HÃY SÁM HỐI VÀ TIN MỪNG

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016

CHÂN PHƯỚC GIÁO HOÀNG PHAOLÔ VI: TUỔI THƠ VÀ ƠN GỌI

 Chân Phước Giáo Hoàng Phalô VI được sinh ra trong dòng tộc qúi phái, đạo đức. Nuôi dưỡng lớn lên bởi gia đình kiểu mẫu. Và được các linh mục Dòng Tên giáo dục uốn nắn đến nơi đến chốn. Ðó là nền tảng vững chắc cho ơn gọi linh mục của Ngài. Vì thế Ngài được tiến cử nhanh chóng lên ngôi Giáo Hoàng, cầm đầu Giáo Hội, 1963. Hai Giáo Hoàng có công với Công Ðồng Vitacan II, Gioan XXIII và Phaolo VI. Ðức Gioan XXIII khai mở, được phong Hiển Thánh, Chúa nhật Lòng Thương Xót Chúa, 27.4.2014. Ðức Phaolo VI, kết thúc, rất xứng đáng được tôn vinh lên bậc Chân Phước, ngày 19.10.2014, dịp kết thúc khóa họp Thượng Hội Ðồng Giám Mục về gia đình kỳ 13, do ngài sáng lập

 Dòng tộc nổi tiếng qúi phái giàu sang và nhân bản

Đức Phaolo VI thuộc dòng tộc Montini, như trong tên thật của ngài phần sau là ....Montini. Từ thế kỷ XV, gốc dòng tộc thuộc miền núi vùng Brescia, sinh sống tại làng Concesio, giữa rặng núi Alpes thuộc Ý hai bên Milan và Vérone. Qua nhiều thế hệ, dòng tộc đông con nhiều cháu. Có nhà cửa doanh trại.  Nổi tiếng cả đời lẫn đạo. Ðời có người làm luật sư, bác sỹ, chưởng khế hay thừa phát lại, giúp ích nhiều cho cuộc sống dân chúng. Ðạo đóng góp cho Giáo Hội nhiều linh mục nam nữ tu sỹ, tích cực phục vụ cộng đoàn dân Chúa, và hoạt động công giáo tiến hành.

Gia đình Giáo Hoàng Phaolo VI ở miền bắc (giáo phận) Brescia, thuộc Sarezzo, nhà cao cửa rộng vườn tược chung quanh. Ông cố nội là bác sỹ Gaetano Montini sinh sống tại Concesio, xa Brescia 10 cây số. Năm 1830. Ông bà cố sinh ra ông nội là Lodovico Montini. Thời kỳ này có giao chiến,  tranh chấp giữa Brescia và Áo từ 1848-1859. Mãi tới 1861, Victor Emmanuel II thắng, phần đất hoàn toàn thuộc Ý.    

Dòng sữa mẹ yẽu thương.

Ông nội Ladovico Montini và bà nội Francesca Buffali có 6 người con. Nhưng ông nội qua đời rất trẻ, năm 41 tuổi. Bà nội mẹ góa con côi, phải bán một phần đất mới đủ nuôi 6 người con, ăn học, lập nghiệp, thành tài. Con cả Ladovico là Giorgio Montini, bố của giáo hoàng tương lai, bỏ ý định học bác sỹ, theo học luật khoa. Anh Giorgio có khiếu viết văn, năm mới 21 tuổi, viết bài cho tờ Il Cittadino di  Brescia (Công Dân Brescia). Anh Giorgio còn trẻ hăng say đã nổi tiếng hoạt động công giáo tiến hành, giúp giáo phận về tài chánh. Tài trợ mở quán cơm, nhà tình thương cho người nghèo của hội thánh Vincent de Paul. Chính Anh sáng lập

 Trong vùng có cô Giuditta Alghisi, 18 tuổi, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, gốc Verolavecchia, sinh sống tại làng xa Brescia 30 cây số. Cô được một người ân nhân bảo trợ giúp đỡ cho học nội trú trong dòng nữ. Thông minh, cô giỏi nhạc, thạo piano, hát múa và vẽ, môn nào cũng hay. Trong cuộc hành hương ở Castiglione, quê hương thánh Louis de Gonzaga, Giorgio và Alghisi quen gặp nhau, hợp đôi, được hướng dẫn đi tới hôn nhân.  Ngày 01.8.1895, lễ thành hôn giữa hai người trẻ, với sự chứng giám tham dự của bạn bè của 18 hội đoàn từ thiện bác ái.

