vòng tròn trong thế giới thời cổ là hình ảnh tượng trưng cho sự chiến thắng. Vòng tròn mùa Vọng do Mục sư Vichern phát minh làm ra - có thể Ông đã nghĩ như vậy- diễn tả sự chiến thắng của Chúa Giêsu trên tội lỗi và sự chết.

Vòng tròn, một hình thể theo dạng hình học, không có điểm mối khởi đầu và không có điểm mối tận cùng, là hình ảnh nói lên sự vĩnh cửu, sự to lớn bao la của nước Thiên Chúa, mà Chúa Giêsu Kitô sẽ làm cho tròn đầy viên mãn trong ngày Ngài đến trở lại.

Vòng tròn mùa Vọng nguyên thủy bằng gỗ do Mục sư Vichern làm ra. Nhưng dần dần tập tục đó được sáng chế bện làm bằng những lá cây thông mầu xanh. Vì trong mùa Đông hầu như mọi cây đều rụng hết lá, duy chỉ có cây thông cây tùng còn lá xanh trên cây. Mầu xanh lá cây như vậy nói lên hình ảnh sự sống, hình ảnh niềm hy vọng. Va vì thế vòng mùa Vọng, tập tục hình ảnh nói lên sự trông chờ Chúa Giêsu đến mang sự sống niềm hy vọng cho nhân loại, cũng được bện bằng những lá cây thông mầu xanh.

Ánh sáng chiếu tỏa ra từ những cây nến nói lên niềm hy vọng và cùng là biểu tượng phản kháng chống lại sự dữ cùng bóng tối.

Những cây nến cháy sáng cắm trên vòng chỉ hướng về ngày lễ giáng sinh, Chúa Giêsu xuống thế làm người mang ánh sáng cho trần gian, như chính Ngài đã nói về mình: Thầy là ánh sáng trần gian ( Ga,12).

Về mầu sắc của các cây nến trên vòng tròn mùa Vọng cũng khác nhau tùy theo tập tục văn hóa mỗi nơi. Có những nơi chỉ dùng nến mầu trắng; có nơi dùng mầu đỏ, có nơi dùng mầu tím, hay có nơi pha lẫn một cây mầu hồng vào.

Một phần bên Giáo Hội Công giáo nước Ái nhĩ lan có tập tục làm vòng tròn mùa Vọng với 05 cây nến cắm trên đó: ba cây mầu tím, một cây mầu hồng và một cây mầu trắng. Vào ngày Chúa nhật thứ nhất và thứ hai mùa Vọng hai cây nến mầu tím được đốt thắp lên nói lên ý nghĩa sự ăn năn thống hối đền tội. Ngày Chúa nhật thứ ba mùa vọng cây nến mầu hồng được đốt lên diễn tả niềm vui mừng sắp đến. Ngày Chúa nhật thứ tư cây nến mầu tím nữa được đốt thắp lên. Và cây nến mầu trắng cắm ở chính giữa vòng tròn được đốt thắp lên vào buổi chiều ngày lễ giáng sinh ( 24.12.).

*****************

Mùa Vọng đức tin đạo giáo mang ý nghĩa là mùa trông mong chờ đợi Chúa đến. Và trong đời sống con người cũng luôn có mùa vọng. Vì ai cũng sống với những chuỗi chờ đợi luôn hằng có. Mùa vọng trong đời sống tôn giáo đạo đức. Mùa vọng trong đời sống làm người trên trần gian.

Trong ý nghĩa đó, đức thánh cha Benedictô 16. đã có suy tư về ý nghĩa mùa Vọng:

„ Trông mong chờ đợi là một bình diện xuyên suốt đời sống cá nhân, gia đình cũng như xã hội. Trông mong chờ đợi có muôn ngàn trạng huống khác nhau, từ điều nhỏ nhất và tầm thường nhất cho tới sự quan trọng nhất, mà chúng hằng luôn bao phủ cùng đi sâu vào đời sống chúng ta. Chúng ta nghĩ đến niềm trông mong chờ đợi ngày chào đời của đứa con nơi đôi vợ chồng trẻ, hay niềm mong đợi có con nơi một đôi vợ chồng nào đó. Chúng ta nghĩ đến ai đó hằng trông mong chờ đợi bạn bè, người quen thân nhân đến thăm hỏi. Chúng ta nghĩ đến bạn trẻ trông mong chờ đợi kết qủa của kỳ thi hay kết qủa cuộc nói chuyện ra mắt hãng xưởng nhận cho làm việc; đến sự trông mong chờ đợi hiệu qủa tốt trong mối tương quan giao tế với người thân thích, sự trông mong chờ đợi thư trả lời đến, hay được chấp nhận cho tha thứ làm hòa…

Có thể nói được rằng, con người sống, bao lâu còn trông mong chờ đợi, bao lâu niềm hy vọng vẫn còn sống động trong trái tim tâm hồn họ. Và qua đó người ta nhận ra: Tình trạng đời sống luân lý cùng tinh thần có thể theo đó mà đo lường được, điều gì chúng ta trông mong chờ đợi, niềm trông mong chờ đợi chúng ta đặt nơi đích điểm nào, nơi người nào.“ (Kinh truyền tin Chúa nhật thứ nhất mùa Vọng, ngày 28.11.2010).

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2011

CHÚA GIÁNG SINH PHẦN 4

CHÚA GIÁNG SINH PHẦN 3

CHÚA GIÁNG SINH PHẦN 2

CHÚA GIÁNG SINH PHẦN 1

CHÚC MỪNG NOEL


Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

HẠT GIỐNG CỦA HY VỌNG



Văn hào Shakespeare của nước Anh đã nói rằng: liều thuốc duy nhất còn lại cho những người khốn khổ chính là niềm Hy Vọng. Bao lâu còn hy vọng, bấy lâu con người muốn tiếp tục sống.

Những người Mỹ tại một thành phố nọ thường truyền tụng cho nhau nghe câu chuyện nuôi niềm hy vọng của một gia đình nọ như sau: Có một đôi vợ chồng nọ vừa yêu người cũng lại vừa yêu thiên nhiên. Ngoài năm đứa con ruột thịt ra, họ còn nhận thêm năm đứa con nuôi. Niềm vui chung của mọi người trong nhà là được săn sóc vườn hoa và những thứ cây cảnh trong nhà. Người vợ tưởng chừng như không biết thế nào là đau khổ. Nhưng cả bầu trời như sụp xuống, vườn hoa trở thành hoang tàn, khi người chồng ngộ nạn, qua đời. Kể từ đó, người đàn bà không còn muốn ra khỏi nhà nữa. Thiếu bàn tay săn sóc của bà, ngôi vườn cũng mỗi lúc một tàn lụi.

Mùa đông đến càng làm cho ngày tháng càng thêm ảm đạm hơn. Thế nhưng, một bữa sáng nọ, người đàn bà bỗng nghe tiếng cười nói và cào xới trong ngôi vườn. Kéo tấm màn cửa sổ phòng ngủ lên, bà thấy các con của bà đang hì hục xới đất. Trước sự ngạc nhiên của bà, người con cả trong gia đình chỉ mỉm cười đáp: "Má sẽ biết khi mùa xuân đến". Và nguyên một mùa đông, ngày nào các con của bà cũng ra vườn để xới đất.

Thế rồi khi mùa xuân đến, bao nhiêu hoa đẹp đều nở rộ trong vườn. Những hạt giống mà những người con đã âm thầm gieo vãi trong mùa đông nay thức giấc bừng dậy làm cho ngôi vườn trở thành tươi mát, sặc sỡ.

Cùng với hạt giống của các thứ hoa, những người con đã gieo vào lòng người mẹ một thứ hạt giống khác: đó là hạt giống của Hy Vọng. Chính niềm hy vọng đó đã đem người đàn bà trở lại cuộc sống và đánh tan mọi buồn phiền trong tâm hồn bà.

Câu chuyện trên đây có lẽ cũng chính là bức tranh của không biết bao nhiêu thăng trầm trong cuộc sống hiện tại của chúng ta. Có những ngày tháng, mọi sự xem chừng như vô vọng. Có những lúc mây mù của khổ đau bao phủ kín khiến chúng ta không còn thấy đâu là lối thoát. Chính trong những lúc đó, chúng ta hãy nhớ đến hạt giống của niềm Hy Vọng. Thánh Phaolô đã viết trong thư gửi cho các tín hữu Rôma như sau: "Chính trong niềm Hy Vọng mà chúng ta được cứu thoát. Chính trong niềm Hy Vọng đó, chúng hãy nhìn thấy Sức Sống đang chờ đợi chúng ta. Chính trong niềm Hy Vọng đó, chúng ta hãy nhìn thấy những hoa trái của những hạt giống mà chúng ta đã vất vả gieo vãi.

Một người Hòa Lan và một người Mỹ bàn về ý nghĩa của hai lá cờ quốc gia. Người hòa Lan phát biểu một cách mỉa mai như sau: lá cờ của chúng tôi có ba màu: đỏ, trắng, xanh. Chúng tôi tức giận đỏ cả người lên, mỗi khi chúng tôi bàn đến thuế má. Chúng tôi run sợ đến trắng bệch cả người mỗi khi chúng tôi nhận được giấy thuế má. Và chúng tôi xanh như tàu lá sau khi đã trả hết các thứ thuế. Người Mỹ cũng nói lên một cảm tưởng tương tự mỗi khi nhận được các thứ giấy đòi nợ, nhưng lại bảo rằng: bù lại, chúng tôi chỉ thấy toàn các thứ sao.

