HÃY SÁM HỐI VÀ TIN MỪNG

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

GIẢI ĐÁP VỀ CHỨC VỤ "NỮ PHÓ TẾ"


deacon.jpgHỏi: Nghe nói trước đây có chức “nữ Phó Tế” trong Giáo Hội, vậy tại sao nay không còn nữa ? Cũng xin giải thích thêm về nhiệm vụ của Phó Tế hiện nay.
  
Trả lời: Chức vụ Phó Tế bắt nguồn từ  thời các Thánh Tông Đồ chọn 7 người “ được tiếng tốt ,đầy  Thần Khí, và khôn ngoan” để các Tông Đồ đặt tay cầu nguyện và trao cho nhiệm vụ phuc vụ việc ăn uống cho các tín hữu sơ khai , đặc biệt cho các “bà goá Do Thái theo văn hoá Hy Lạp”.Công việc này  được giao cho họ để giúp các Tông Đồ rãnh rang “chuyên lo cầu nguyện và phục vụ lời Chúa” ( x. Cv 6: 1-2) .

Đây là nguồn gốc phát sinh nhu cầu phó tế trong Giáo Hội Sơ khai.

Về sau,  vì nhu cầu giúp rửa tội cho các nữ tân tòng mà một số phụ nữ được chọn để phục vụ cho nhu cầu đặc biệt này. Lý do là trong mấy  thế kỷ đầu , việc rửa tội cho các người  tân tòng (catechumens) được thực hành theo thể thức dìm mình xuống nước (immersion) Theo đó, trong đêm Vọng Phục Sinh ( Easter Vigil)các người tân tòng được xếp hàng trước  giếng rửa tội. Đến giờ đã định, các đèn nến  được tắt bớt  quanh khu vực này và các người tân tòng phải cởi hết y phục ra và lội xuống giếng nước dể dìm mình 3 lần trong đó. Sau đấy , từ giếng nước bước ra, họ  được một hay hai,ba  Thầy Sáu đỡ lên và trao cho bộ y phục trắng mặc vào để tượng trưng cho sự đổi mới hoàn toàn về mặt thiêng liêng.Nhưng điều bất tiện là về phía các nữ tân tòng. Họ cũng phải cởi bỏ y phục cũ ra và lội xuống giếng nước ,dĩ nhiên là trong khu vực dành riêng cho ho. Vì  thế, để tránh bất tiện cho  nam phó tế phục vụ trong hoàn cảnh này,Giáo Hội Sơ khai đã chọn nữ phó tế (deaconess) để giúp các nữ tân tòng bước ra khỏi giếng và mặc y phục mới vào  trong đêm rửa tội.Đây là lý do chính phát sinh nhu cầu nữ phó tế  trong thời sơ khai.

Về sau , thể thức rưả tội được thay đổi, không buộc phải dìm người xuống nước nữa , nên nhu cầu  nữ phó tế  cũng không còn cần thiết .. Công Đồng Nicea khóa thứ nhất năm 525,với  giáo luật số 19,  chỉ nhìn nhận các “nữ phó tế” này là các “ người thường dân =laypersons” mà thôi vì họ không được truyền chức phó tế đúng nghĩa mà chỉ được chọn vì nhu cầu giúp rửa tội cho nữ tân tòng như nói ở trên.

Trong thời  sơ khai, các phó tế chỉ có nhiệm vụ phục vụ cho những nhu cầu vật chất như ăn uống của giáo dân mà thôi.,vì trong thời ấy , các tín hữu sống quây quần thành những cộng đoàn đặt dưới quyền coi sóc thiêng liêng của các Tông Đồ.Họ ăn uống chung và làm việc chung ,tham dự chung các nghi thức phụng vụ nơi các tư gia.

Ngày nay, Phó tế  không còn làm những việc phục vụ thuần vật chất  như xưa kia nữa mà chủ yếu là phục vụ Bàn Thánh với Linh mục và Giám Mục.

Hiện nay . chức phó tế là một trong ba chức thánh (Ordo) của  Giáo Hội Công Giáo dành cho 2 bậc sống  sau đây :
1- Phó tế chuyển tiếp ( Transitional deacon):
 dành cho các Đại chủng sinh muốn tiến lên lãnh chức Linh mục ( priesthood). ( bó buộc phải lãnh chức Phó Tế trước khi được thụ phong  chức linh mục)
2- Phó tế vĩnh viễn  (permanent deacon):
 dành cho các ông đã có gia đình. Gọi là vĩnh viễn vì các phó tế này không tiến lên hàng linh mục bao lâu còn sống trong bậc gia đình. Khi người  phối ngẫu qua đời, nếu muốn, phó tế vĩnh viễn có thể xin học thêm để được thụ phong linh mục.
Nhiệm vụ của phó tế nói chung là phụ giúp cho Linh mục và Giám mục  trong các thánh vụ( phục vụ Bàn Thánh) như sửa soạn Lễ vật (bánh rượu) ,xông hương, công bố Lời Chúa( đọc Phúc Âm)và trao Mình Thánh Chúa . Phó Tế được năng quyền (faculty) để giảng Lời Chúa, được chứng hôn phối ,  chủ sự  nghi thức an táng, rửa tội và dạy giaó lý thể theo yêu cầu  và cho phép của Cha Xứ nơi phó tế được ủy nhiệm phục vu.

Phó Tế không được giải tội, xức dầu, thêm sức và cử  hành Thánh lễ.

LM. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | JCPenney Coupons