Sau đám cưới, cặp vợ chồng trẻ càng có dịp theo đuổi lý tưởng phục vụ các gia đình như mong muốn. Giorgio được bầu làm giám đốc sáng lập ‘‘Hiệp Hội Công Giáo Người Lao Ðộng’’ (Unions catholique du travail). Giới thiệu việc làm, mở lớp dạy nghề. Giám đốc ngân hàng, giup vốn cho nhà xuất bản, ấn hành tuần báo phát không.

Từ 1895, Giorgio cùng với Giuseppe Tovini dấn thân vào chính trị, hoạt động cho khu vực với tư cách phụ trách Ðảng Công Giáo (Parti catholique) của vùng Brescia. Ông  được bầu làm đại biểu 3 khóa Quốc Hội, đảng Nhân Dân Ý.

Tại Concesio, ông bà Giorgio-Alghisi sinh hạ 3 người con trai : Con cả là Lodovico Montini. người con thứ là Giovanni Battista Montini (giáo hoàng Phaolo VI), sinh 26.9.1897, rửa tội 30.9.1997, sau 4 ngày sinh ra, tại nhà thờ Pieve di Concessio. Battista là tên thân mật trong nhà. Sau này Battista thích ký tên này trong thư gửi cho gia đình, con thứ ba là Francesco Montini. 

Thuộc dòng tộc giàu sang, nên gia đình có nông trại ở Sacca di Nave, không xa Concesio, trồng nho và cây dẻ. Ông bà có thêm người con thứ tư, mất lúc 14 tháng.

Vùng Brescia có khoảng 50 ngàn người. Ông Giorgio Montini là người ai cũng biết đến, vì ông có những hoạt động xã hội bên ngoài. Trái lại bà Alghisi, chuyên chú săn sóc 3 con trong nhà về 3 mặt : căn bản gia đình, đạo đức và văn hóa. Bà dạy con, theo tuổi, kinh hạt, giáo lý, lịch sử căn bản Giáo Hội, và kể lại gương hy sinh cao cả của các Thánh Tử Ðạo, những nét đại cương văn học, sử địa của Ý... Nhà ở Concesio và  Verolavecchia rộng, hai tầng. Một phần cho sinh hoạt gia đình, phần khác cho người làm và giúp việc. Trong nhà có nhiều bức tranh cổ, đồ đạc qúi giá, đắt tiền. Vườn tược trồng cây bóng mát và hoa đẹp mắt. Con cái có đủ thứ vui chơi trong khuôn viên nhà không cần đi đâu xa. Người mẹ khôn khéo tạo bầu khí gia đình đầm ấm vui tươi. Con ngoan. Cha mẹ chăm chỉ đạo đức làm gương. Chủ và người làm đồng thuận. Gia đình còn mở cửa đón khách qúi phái, đạo đức thăm viếng, như Ðức Pio XII đến, khi bà già thân trong nhà là Vergine qua đời. Xứ đạo ai cũng cho gia đình là kiểu mẫu đạo đức và liêm chính, khỏi chê. 

Bước vào trường làm người

Năm 1902, Battista cắp sách nhập học trường công giáo Cesare Arici, do các Dòng Tên trông coi giáo dục, thành lập từ 1882. Có thời gian, trong 4 năm, trường bị đóng cửa vì tranh chấp của báo chí, chính phủ vốn không thích trường công giáo. Sau, nhờ thế giá dòng họ Montini can thiệp,  trường mở cửa lại. Có dịp, trường tuyển chọn học sinh kỹ hơn. Vì thế, trường có uy tín, thế giá và nổi tiếng.  Trong trường, thầy và bạn rất qúi mến Battista, về tư cách xử thế, chăm chỉ, hòa nhã, đứng đắn và rộng lượng hay giúp đỡ người khác.

Hai năm đầu Battista bị thu hút, ảnh hưởng bởi nếp sống của các linh mục dòng Santa della Pace, gọi tắt là Pace. Sinh hoạt mục vụ của các ngài là nguồn sinh khí cho hầu hết trong các xứ và trường công giáo vùng Brescia. Hoạt động các ngài mở rộng phát triển ba mặt trí, đức và dục. Hấp dẫn, hợp và dễ lôi cuốn giới trẻ.

Mẹ của Battista theo dõi việc học của các con. Thúc dục con cái theo sát thời khóa biểu nhà trường, không được đi trễ hay bỏ học. Về nhà bà kèm bài vở, cho các con đọc truyện bà Thánh Jeanne d’Ars và ‘‘Truyện Một Tâm Hồn’’ của thánh Têrêxa Hài Ðồng Giêsu. Bà còn chú trọng đời sống bên trong gia đình. Ngày nào cả nhà cũng đi dự lễ, rồi ai nấy làm việc mình. Dịp sinh nhật bố, 1914, Battista viết trao cho mẹ : Con hứa chăm chỉ, học hành đàng hoàng ở nhà trường, ngoan trong gia đình và nhất là đẹp lòng Chúa.