Sao trên bầu trời là biểu hiện của chính niềm Hy Vọng. Bên kia những vất vả thử thách, bên kia những mất mát, bên kia những thất bại khổ đau, phải chăng người Kitô chúng ta không được mời gọi để thấy được các ngôi sao của niềm Hy Vọng.

ÔNG GIÀ NOEL LÀ AI?


Thành Patara thơ mộng, một thành phố cổ thuộc miền Tiểu Á, ngày nay nằm ở vùngnam duyên hải Thổ Nhĩ Kỳ. Trên ngọn đồi, Nicholas ngồi bên tảng đá, chàng hếtngắm nhìn biển xanh rồi lại quay nhìn ngôi nhà xinh xắn của chàng. Rất nhiềulần chàng đã ngắm nhìn như thế, nhưng hôm nay chàng mới để ý nhà chàng đẹp vàsang trọng nhất thành. Chàng liên tưởng tới song thân đạo hạnh mới lần lượtvĩnh biệt chàng đi vào thế giới vô hình, để lại cho chàng một gia tài kích xù.Chàng nhớ đến những chiếc rương nặng, đầy vàng bạc và châu báu đang khóa kỹ tạikho tàng nhà chàng…..

Nicholas chậm rãi hướng cặp mắt lên bầu trời muôn mầu sắc lúc hoàng hôn, chàngthầm thĩ cầu nguyện:

-Lạy Chúa, Ngài biết rằng con không cần đến mọi của cải đó. Con ước ao phụng sựNgài. Xin Ngài dậy con phải làm gì!

Nicholas hiểu rằng Chúa sẽ không trực tiếp trả lời chàng, nhưng chàng tin rằngNgài sẽ đáp lại lời nguyện cầu của chàng bằng cách này hay cách khác. Vì thế,chàng chờ đợi…

Một hôm, Nicholas cỡi ngựa qua một xóm nghèo. Bọn trẻ quần áo xác xơ, cả lũngừng chơi nhìn chằm chặp vào chàng thanh niên đẹp trai cỡi trên lưng con ngựaquí. Lập tức, Nicholas đọc được trong những đôi mắt và trên thân hình gầy gòcủa chúng sự nghèo túng, đói khát và đáng thương. Đột nhiên chàng nhớ lại lờiChúa Kitô: “Các con làm điều gì cho một kẻ bé mọn nhất trong anh em Ta đây,chính là các con làm cho Ta”. “Những kẻ bé Mọn! Các trẻ nhỏ!” Nicholas tự nghĩ,“ Chúa muốn tôi giúp đỡ các trẻ nhỏ”. Lập tức chàng quay ngựa đi thẳng đến phốchợ. Tại đây, chàng mua sắm những quần áo sặc sỡ, những đôi giầy đủ mầu đủ cỡ,rồi chàng xin những người bán hàng chất các rổ, các thúng với mọi thứ thịt thà,bánh kẹo, hạt giẻ và trái cây. Đồng thời chàng nhờ họ giữ thứ đó cho tới khichàng trở lại.

Đêm ấy, khi thành phố đã yên giấc, bọn trẻ đã ngủ say, Nicholas bí mật đi từnhà này sang nhà khác, qua những cửa sổ mở trống, chàng đặt trên sàn nhà từngchiếc rổ, chiếc thúng đầy ắp những bánh quà, thịt thà và quần áo. Chàng khôngquên bốc những nắm kẹo và hạt giẻ bỏ vào những đôi giầy mới để gây ngạc nhiêncho bọn trẻ.

Cứ thế, từ hôm này qua hôm khác, ban ngày Nicholas đi tìm kiếm kẻ nghèo đói,đêm đến chàng rảo qua các nhà, bí mật bỏ lại những món quà.

Chẳng mấy chốc, người trong thành đã xôn xao bàn tán, họ hỏi nhau:

-Ai là người đã bí mật trao tặng chúng ta những món đồ cần thiết, mà chúng takhông hay biết?

Khi nghe được những lời bàn tán của dân chúng, Nicholas tạm ẩn mặt một thờigian. Chàng chỉ muốn một mình Chúa biết việc chàng làm. Chàng tự nghĩ: “Nếumình nhận lời cám ơn về việc mình làm, thì ra như đã nhận công thưởng đời nàyrồi!”

Ngày kia, Nicholas nghe kể về một người bạn của cha chàng, ông ta cũng là ngườithành Patara, nhưng làm ăn suy xụp. Do sự suy xụp này ông ta không đủ tiền đểsắm sửa cho ba cô con gái đã đến tuổi thành hôn. Ông ta dự tính sẽ gửi cả bađứa con vào làm cho một tửu quán gần nhà, để chúng có thể kiếm tiền lập giađình. Khi nghe câu truyện, Nicholas tỏ ra rât bực tức, vì cũng như mọi ngườitrong thành, chàng biết rằng người chủ quán là một kẻ tội lỗi. Những nàng congái làm trong tửu quán đó không khỏi đi theo đàng tội!

Ngay đêm đó, Nicholas bỏ đầy một túi nhỏ những đồng tiền vàng, đi thẳng tới nhàngười bạn của cha chàng. Qua cánh cửa sổ đang mở, chàng thẩy túi vàng trên bàn,nơi người con gái lớn đang ngồi. Khi nghe tiếng la sửng sốt của cô con gái vìtúi vàng bỗng dưng từ đâu bay tới, Nicholas lanh lẹ trốn mất! Không lâu sau đó,chàng nghe kể cô ta đã lập gia đình trong hạnh phúc. Nhưng hai cô em còn ở lạinhà vì chưa có tiền!

Rồi chẳng bao lâu, Nicholas lại lần mò đến, chàng thẩy một túi vàng khác vàochỗ cô gái kế, và cũng nhờ túi vàng này, người con gái lập được tổ ấm hạnhphúc.

Thời gian kén rể cho cô con gái út đã đến, đêm nào cũng thế, người cha cẩn thậnrình mò gần cửa sổ. Ông nói với cô con gái cưng:

-Ba cần phải biết ai đã giúp đỡ chúng ta, để chúng ta còn nói với người một lờicám ơn.

Đêm đó, Nicholas lại bí mật ném túi vàng thứ ba qua cửa sổ. Nhưng bỗng nhiêntay chàng bị nắm lại. Chàng bị bắt quả tang!

-À thì ra anh Nicholas, chính anh là người đã cho chúng tôi những túi vàng!Chúng tôi cần phải biết vị ân nhân của chúng tôi. Xin mời anh vào trong nhà, đểchúng tôi còn tỏ lòng biết ơn anh.

-Không! Không! Tôi không muốn việc tôi làm bị bại lộ. Cách tốt nhất ông tỏ lòngbiết ơn tôi là xin hứa với tôi, sẽ không bao giờ nói cho ai biết việc tôi đãlàm.
 

Sau đó, Nicholas chẳng những dâng hiến của cải và thời giờ cho Chúa, chàng còndâng mình để trở thành một linh mục. Rồi một thời gian sau, ngài được chọn làmGiám Mục thành Myra, không xa Patara là bao. Lòng nhân ái và qủang đại đối vớingười nghèo của Ngài đồn ra khắp nơi.

Người ta kể rằng, một đêm bão tố khủng khiếp tại biển Aegean, Nicholas cứu nguymột chiếc tầu đã hầu chìm đắm nhờ kêu cầu sự trợ giúp của Thiên Chúa. Do câutruyện này, các thủy thủ ở miền đó thường kêu tên Nicholas trước các chuyến hảihành. Họ chúc nhau một cuộc hành trình tốt đẹp khi nói:

-Xin thánh Nicholas cầm lái!

Nhiều huyền thoại xoay quanh cuộc đời Đức Giám Mục Nicholas, Đấng sau này đãđược phong thánh. Cùng với thánh Anrê Tông Đồ, Ngài là Quan Thầy nước Nga. TạiĐức, Thụy Sĩ và Hòa Lan người ta tỏ lòng tôn kính thánh Nicholas bằng nhiều tụclệ tốt đẹp. Dần dà, Ngài đd được coi như một vị thánh của trẻ nhỏ.

Trong đêm vọng lễ kính Ngài, ngày 6 tháng 12, trẻ em thuộc nhiều quốc gia đặtgiầy của chúng ra ngoài nhà để cho thánh Nicholas bỏ đầy kẹo bánh và đồ chơi.Nếu chúng vẫn tỏ ra ngaon ngỗn, chúng có quyền hy vọng như vậy.

Người Hòa Lan đã đem những tục lệ này vào Mỹ. Thánh Nicholas hay “Saint Klaus”của người Hòa Lan từ đó được biết như “ông già Noel” (Santa Claus). Rồi thay vìđặt giầy ra ngoài nhà vào đêm vọng lễ thánh Nicholas, các trẻ em Mỹ treo nhữngđôi vớ của chúng vào đêm Sinh Nhật để được “ông già Noel” bỏ đầy kẹo bánh và đòchơi.

Thánh Nicholas qua đời tại Myra vào thế kỷ thứ 4. nhiều nhà thờ tại Á Châu vàÂu Châu được xây dựng để kính nhớ Ngài. Thế kỷ 17, khi quân Thổ Nhĩ Kỳ tấn côngMyra, nước Y.Ù Người ta đã di hài cốt Ngài về táng tại Pari, nước Ývà tại đóhài cốt Ngài vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

LỊCH SỬ ÔNG GIÀ NOEL



Lịch sử Ông già Noel

Dĩ nhiên là nguồn gốc của Ông Già Noel là một hình ảnh được tưởng tượng từ những lễ Đông chí, (ngày 21 tháng 12). Cái chụp ở nơi ống khói chứa đầy quà cáp ban đầu là trái cây, tượng trưng cho sự đổi mới (renouveau) của Thiên nhiên. Nhưng nhân vật như cha vui tính mà chúng ta biết có bộ râu trắng và chiếc áo choàng lót da lông bằng đồ chơi được mượn của Cha Fouettard có lẽ là môt phát minh của người Mỹ. Ông Già Noel có lẽ sinh ra năm 1822 dưới ngòi bút của mục sư Clement Clarke Moore đã tưởng tượng trong một bài thơ cho các con ông. Được vẽ bởi họa sĩ Thomas Nast, được mọi người biết đến nhanh chóng.

Tên Ông Già Noel

Tên "Ông Già Noel" có thể do biệt danh của Thánh Nicolas, thánh bổn mạng cho trẻ con, luôn luôn làm lễ ngày 6 tháng 12 ở miền Đông Âu Châu. Như Đức Thánh Nicolas mang đến bánh, kẹo, Ông Già Noel cho những quà chắc chắc hơn. Có lúc người ta thử bỏ truyền thống này, nhưng không thành công.

Thánh Nicolas: Đêm 5 rạng ngày 6 tháng 12

Vào thế kỷ thứ IV, truyền thuyết cho rằng thánh Nicolas là linh mục rất nhân từ. Ông ban nhiều phép lạ: cứu ba sĩ quan vô tội khỏi bị án tử hình, cứu các thủy thủ khi tàu bị lâm nạn, cứu ba cô gái giữ gìn phẩm hạnh... và, trong một bài hát kể lại chuyện ông cứu ba đứa trẻ ban đ êm đi lạc vào nhà một tên đồ tể và bị tên này giết rồi chặt khúc ra đem ướp muối. Bảy năm sau Saint Nicolas đi ngang qua và cứu chúng sống lại. Bởi vậy Thánh Nicolas là thánh bảo hộ cho trẻ con, cho người đi biển và cho những chàng trai trẻ còn độc thân cũng như Thánh Catherine bảo hộ cho các cô gái trẻ chưa lập gia đình... Lễ của Thánh Nicolas là 6/12, ngày ông mất. Trong đ êm 5-6 tháng 12, ông bay lên trời với con ngựa chở đầy quà và bánh kẹo cho trẻ em. Ông đáp xuống để quà trong đôi giày ống của trẻ ở miền Bắc và miền Đông nước Pháp và nhiều vùng tại châu Âu, như Đức, Bỉ.. Để đáp lễ, họ để cà rốt và củ cải cho ngựa của thánh Nicolas ăn.

stnic.jpg (265382 octets)

Cha Đông và Babouchka: đêm 31-12

Trẻ em Nga không được quà ngày 25-12 và phải chờ đợi đến ngày đầu năm. Trong đ êm thánh Sylvestre, Cha Đông (Père Gel, hay Père Givre, đông lạnh) xuống theo ống khói tặng quà cho trẻ em ngoan ngoãn. Ông chia công việc với chuyện huyền thoại về bà Babouchka:

Vào một đ êm Đông lạnh lẽo, bà Babouchka đang thiếp bên cạnh lò sưởi bỗng nghe tiếng gõ cửa. Ba người lạ mặt mang đầy quà giải thích cho bà rằng họ theo hướng ngôi sao để đi tìm Chúa Hài đồng và nhờ bà chỉ giùm. Tự thấy mình già cả, bà không đi theo họ mà trở lại bên lò sưởi. Sáng hôm sau bà hối hận, vội vàng chất quà đầy giỏ và đi kiếm Ba Vua Mages. Nhưng tuyết đã xóa dấu vết của họ. Bà hỏi mọi người, nhưng không có kết quả. Từ đó về sau, mỗi năm, để vinh danh đứa bé thành Bethléem, bà mang tặng đồ chơi cho những gia đình Nga.

Lễ Befana: đêm 05/01

Lễ Befana, tiếng Ý là lễ một bà phù thủy mặc đồ đen, mang đôi giày thủng với một bị lớn đeo trên vai, cưỡi cái chổi để đi phát quà cho trẻ em Ý ngoan ngoãn. Ngược lại bà sẽ đổ đầy than vô giày các trẻ em không ngoan.

Nguồn gốc Cha Noel.

Cha Noel không có biên giới. Père Noel Pháp, Father Christmas Anh, Babbo Natale Ý, Weihnachtsmann Đức, Santa Claus Mỹ, ... Khi những người Hòa Lan định cư bên Mỹ, tên Thánh Nicolas tiếng Hòa Lan là Sinter Klass, trở thành Santa Claus. Cha Noel có nguồn gốc từ Thánh Nicolas: râu dài, áo choàng đỏ ngồi trên lưng con lừa.

Theo thời gian, Ông Già Noel có hình dáng một ông già mập bụng tròn, tóc râu bạc trắng, cưỡi xe trượt tuyết do bầy hươu bay trên không kéo.

Washington Irving (1783-1859)

wirving_crl.jpg (33805 octets)Năm 1809, nhà văn Washington Irving tả Thánh Nicolas đi trên không trung để phân phát quà.

Clement Clarke Moore
Năm 1821, CC Moore viết một truyện thần thoại về Noel tên là Đêm trước Noel (The night before Christmas, La nuit d'avant Noel) trong đó Ông Già Noel xuất hiện trong chiếc xe trượt tuyết được hươu kéo.

Tác giả Moore cũng viết một bài báo đăng trong tờ nhật báo Sentinel tại New York ngày 23/12/1823 có tên Cuộc viếng thăm của Thánh Nicolas (A Visit From St Nicholas, La visite de St Nicolas). Bài viết này nói về những lutins (những con yêu bé tí hon) đem quà phát cho trẻ con bằng xe được 8 con hươu kéo (các con hươu có tên Blitzen, Dasher, Dancer, Comet, Cupid, Donder, Prancer và Vixen). Con hươu thứ 9 Rudolf được thêm vô năm 1839 có nhiệm vụ soi sáng đường đi nhờ chiếc mũi đỏ và sáng.

Truyện này được dịch ra nhiều thứ tiếng.

Thomas Nast

nast3.bmp (175254 octets)

ThomasNastTest250.bmp (239190 octets)

Năm 1863, Harper's Illustrated weekly, một tờ báo New York đăng hình vẽ Santa Claus mặc áo lông thú màu trắng và thắt nịt đen, họa sĩ Thomas Nast là tác giả.

Trong gần 30 năm, Thomas Nast vẽ cho tờ báo này hình ảnh Santa Claus bụng to, râu bạc dài và có hươu đi kèm.

Năm 1885, tờ báo này vẽ đường đi của Santa Claus, đi từ Bắc cực đến Hoa Kỳ. Vậy là lần đầu tiên nhà của Santa Claus đã được xác định chính thức.

Một năm sau, nhà văn Georges P. Webster nói rõ thêm là xưởng chế tạo đồ chơi và nhà của Cha Noel được giấu dưới tuyết tại Bắc cực. Họa sĩ Nast lại xác nhận nơi cư ngụ của Cha Noel bằng hình vẽ.

Đến năm 1931, Coca Cola vẽ Santa Claus...

Để quảng cáo, hãng Coca Cola nhờ Haddon Sundblom vẽ hình Ông già Noel nghỉ xả hơi và uống Coca để lấy lại sức trong lúc đi phân phát quà cáp, để dụ trẻ con uống Coca.

Le Père Noël de Coca Cola

Cuộc Sống Việt

Ý NGHĨA CÁC BIỂU TƯỢNG TRONG LỄ GIÁNG SINH


Tiết trời đang vào đông, lạnh se sắt. Một mùa lễ Giáng sinh đang rộn ràng gõ cửa. Dù là người theo Công giáo hay không thì các bạn trẻ cũng muốn được hòa mình vào dòng người hướng về các nhà thờ để được nghe tiếng chuông yên bình chúc mừng sinh nhật của Chúa mà lòng tràn đầy cảm xúc.
Ở giáo đường nào cũng có hang đá, máng cỏ, ngôi sao, cây thông Noel... Đêm về, cùng người thân quây quần chúc một mùa Giáng sinh an lành với những món quà dễ thương. Vậy bạn đã biết hết ý nghĩa của các biểu tượng trong lễ mừng Chúa sinh ra đời chưa?
Hang đá và máng cỏ
Trong truyền thuyết, Chúa sinh ra trong một hang đá nhỏ, nơi máng cỏ của các mục đồng chăn chiên tại thành Bethelem. Ngày nay, vào đ êm 24/12 tại các giáo đường đều có hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng Chúa Hài đồng, tượng Đức mẹ Maria, chung quanh có những con lừa, tượng Ba Vua, một số thiên thần, Thánh Giuse trên mái nhà có ánh sáng, chiếu từ một ngôi sao hướng dẫn ba vua tìm đến với Chúa. Mọi người đều hướng về Chúa nhân từ, cầu nguyện Chúa cứu rỗi cho nhân loại tránh khỏi chiến tranh, nghèo đói và bất hạnh.
Cây thông Noel
Thời Trung đại, trong nhiều lễ hội tại Đức đều xuất hiện cây thông. Đây là loại cây sống trong khí hậu khắc nghiệt nhưng vẫn giữ được dáng vẻ mạnh mẽ, vững chãi và màu xanh vĩnh cửu. Dần dần hình ảnh của loài cây này xuất hiện thường xuyên hơn và nó được coi là trung tâm của lễ hội, nơi mọi người cùng nắm tay nhau nhảy múa xung quanh cây thông được trang trí công phu. Ngày nay, gần tới dịp Noel, người ta thường sắm một cây thông và trang trí lên đó những ngôi sao, những quả châu, dải kim tuyến lấp lánh, hoa... Cây thông được xem là biểu tượng của niềm hy vọng và sức sống mới trong lễ hội đón chào năm mới.
Chiếc gậy kẹo
Click the image to open in full size.
Vào năm 1800, một người làm kẹo ở Ấn Độ muốn biểu đạt ý nghĩa của lễ Giáng sinh qua một biểu tượng được làm bằng kẹo. Ông bắt đầu thực hiện ý tưởng của mình bằng cách uốn cong một trong những thỏi kẹo của mình thành hình một chiếc gậy kẹo. Qua cây gậy kẹo của mình, ông đã kết hợp những biểu tượng thể hiện tình yêu và sự hy sinh của Chúa Jesus.
Màu trắng biểu hiện cho sự trong trắng và vô tội của Chúa Jesus. Sau đó, ba sọc nhỏ tượng trưng cho những đau đớn mà Đức Chúa đã phải chịu trước khi ngài chết trên cây thập tự giá. Ba sọc đó còn biểu hiện ba ngôi thiêng liêng của Chúa (sự hợp nhất của Cha, Con và Thánh thần). Ông thêm vào một sọc đậm để tượng trưng cho máu mà Chúa đã đổ cho loài người. Khi nhìn vào cái móc của cây gậy, ta thấy nó giống hệt cây gậy của người chăn cừu vì Chúa Jesus chính là người chăn dắt con người. Nếu bạn lật ngược cây gậy, nó sẽ trở thành chữ J tượng trưng cho chữ cái đầu tiên của tên Chúa Jesus.
Ngôi sao Giáng Sinh
Ngôi sao 5 cánh thường xuất hiện rực rỡ đủ màu sắc trong mùa Giáng sinh. Một ngôi sao to lớn được treo ở chỗ cao nhất của tháp chuông nhà thờ. Từ đó căng giấy ra bốn phía, có nhiều ngôi sao nhỏ, treo đèn lồng và kết hoa rất đẹp mắt.
Ngôi sao trong lễ Giáng sinh có ý nghĩa đặc biệt, theo tương truyền lúc Chúa vừa chào đời thì trên trời xuất hiện một ngôi sao rực rỡ. Ánh sáng tỏa ra mấy trăm dặm. Từ các vùng phía đông xa xôi nay thuộc lãnh thổ Iran và Syria, có 3 vị vua được mặc khải tin rằng cứ lần theo ánh sáng ngôi sao tìm tới chắc chắn sẽ gặp phép lạ gọi là lễ ba vua. Từ đó, ba vị tìm theo sự dẫn đường của ánh sáng để đến được hang đá thành Bethelem nơi Chúa đã ra đời. Ba vị này thân quỳ trước mặt Chúa, dâng lên Chúa các phẩm vật trầm hương và vàng bạc châu báu.
Ngôi sao trở thành biểu trưng ý nghĩa trong mùa Giáng sinh và được treo chỗ trang trọng nhất ở các giáo đường, cơ sở tôn giáo trong đ êm Giáng sinh để nhớ đến sự tích trên. Do ý nghĩa ngôi sao còn tượng trưng cho phép lạ của Thượng đế.
Quà tặng trong những chiếc bít tất
Click the image to open in full size.
Tương truyền rằng, nhà kia có 3 cô gái trẻ đến tuổi lập gia đình nhưng không có chàng trai nào nhòm ngó đến vì gia cảnh quá nghèo. Đức giám mục Myra rất thương xót nên đã ném những đồng tiền vàng xuống ống khói nhà của ba cô gái. Những đồng tiền vàng rơi từ trên nóc nhà xuống đúng các đôi bít tất mà các cô treo hong bên lò sưởi. Khỏi phải nói cũng biết rằng các cô vui mừng đến thế nào. Họ đã có cơ hội để thực hiện nguyện ước của mình.
Câu chuyện thần kỳ kia được lan truyền đi khắp nơi, ai ai cũng muốn mình trở thành người may mắn nên đều bắt chước 3 cô gái treo tất bên lò sưởi để hy vọng nhận được quà. Trẻ em hy vọng nhận được quà nhiều nhất. Mọi người trong nhà cũng nhân cơ hội này để tặng quà cho các em với mong muốn là các em sẽ ngoan ngoãn và học giỏi. Từ đó có tục trẻ em treo bít tất cạnh lò sưởi để nhận quà như mơ ước từ ông già Noel.
Bánh Buche Noel
Tổ tiên người phương Tây thường nhóm củi trong ống khói nhà, họ tin rằng lửa càng kêu lách cách thì các thần dữ sẽ tránh xa. Ngày nay, tập tục mất dần vì không mấy nhà còn ống khói. Thay vào đó, theo sáng kiến của một thợ làm bánh ở Pháp, năm 1875, người ta làm chiếc bánh ngọt có hình cây củi để mọi người trong đêm Noel và lưu truyền cho đến nay.
Ký hiệu Xmas
Click the image to open in full size.
Từ viết tắt này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Trong tiếng Hy Lạp Xristos là Chúa Jesus. Vào thế kỷ thứ XVI, những người châu Âu bắt đầu dùng chữ cái đầu tiên của tên Đức Chúa là “X” để viết tắt cho từ Christ trong Christmas
Cuộc Sống Việt

NỤ CƯỜI CỦA THIÊN CHÚA




Có một khúc ca Giáng Sinh dễ thương mà tôi rất thích đó là bài “Cậu Bé Đánh Trống” (The Little Drummer Boy của Davis-Onorati- Simeone). Bài ca có những câu như :


Little Baby (pa-rum pum pum pum)
I am a poor boy too (pa-rum pum pum pum)
I have no gift to bring (pa-rum pum pum pum)
that's fit to give our King
Shall I play for You? (pa-rum pum pum pum)
On my drum
Con là một Bé nghèo như Chúa
Con không có quà qúi giá mang đến tặng Chúa
Nhưng con có thể chơi trống để Chúa nghe không?
Mẹ Maria gật đầu.
Con bò và con trừu thì giữ nhịp
Cậu Bé chơi trống với hết cả tài nghệ cho Chúa nghe Pa-răm păm păm păm
Và rồi Chúa mỉm cười với Bé và cái trống của Bé. ”


Bản nhạc tưởng như một bài ca vui, nhưng theo tôi đó là một ca khúc đơn sơ tuyệt vời lột tả được ý nghĩa sâu xa của huyền nhiệm Giáng Sinh, mà chắc mỗi người khi nghe xong sẽ cảm nhận được một lời mời gọi hay nhắc bảo nào đó về ý nghĩa của cuộc đời : Suốt cuộc đời tôi, tôi đã có món quà gì cho Chúa để làm cho Chúa mỉm cười chưa ?


Nhưng trước khi có câu trả lời đó, thiết tưởng chúng ta nên cùng nhau ôn lại một chút ý nghĩa của mầu nhiệm Giáng Sinh mà toàn thể chúng ta đang long trọng cử hành đêm nay :


I. Từ Ngôi Sao Bê-lem đến cuộc hành trình tìm về với Thiên Chúa
Có một chân lý đức tin cơ bản mà người kitô hữu đã truyền cho nhau suốt 2000 năm nay qua bản tổng hợp các tín điều gọi là Kinh Tin Kính đó là chân lý “Thiên Chúa nhập thể-làm người”. “ Vì loài người chúng tôi, và để cứu rỗi chúng tôi, Người đã từ trời xuống thế. Bởi phép Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria và đã làm người”.
Nhưng với những người không chia sẻ cùng một niềm tin với chúng ta, thì quả thật “mầu nhiệm Thiên Chúa Làm Người” quả là một thách đố, nếu không nói là xa lạ và ảo tưởng.
Điều nầy cũng đễ cảm thông thôi; vì, cách đây hơn 2000 năm, cho dù được các Sứ ngôn tiên báo, cho dù được Sách Thánh thông tin xa gần, dân Do Thái vẫn không hề chấp nhận được “Một Đấng Cứu Thế” sinh ra trong hang lừa máng cỏ, một Đấng Emmanuel con của gia đình Bác Thợ Mộc Giuse và Bà Maria ở làng quê Nadarét. Với tâm thức chung của họ lúc bấy giờ, và cũng là tâm thức của nhiều người trong nhân loại hôm nay, Thiên Chúa phải là một “Ông Trời” toàn năng trên các tầng mây, một Thượng Đế uy nghi lẫm liệt trên cõi vĩnh hằng; nếu Ngài có “hạ cố làm người”, thì cũng phải làm người trong cung cách của một vị đế vương oai hùng lẫm lẫm nơi gác tía lầu son, nơi cung đình tráng lệ, chứ làm gì có một “Ông Trời sinh ra trong thân phận của một Em Bé khóc oa oa vấn tả nằm trong máng chiên lừa bao quanh chỉ có mấy chú mục đồng khổ nghèo kiết xác. Cũng vì quan niệm như thế mà địa chỉ đầu tiên Ba Nhà Đạo Sĩ Phương đông tìm đến để kiếm tìm Đấng Cứu thế là Thủ đô Giêruxalem nơi cung điện của đại vương Hêrôđê. Nhưng nơi đó làm gì có Đấng Cứu thế giáng sinh. May mắn, nhờ “Sao Lạ dẫn đường, các Đạo sĩ đã tìm gặp Đấng Emmanuel nơi hang lừa máng cỏ ngoài đồng vắng Bêlem, trong thân phận của một em bé nghèo hèn yếu đuối. Trong khi đó, các mục đồng vùng Bê-lem đang ngủ vùi trong đêm lạnh, đã được thiên thần đánh thức và loan báo tin vui : “Hôm nay trong thành vua Đa-Vít, Đấng Cứu Thế đã giáng sinh”.
Quả thật, nếu không có “Anh sao lạ”, nếu không có “thiên thần hiện ra loan báo Tin vui”, nghĩa là, nếu không có sự “mặc khải”, sự dẫn đưa của Thiên Chúa, thì loài người chúng ta không ai có thể khám phá, nhận biết được mầu nhiệm Thiên Chúa làm người. Chúng ta sẽ mãi mãi ngủ vùi trong một giấc ngủ triền miên của sự lầm lạc, cách xa và mù tối về sự hiện diện của Thiên Chúa. Thật cần thiết biết bao “ánh sao mặc khải của Thiên Chúa”. Đức tin của chúng ta, đức tin của mọi Kitô hữu đặt nền tảng trên chính mầu nhiệm cơ bản nầy : Tin Thiên Chúa, trước hết là tin những gì Chúa phán dạy qua Lời Mặc khải của Ngài; có nghĩa là phải đón nhận Thánh Kinh và Thánh truyền, là “ánh sao dẫn lối đưa đường” để con người có thể đến với Thiên Chúa, tìm về Thiên Chúa.
Sở dĩ ngày hôm nay con người dễ lãnh đạm với tôn giáo, mù mờ về những chân lý nền tảng và bị xô đẩy vào những hình thái mê tín dị đoan lầm lạc hay buông thả trác táng ngông cuồng, vì con người đã để cõi lòng bị che khuất “ánh sao của Thiên Chúa” để thay vào đó là những hào quang của vật chất, của hưởng thụ, của đam mê và dục vọng, của tham quyền cố vị, của kiêu căng giả dối, của ích kỷ hận thù.
Mỗi một lần Giáng Sinh trở lại, khi ánh sao lạ một lần nữa được thắp sáng giữa trời đông, phải chăng đó chính là một lời nhắc nhở để mỗi người Kitô hữu chúng ta thanh lọc cõi lòng để tìm xem “ánh sao Bê-lem” có còn rạng tỏ trong trái tim ta để dẫn lối ta đi về với Thiên Chúa hay đã lịm tắt, đã lu mờ ? Ánh sao Bê-lem hôm nay, giữa đời thường cuộc sống chính là những lời dạy của Phúc âm: yêu thương và tha thứ, khiêm hạ hiền lành, quảng đại phục vụ và luôn biết khiêm tốn trở về trong sám hối ăn năn. Ánh sao Bê-lem hôm nay cũng chính là những thánh lễ dâng lên mỗi ngày, những lời kinh Kính Mừng của chuỗi Mân Côi, những âm thầm phục vụ những người ngheo đơn bệnh tật. Ánh sao Bê-lem đó cũng chính là những nghĩa cử yêu thương nhẫn nhục trong đời sống vợ chồng, những hành vi thơm thảo của cháu con dành cho ông bà cha mẹ, những sẻ chia manh áo chén cơm cho những gia đình đang gặp cơn quẫn bách do thiên tai địch họa…Mỗi người chúng ta có thể tìm thấy một “ánh sao Bê-Lem” thích hợp cho cuộc hành trình đức tin của riêng mình; và chắc chắn “những ánh sao của Lời Chúa đó sẽ dẫn đưa chúng ta tìm gặp Thiên Chúa, một Thiên Chúa của tình yêu, một Đấng Em-ma-nu-en đã đang và sẽ đồng hành với chúng ta trên mọi néo đường cuộc sống. Và đó cũng chính là ý nghĩa thứ hai mà chúng ta cùng chia sẻ cho nhau.
2. Giáng Sinh : khi Thiên Chúa trở thành quà tặng tình yêu :


Thật vậy, để định nghĩa về Thiên Chúa, hình như không có cụm từ nào chính xác hơn, sâu sắc hơn cụm từ được Thánh Tông Đồ Gioan, Người môn đệ được Chúa Giêsu thương mến cách đặc biệt, đã sử dụng trong tín thư mặc khải mà chính Ngài nhờ ơn linh hứng đã viết ra : “Thiên Chúa là Tình Yêu”. Và để cắt nghĩa “bản chất” yêu thương nầy của Thiên Chúa, Thánh Gioan lại đã viết rằng : “Thiên Chúa đã yêu thương nhân loại đến độ đã trao ban Người Con Một”. Tình yêu đích thực đó chính là “ban tặng”, là “cho không biếu không”, là biến mình thành một “quà tặng” để hiến dâng mà không bao giờ đòi hỏi đáp đến, trả giá, và càng không có chuyện so đo tính toán. Nếu Thiên Chúa tính toán, so đo trong tình yêu của Ngài dành cho chúng ta, chắc chắn Ngài không chọn làm một công dân của một dân tộc cứng đầu và phản bội như Ít-ra-en, không chọn làm quê hương một Đất nước khô cằn sỏi đá như vùng đất Pa-les-tin, không chọn sinh ra vào một giai đoạn lịch sử đầy nhiểu nhương phân hóa với một Triều đình bù nhìn bán nước như triều đình của Vua Hêrôđê, không chọn sống chung với một thế hệ đồng bào mà niềm tin tôn giáo đã ươn hèn, sai lệch và biến chất theo kiểu “Pharisiêu”. Nếu Thiên Chúa đã so đo tính toán trong mối tình cứu độ thì dại gì chọn sinh trong hang lừa máng cỏ, bị xua đuổi khước từ, bì săn lùng tàn sát…Dại gì, chung đụng với phường thu thuế, đĩ điếm để phải mang tiếng mang tăm! Dại gì chọn kiếp sống lang thang “đầu đường xó chợ” đến độ “không có viên đá gối đầu”, dại gì đối lập với giáo quyền và thế quyền để phải bị tróc nả, khai trừ, ném đá và nhất là, dại gì chấp nhận lãnh một bản án bất công chết tủi nhục trên thập giá, trong khi chính mình có đầy đủ quyền uy không phải chỉ để làm vài dấu lạ cò con như cho kẻ què đi, kẻ mù thấy, phung hủi được sạch, nước hóa rượu ngon, mấy chiếc bánh và vài con cá có thể nuôi mấy ngàn người…mà còn có thể một lời phán ra là “cải từ hoàn sinh”, là trấn áp cuồng phong bảo táp, là làm khiếp đảm ngã nhào cả một đạo binh trong đêm Ngài bị trao nộp…


Nếu ngày xưa, qua miệng các sứ ngôn Thiên Chúa đã từng dạy rằng : “Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình, hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau ? Cho dù nó có quên đi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ!” (Is 49,15).


Để ấn chứng cho lời đoan hứa của Đấng được mệnh danh là “Giàu lòng nhân ái và rất mực khoan dung”, Thiên Chúa hình như không còn cách nào khác là phải “trở thành quà tặng tình yêu để trao ban chính mình cho nhân loại”. Và một “khi thời gian tới lúc mãn kỳ”, Thiên Chúa Ngôi Hai đã đích thân “bỏ ngai trời xuống thế”. Từ máng cỏ Bê-lem cho tới đỉnh đồi Núi Sọ, cuộc đời của Chúa Giê-su duy nhất chỉ là một định nghĩa đúng đắn nhất về tình yêu : Yêu là cho đi và cho đi đến cùng : Thiên Chúa trở nên nghèo hèn, tự hiến để con người được cứu độ vinh quang; Thiên Chúa chấp nhận làm “hạt lúa gieo vào trần gian mục nát”, để con người ngẩng cao đầu đứng lên tìm được hạnh phúc vĩnh hằng. Thiên Chúa đã chấp nhận hy sinh và tự hiến để nhân loại tội lỗi được cứu độ vinh quang. Hay như cách nói so sánh đối xứng của một Vị Giáo Phụ : “Thiên Chúa làm người để con người được làm chúa”. Đó cũng chính là ý nghĩa cuối cùng của mầu nhiệm được cử hành hôm nay : mầu nhiệm Thiên Chúa làm người, mầu nhiệm Thiên Chúa ở cùng chúng ta, mầu nhiệm Nhập thể - Giáng Sinh.


Chính vì thế, cuộc cử hành đêm nay, Đêm Thánh vô cùng nầy, lại chính là cơ hội để anh và tôi, để chị và em, để tất cả chúng ta hân hoan vui mừng lãnh nhận chính quà tặng của Thiên Chúa, không phải thứ quà tặng rẻ tiền trong những chiếc vớ của ông già Noel mang đến, mà là quà tặng tình yêu tuyệt vời là chính Thiên Chúa, là hồng ân cứu độ, là Tin Mừng giải thoát, là Nước Trời. Nói đến quà tặng tình yêu có lẽ chúng ta lại trở về những gợi ý ban đầu của bài ca Giáng Sinh “Chú bé đánh trống”.


Con không có quà qúi giá mang đến tặng Chúa
Nhưng con có thể chơi trống để Chúa nghe không?
Mẹ Maria gật đầu.
Con bò và con trừu thì giữ nhịp
Cậu Bé chơi trống với hết cả tài nghệ cho Chúa nghe Pa-răm păm păm păm
Và rồi Chúa mỉm cười với Bé và cái trống của Bé. ”


Kính thưa ông bà và anh chị em,


Trong mùa Giáng Sinh nầy chúng ta đã từng nhận được rất nhiều cánh thiệp chúc mừng Giáng Sinh, và chắc chắn ai trong chúng ta cũng ước mơ những lời chúc ấy sẽ trở thành hiện thực. Riêng tôi, tôi ước mong anh chị em nhận được “nụ cười của Chúa Hài nhi”, nhận được cái mỉm cười của Thiên Chúa tình yêu dành cho anh chị em không chỉ trong đêm nay mà trong suốt cả cuộc đời của anh anh chị em. Bởi vì khi Thiên Chúa “mỉm cười với chúng ta” cũng có nghĩa là Ngài ban cho chúng ta muôn vạn hồng ân, Ngài thương yêu đùm bọc chúng ta trên mọi nẽo đường cuộc sống và sẽ đồng hành chia ngọt xẻ bùi với chúng ta trong mọi niềm đau nổi khổ của đời thường. Tuy nhiên, để nhận được cái “mỉm cười ân phúc” đó, chúng ta phải mang đến một món quà nào đó để dâng tặng Thiên Chúa, như các chú mục đồng Bê-lem năm xưa đã đem theo bò lừa để dâng hơi ấm, như ba Vua Phương Đông đem theo vàng, nhũ hương, mộc dược, hay như “chú bé đánh trống” chỉ với những tiếng rống đơn sơ chân thành. Dĩ nhiển, Thiên Chúa không đòi hỏi bạc vàng châu báu, những của cải giàu sang…Thiên Chúa ưa thích nhất là “tấm lòng” chân chất, là trái tim yêu thương, là tâm hồn khiêm hạ. Và như thế, lời mời gọi của đại lễ Giáng Sinh hôm nay cũng chính là lời kêu gọi của Hội Đồng Giám Mục Việt nam trong thư chung 2006 : Sống Đạo Hôm nay. Đó là mỗi người chúng ta phải biến cuộc đời mình, gia đình mình, cộng đoàn mình thành Tin Mừng Giáng Sinh, thành một Quà Tặng Giáng Sinh, quà tặng của sự trung thành và hy sinh trong mái ấm gia đình, quà tặng của yêu thương và phục vụ ở giữa cộng đoàn, quà tặng của bác ái vị tha với mọi người chung quanh, quà tặng của bao dung tha thứ dành cho những người ghét ghen đố kỵ và xúc phạm đến mình. Chắc chắn, khi có được những quà tặng như thế, chúng ta sẽ nhận được “nụ cười chúc phúc của Chúa Hài Nhi Giêsu”, nụ cười của niềm vui và an bình, nụ cười của tin yêu và hạnh phúc hôm nay để dẫn dắt chúng ta đi trót cuộc hành trình dương thế để nhận được nụ cười của ba Ngôi Thiên Chúa trong hạnh phúc vĩnh hằng. Bởi vì, đó chính là lời chúc mà các thiên sứ đã hát lên trong đêm Giáng Sinh đầu tiên ở Bê-lem :”Vinh Danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người Chúa thương”; và đó cũng chính tiêu đích của cuộc nhập thể giáng sinh mà chính Chúa Giêsu đã từng khẳng định : “Ta đến để chúng được sống và sống phong phú”. Amen.
LM. Giuse Trương Đình Hiền

TẤM BÁNH LỜI CHÚA


I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA Mt 1, 1-25 Sách gia phả của Chúa Giêsu Kitô, con vua Ðavít, con của Abraham. Abraham sinh Isaac; Isaac sinh Giacóp; Giacóp sinh Giuđa; Phares sinh (bởi bà Thamar) và các anh em người. Giuđa sinh Phares và Zara Esrom; Esrom sinh Aram; Aram sinh Aminadab; Aminadab sinh Naasson; Naasson sinh Salmon; Salmon sinh Booz do bà Rahab; Booz sinh Giobed do bà Rút. Giobed sinh Giêsê; Giêsê sinh vua Ðavít.

Ðavít sinh Salomon do bà vợ của Uria; Salomon sinh Robo-am; Roboam sinh Abia; Abia sinh Asa; Asa sinh Giosaphát; Giosaphát sinh Gioram; Gioram sinh Ozia; Ozia sinh Gioatham; Gioatham sinh Achaz; Achaz sinh Ezekia; Ezekia sinh Manas-se; Manasse sinh Amos; Amos sinh Giosia; Giosia sinh Giêconia và các em trong thời lưu đày ở Babylon.

Sau thời lưu đày ở Babylon, Giêconia sinh Salathiel; Salathiel sinh Zorababel; Zorababel sinh Abiud; Abiud sinh Eliakim; Eliakim sinh Azor; Azor sinh Sađoc; Sađoc sinh Akim; Akim sinh Eliud; Eliud sinh Eleazar; Eleazar sinh Mathan; Mathan sinh Giacóp; Giacóp sinh Giuse, là bạn của Maria, mẹ của Chúa Giêsu gọi là Ðức Kitô.

Vậy, từ Abraham đến Ðavít có tất cả mười bốn đời, từ Ðavít đến cuộc lưu đày ở Babylon có mười bốn đời, và từ cuộc lưu đày ở Babylon cho đến Chúa Kitô có mười bốn đời.

Chúa Kitô giáng sinh trong hoàn cảnh sau đây: Mẹ Người là Maria đính hôn với Giuse, trước khi về chung sống với nhau, bà đã thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần. Giuse, bạn của bà là người công chính, không muốn tố cáo bà, nên định tâm lìa bỏ bà cách kín đáo. Nhưng đang khi định tâm như vậy, thì thiên thần hiện đến cùng ông trong giấc mơ và bảo:

"Hỡi Giuse con vua Ðavít, đừng ngại nhận Maria về nhà làm bạn mình, vì Maria mang thai là bởi phép Chúa Thánh Thần; bà sẽ hạ sinh một con trai mà ông đặt tên là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân mình khỏi tội". Tất cả sự kiện này đã được thực hiện để làm trọn lời Chúa dùng miệng tiên tri phán xưa rằng: "Này đây một trinh nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa-ở-cùng-chúng-ta".
Khi tỉnh dậy, Giuse đã thực hiện như lời thiên thần Chúa truyền. Ông tiếp nhận bạn mình, nhưng không ăn ở với nhau, cho đến khi Maria sinh con trai đầu lòng, thì Giuse đặt tên con trẻ là Giêsu.

II. TẤM BÁNH CHIA SẺ Mỗi dịp Noel, tôi thừơng đứng trước máng cỏ, nhìn ngắm Đức Giê su bé thơ và hỏi xem Người muốn nhắn gửi điều gì nhân ngày lễ Giáng sinh trong tình hình xã hội hiện tại. Năm nay, khi nhìn ngắm Người rét run giữa mùa đông lạnh giá, tôi chợt thấy tái hiện cảnh những đồng bào nạn nhân bão lụt trong năm qua. Và tôi nghe tiếng Người mời gọi “ CHIA SẺ” Chia sẻ không phải là bố thí, cũng không phải là ban ơn. Bố thí và ban ơn là đứng từ trên cao ban xuống và chỉ cho những gì dư thừa. Chia sẻ là đứng ngang hàng và cho đi những gì chính bản thân cần thiết. Hiểu như thế, Đức Giê su chính là mẫu gương chia sẻ. Đức Giê su là Thiên Chúa, Người có thể ngự trên trời, dùng quyền năng mà cứu độ nhân loại. Nhưng vì muốn chia sẻ với nhân loại, nên Người đã xuống thế làm người để ở với nhân loại. Sự chia sẻ của Người đạt đến tột đỉnh vì Người không chỉ chia sẻ một phần nhưng đã tặng ban tất cả bản thân cho nhân loại. Vì muốn chia sẻ, Người đã tự huỷ mình khỏi thân phận Thiên Chúa. Vì muốn chia sẻ, Người đã không ngần ngại chọn xuống chỗ bé nhỏ rốt cùng của thân phận con người. Vì muốn chia sẻ, nên Người đã tự nguyện nếm cảm hết những đau khổ mà con người có thể gặp. Ta đau khổ vì cảnh nghèo ư ? Chính Người cùng chia sẻ với ta cảnh khó nghèo, đói khát, lạnh lẽo. Ta đã chịu nhiều đau khổ ư ? Chính Người chia sẻ với ta trong những thất bại, bị phản bội, bị hành hạ và chết cô đơn nhục nhã. Người chia sẻ với mọi người dù ở những hoàn cảnh khốn cùng, khắc nghiệt nhất của cuộc sống. Nằm trong hang đá nghèo hèn, với bầy chiên bò, giữa đêm đông giá rét, Đức Giê su trở nên một lời mời gọi chia sẻ. Giờ đây, Người chỉ là một em bé sơ sinh yếu ớt cần đến sự giúp đỡ của ta. Đêm đông lạnh lẽo, Người cần cả đến hơi thở của con bò để sưởi ấm tấm thân. Khi trốn sang Ai cập, Người cần nhờ con lừa chở đi. Khi còn thơ bé, Người cần bàn tay săn sóc nâng niu của Đức Mẹ và thánh Giu se. Khi đi rao giảng, Người cần có bạn bè giúp đỡ. Khi cầu nguyện trong vườn Cây Dầu, Người bộc bạch nỗi buồn mong được các môn đệ an ủi. Khi vác thánh giá, Người yếu nhược phải nhờ đến ông Simon giúp sức. Người hoá thân làm một con người yếu ớt nhất, túng thiếu nhất, khốn cùng nhất, đau khổ nhất, để mời gọi ta biết mở rộng tâm hồn chia sẻ. Người sẵn sàng đón nhận sự giúp đỡ, dù rất bé nhỏ, kể cả của súc vật, để mời gọi ta quảng đại. Hôm nay, lời mời gọi chia sẻ ấy vẫn vang lên rất thiết tha, rất khẩn cấp. Đức Giê su vẫn đang lên tiếng kêu cứu qua những trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa, không những không được chăm sóc, không có cơ hội đến trường, mà còn bị hất hủi, bị lạm dụng, bị xâm hại. Đức Giê su vẫn đang âm thầm nhẫn nhục trong số phận hẩm hiu của những người bị quên lãng. Đức Giê su vẫn đang oằn vai gánh nặng trong kiếp lầm than của những người nghèo nàn, vất vả vật lộn với cuộc sống. Đức Giê su vẫn đang quằn quại trong những tấm thân gầy mòn bị cơn bệnh nan y gặm nhấm. Đức Giê su vẫn đang tức tưởi trong những người thất bại, không tìm thấy tia sáng hy vọng cho tương lai. Trong năm nay, nhiều thiên tai trên thế giới đang làm xuất hiện những khuôn mặt mới của Đức Giê su với những lời kêu cứu khẩn cấp. Đây Đức Giê su bé thơ với khuôn mặt tái xanh vì đói vì lạnh. Kia Đức Giê su bị đóng đinh vào mái nhà chết chìm dưới dòng nước lũ. Đó Đức Giê su hốt hoảng nhìn những người thân yêu bị dòng nước oan nghiệt cuốn đi. Tất cả là một hang đá Bê lem, trong đó Đức Giê su đang cất lời mời gọi chia sẻ. Hãy mở rộng tâm hồn để chia sẻ, Vì khi mở rộng tâm hồn chia sẻ, ta đón nhận ơn Chúa. Chính khi mở rộng tâm hồn để chia sẻ, ta đáp lại lời mời gọi của Đức Giê su bé thơ trong hang đá Bê lem. Lạy Chúa Giêsu bé thơ, xin dạy con biết sống trọn vẹn mầu nhiệm giáng sinh bằng mở lòng ra chia sẻ với mọi người.
TGM Giuse Ngô Quang Kiệt

TÂM TÌNH MÙA VỌNG





Đêm 14 rạng 15 tháng 4 năm 1912, con tầu Titanic sang trọng và vĩ đại nhất thế giới đã đụng phải tảng băng sơn trên miền Bắc Hải Thái Bình Dương. Con tầu từ từ chìm xuống mang theo 1513 người thiệt mạng. Trong cuốn phim Titanic được dựng lại, cảnh khủng khiếp xáo trộn của các nạn nhân tranh dành nhau để trốn thoát, cảnh nước uà vào con tầu...Và đặc biệt nhất, cảnh dàn nhạc vẫn ình thản trong tư thế sẵn sàng hoà tấu bản nhạc bất hủ "Một Niềm Phó Thác hay Tin Cậy Mến" Chúa ơi con tin thật lòng…Chúa ơi con luôn một niềm cậy trông Chúa thương…rất cảm động. Như một thái độ tỉnh thức và sẵn sàng đón chờ giây phút ra đi về miền miên viễn xót xa...Và con tầu từ từ chìm xuống...

Cuộc đời mỗi người trong nhân loại cũng có cuộc sống giống như con tầu định mệnh Titanic. Có lúc sinh ra. Có lúc thăng trầm. Có lúc chuẩn bị ra đi...Mùa Vọng Đức Kitô mời gọi mỗi người chúng ta có thái độ tỉnh thức và cầu nguyện trong tư thế sẵn sàng. "Hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn." Lời Đức Kitô hư một thúc bách mỗi người chúng ta. Hãy tỉnh thức và cầu nguyện trong thái độ sẵn sàng đón chờ ngày Chúa đến. Thánh Phaolô cũng nhắc nhở chúng ta khi nhắn gửi tín hữu Rôma: “Phần rỗi chúng ta gần đến.”

Ngày 27.11.2003, một sự kiện bất ngờ làm ngạc nhiên thế giới. Tổng Thống George Bush của Hoa Kỳ đã hiên ngang và can đảm dùng chuyến bay Air Force One đáp xuống phi trường quốc tế Baghdag tại Iraq, giữa lúc chiến tranh khủng bố đang đe doạ. Nơi đây trong những ngày trước, một phi cơ chở hàng bị bắn. Nhưng với thái độ chuẩn bị sẵn sàng, và trong vòng bí mật nhất, Tổng Thống đã đến thăm những quân nhân Hoa Kỳ đang tham chiến tại đây, và phục vụ họ như một bày tỏ của yêu thương. Sau đó, trên đường về, Tổng Thống tiếp tục tham dự Ngày Lễ Tạ Ơn của Dân Tộc Hoa Kỳ cùng với gia đình tại Texas.

Làm một việc gì, con người cũng cần tỉnh thức và cầu nguyện trong tư thế sẵn sàng.
Chuẩn bị một năm học mới, người học sinh và sinh viên cũng cần tỉnh thức và chuẩn bị.

Bước vào một giai đoạn mới của cuộc đời, con người cũng cần chuẩn bị với tư thế tỉnh thức và sẵn sàng.

Chuẩn bị cho một kế hoạch hay một dự án, con người cũng cần tỉnh thức chuẩn bị và sẵn sàng.

Người thương gia khi buôn bán, cũng cần có thái độ tỉnh thức và sẵn sàng để dấn thân vào thương trường.

Chuẩn bị đón Chúa đến trong mùa Giáng sinh năm nay, Giáo hội qua lời mời gọi của Đức Kitô, cũng tha thiết mời gọi và thúc giục chúng ta phải có thái độ tỉnh thức và cầu nguyện trong tư thế sẵn sàng: "Hãy tỉnh thức vì không biết giờ nào Chúa các con sẽ đến."

Mùa Vọng là Mùa của tỉnh thức và cầu nguyện. Một hai giòng lịch sử về Mùa Vọng để chúng ta hiểu rõ ý nghĩa Muà Vọng và sống trong thái độ tỉnh thức và cầu nguyện để chuẩn bị đón mừng Chúa Giáng Sinh.

Hằng năm, lịch sử dân gian bắt đầu bằng mùa xuân, thì Năm Phụng Vụ của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ bắt đầu bằng "Mùa Vọng."

Mùa Vọng, La ngữ gọi là "Adventus", Anh Ngữ gọi là "Advent." Do ý nghĩa nội tại, hai chữ Mùa Vọng “Advent” với ý nghĩa là thời gian chuẩn bị đón mừng Thiên Chúa Giáng Sinh. Lễ Giáng Sinh là sự thể hiện Mầu Nhiệm Thiên Chúa Tình Yêu xuống thế cứu độ con người.

Giáo Hội Công Giáo Rô-ma chọn Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng làm ngày khởi đầu Niên Lịch Phụng Vụ. Trong Phụng Vụ của Giáo Hội, Mùa Vọng kéo dài qua bốn Chúa Nhật để chuẩn bị Đại Lễ Giáng Sinh Mừng Chúa Giáng Trần, được mừng kính vào ngày 25 tháng 12.

Bốn Chúa Nhật của Mùa Vọng tượng trưng cho thời gian mấy ngàn năm các Thánh Tổ Phụ và các Ngôn Sứ trông đợi Chúa Cứu Thế đến. Trong thời gian này, qua lời mời gọi của các sứ ngôn, người ta ăn năn sám hối và cầu mong Đấng Cứu Thế Giáng Sinh.
Trong Mùa Vọng, người ta chuẩn bị đón mừng Thiên Chúa Giáng Sinh, nên Mùa Vọng mang ý nghĩa tỉnh thức, cầu nguyện, và ăn năn sám hối để dọn đường Chúa đến.
Trong nghi thức Phụng Vụ, màu tím là màu sám hối ăn năn, được xử dụng trong ba Chúa Nhật thứ nhất, thứ hai, và thứ tư Mùa Vọng. Trong Chúa Nhật thứ ba Mùa Vọng, màu hồng được xử dụng để biểu lộ ý nghĩa "vui mừng đợi trông" Chúa đến. Trong bốn Chúa Nhật Mùa Vọng, Thánh Lễ đều không hát kinh Vinh Danh. Với ý nghĩa của sám hối ăn năn, những Lễ hội dân gian, đều không được cử hanụh cách trọng thể.

Ngoài ý nghĩa tỉnh thức, cầu nguyện, trông đợi, và sám hối, Mùa Vọng còn mang một ý nghĩa đặc biệt, đó là tâm tình tạ ơn. Trong suốt Mùa Vọng, chúng ta phải cảm tạ Thiên Chúa về biến cố vô cùng trọng đại là Mầu Nhiệm Thiên Chúa Giáng Trần. Vì yêu thương nhân loại, nên từ thuở đời đời, Thiên Chúa đã quyết định ban Ơn Cứu Độ cho chúng ta qua Mầu Nhiệm Giáng Sinh. Để thực thi hồng ân này, Thiên Chúa đã sai Con Một Ngài xuống thế làm người. Nhờ Mầu Nhiệm Nhập Thể của Ngôi Hai Thiên Chúa, chúng ta được cứu độ và trở nên con cái thật sự của Thiên Chúa.

Lậy Chúa, xin hãy đến, chúng con đang tỉnh thức và mong chờ ngày Chúa đến cứu độ chúng con trong suốt Mùa Vọng năm nay. Amen.


Linh Mục Paul Văn Chi

ĐỨC GIÁM MỤC TIÊN KHỞI VIỆT NAM PHẦN 2



VIDEO

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011

ĐỨC GIÁM MỤC TIÊN KHỞI VIỆT NAM PHẦN 1



VIDEO

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011

BÀN TAY CỦA MẸ - BÀI HỌC CỦA CON


Mộtthanh niên học hành xuất sắc nộp đơn vào chức vụ quản trị viên cho một công tylớn.
Anhta vừa xong buổi phỏng vấn đầu tiên, ông giám đốc phỏng vấn lần cuối để quyếtđịnh nhận hay không nhận anh ta.
Viêngiám đốc khám phá học bạ của chàng thanh niên, tất cả đều tốt, và năm nào, từbậc trung học đến các chương trình nghiên cứu sau đại học, cũng đều xuất sắc,không năm nào mà anh chàng thanh niên không hoàn thành vượt bực.
Viêngiám đốc hỏi : “Anh đã được học bổng nào của trường?”
Chàngthanh niên đáp : “Thưa không”.
Viêngiám đốc hỏi: “Thế cha anh trả học phí cho anh đi học?”
Chàngthanh niên đáp: “Cha tôi chết khi tôi vừa mới 1 tuổi đầu. Mẹ tôi mới là ngườilo trả học phí”.
Viêngiám đốc lại hỏi: “Mẹ của anh làm việc ở đâu?”
Chàngthanh niên đáp: “Mẹ tôi làm việc giặt áo quần”.
Viêngiám đốc bảo chàng thanh niên đưa đôi bàn tay cho ông ta xem. Chàng thanh niênđưa hai bàn tay mịn màng và hoàn hảo của chàng cho ông giám đốc xem.
Viêngiám đốc hỏi: “Vậy trước nay anh có bao giờ giúp mẹ giặt giũ áo quần không?”
“Chưabao giờ, mẹ luôn bảo tôi lo học và đọc thêm nhiều sách. Hơn nữa, mẹ tôi giặt áoquần nhanh hơn tôi”. – Chàng thanh niên đáp.
Viêngiám đốc dặn chàng thanh niên: “Tôi yêu cầu anh một việc. Hôm nay khi trở lạinhà, lau sạch đôi bàn tay của mẹ anh, và rồi ngày mai đến gặp tôi”.
Chàngthanh niên cảm thấy khả năng được công việc tốt này rất là cao. Khi vừa về đếnnhà, chàng ta sung sướng thưa với mẹ để được lau sạch đôi bàn tay của bà. Mẹchàng cảm thấy có gì đó khác lạ, sung sướng, nhưng với một cảm giác vừa vui màcũng vừa buồn, bà đưa đôi bàn tay cho con trai xem.
Chàngthanh niên từ từ lau sạch đôi bàn tay của mẹ. Vừa lau, nước mắt chàng tuôntràn. Đây là lần đầu tiên chàng thanh niên mới khám phá đôi tay mẹ mình, đôibàn tay nhăn nheo và đầy những vết bầm đen. Những vết bầm làm đau nhức đến nỗibà đã rùng mình khi được lau bằng nước. Lần đầu tiên trong đời, chàng thanhniên nhận thức ra rằng, chính từ đôi bàn tay giặt quần áo mỗi ngày này đã giúp trảhọc phí cho chàng.
Nhữngvết bầm trong tôi tay của mẹ là giá mẹ chàng phải trả cho ngày chàng tốtnghiệp, cho những xuất sắc trong học vấn và cho tương lai sẽ tới của chàng.
Saukhi lau sạch đôi tay của mẹ, chàng thanh niên lặng lẽ giặt hết phần áo quần cònlại của mẹ.
Tốiđó, hai mẹ con tâm sự với nhau thật lâu.
Sánghôm sau, chàng thanh niên tới gặp ông giám đốc.
Viêngiám đốc lưu ý những giọt nước mắt chưa ráo hết trong đôi mắt của chàng thanhniên, và hỏi: “Anh có thể cho tôi biết những gì anh đã làm và đã học được hômqua ở nhà không?”
Chàngthanh niên đáp: “Tôi lau sạch đôi tay của mẹ, và cũng giặt hết phần áo quần cònlại”.
Viêngiám đốc hỏi: “Cảm tưởng của anh ra sao?”
Chàngthanh niên đáp: “Thứ nhất, bây giờ tôi hiểu thế là ý nghĩa của lòng biết ơn;không có mẹ, tôi không thể thành tựu được như hôm nay. Thứ hai, qua việc hợptác với nhau, và qua việc giúp mẹ giặt quần áo, giờ tôi mới ý thức rằng thậtkhó khăn và gian khổ để hoàn tất công việc. Thứ ba, tôi biết ơn sự quan trọngvà giá trị của quan hệ gia đình”.
Viêngiám đốc nói: “Đây là những gì tôi tìm kiếm nơi người sẽ là quản trị viên trongcông ty chúng tôi. Tôi muốn tuyển dụng một người biết ơn sự giúp đỡ của nhữngngười khác, một người cảm thông sự chịu đựng của những người khác để hoàn thànhnhiệm vụ, và một người không chỉ nghĩ đến tiền bạc là mục đích duy nhất củacuộc đời. Em được nhận”.
Sauđó, chàng thanh niên làm việc hăng say, và nhận được sự kính trọng của các nhânviên dưới quyền. Tất cả nhân viên làm việc kiên trì và hợp tác như một đội.Thành tựu của công ty mỗi ngày được nhiều cải thiện.
Mộtđứa bé, được che chở và có thói quen muốn gì đước nấy, có thể sẽ phát triển“tâm lý đặc quyền” và sẽ luôn nghĩ đến mình trước. Hắn sẽ thờ ơ về các nỗ lựccủa cha mẹ.
Khilàm việc, hắn giả thiết rằng mọi người phải vâng lời hắn, và khi trở thành mộtquản trị viên hắn có thể sẽ không bao giờ biết sự chịu đựng của các nhân viêndưới quyền và luôn đổ thừa cho người khác.
Đốivới loại người này, có thể học giỏi, có thể thành công một thời gian ngắn nhưngthật sự sẽ không cảm nhận được ý nghĩa của thành tựu. Hắn sẽ cằn nhằn, lòngchất đầy oán ghét và đấu tranh để có được nhiều thứ cho mình. Nếu chúng tathuộc loại cha mẹ chuyên bao che con cái như thế này, phải chăng chúng ta đangcho chúng thấy tình thương của cha mẹ hay thay vì đang tàn phá chúng?
Bạncó thể cho con cái sống trong những căn nhà lớn, ăn thức ăn ngon, học dươngcầm, xem TV màn ảnh rộng. Nhưng khi chúng ta cắt cỏ, xin vui lòng cho chúng làmviệc đó. Sau bữa cơm, hãy để chúng rữa chén bát cùng với anh chị em chúng.Không phải vì các bạn không có tiền để mướn người làm trong nhà, nhưng bởi vìbạn nên thương con đúng cách. Bạn muốn chúng hiểu rằng, bất kể cha mẹ giàu cócỡ nào, một ngày tóc họ cũng sẽ bạc như mẹ của người bạn trẻ kia. Điều quantrọng nhất là con cái của bạn học để biết hơn sự khó khăn, học khả năng cùnglàm việc với những người khác để hoàn thành công việc.

NguoiVietBoston dịch
(Trích từ Lam Hồng)

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | JCPenney Coupons