Trong trường, Battista được xếp học sinh ngoan và giỏi nhất lớp. Học bạ 1909 của cậu, ghi : hạnh kiểm : 10/10. Tiếng Ý, Latin, Toán, Sử Ðịa  : 8/10.  Chữ đẹp (Calligraphie) : 7/10. Hồi đó chương trình học, 1910, cuối năm phải thi lên lớp. Năm nghỉ hai tháng 6 và 12. Các con ông bà nghỉ ít tuần ở miền quê, dòng Don Bosco. Còn con phải theo lớp luyện thêm cho kịp học năm học tới. Bạn bè còn giữ hình lớp kỷ niệm cho hay : Basttista tạng người gầy yếu, thông minh, sáng trí, chịu đọc sách báo, cái gì cũng biết, cũng hay một cách tường tận. Trong lớp đặt tên Battista là ‘’cuốn tự điển’’

 Gia đình là ngưỡng cửa ơn gọi

Đức Phaolo VI có viết nhật ký, ghi rõ về ơn gọi qua nhiều chặng, biến cố nội tâm trong đời. Trong đầu thời trẻ cũng mơ làm luật sư, nhà văn, nhà báo. Trong lúc phân vân suy nghĩ lựa chọn thì một hôm cha mẹ cho hay tin buồn trong Giáo Hội : Đức Giáo Hoàng Léon XIII từ trần. Năm ấy, 1903, Battista chưa được 6 tuổi. Tự nhiên cậu bé cảm động hết sức mạnh và nghĩ là phải cầu nguyện cho vị cầm đầu Giáo Hội. Rồi 4 năm sau, tháng 5.1907, cậu theo bố mẹ về Roma, viếng hang Toại Đạo và còn hân hạnh tham dự thánh lễ do Thánh Giáo hoàng Pio X cử hành tại đền thánh Phêrô. 

Tháng sau, Battista rước lễ Lần đầu tại Brescia. Sau 15 ngày nhận phép Thêm Sức. Năm 1907, gia đình di chuyển về Via delle Grazia. Nhà mới có 3 khu, gia đình xử dụng hai. Phần kia cúng cho nhà thờ Santa Maria delle Grazie. Tiện cạnh nhà thờ, bà mẹ hay dẫn con, nhất là Battista qua khu nhà thờ Ðức Mẹ đọc kinh. Chính trong lúc bên Trinh Nữ Maria, là lúc người trẻ múc được nhiều ơn thánh cho đường tu sau này. Bước đầu người mẹ đóng góp công cho con suy nghĩ tương lai mình.

Năm 1910, tại Chiari, 25 cây số xa Brescia, xuất hiện dòng tu Biển Đức, do gia tộc Menna, bạn gia tộc Montini. Trong dòng có một số thầy người Pháp, phụ trách hướng dẫn nhóm trẻ. Trong đó có Battista, các người trẻ tham gia giờ kinh của dòng.  Mầm mống ơn gọi bắt nguồn tại đây. Nhật ký có ghi (1913) : Tôi ngây ngất biết rằng, không hồ nghi trong đáy lòng ước ao tận hiến phục vụ tha nhân.

Tháng 7.1913, cùng với bạn là Lionelle Nardini nhập chủng viện Santangelo, Brescia. Năm 1914, Battista tuyên bố quyết định trở thành linh mục, và viết  :
Lạy Chúa Kitô, con xin hiến dâng mình con trong tay Chúa.
Chỉ có Chúa là Con Ðường, là Sự Thật vá là Sự Sống.
Như dưới chân đồi Thánh Giá.
Con xin nhận đau đớn thể xác cho con như của lẽ lễ hy sinh hằng ngày.
Mà con sẽ hiến dâng trong thánh lễ sau này.

Trong thư đầu viết cho Trebeschi :
Không có gì thay đổi lập trường tôi theo đuổi bấy lâu. Ðức cha Brescia làmgiám  đốc chủng viện. 20 giờ học một tuần. Các môn đạo nhiều hơn. Môn Thần Học, tôi thích nhất, giúp tiến tới linh mục.

Vì sức khỏe yếu, có năm thày phải về gia đình nghỉ chữa bệnh. Khỏe một chút, thầy trở lại chủng viện. Không bỏ kỳ thi và tĩnh tâm nào, điểm học vẫn cao.

Linh mục Franceco Galloni, cha sở Pieve de Concessio làm chứng : thầy nhiệt tình, tận tâm với công tác trao phó và quan tâm tới việc truyền giáo. Liên hệ tốt với người nghèo khổ, cần đến. 

Cha Linh Hướng xác nhận về ơn gọi của người con tinh thần : Battista từ nhiều năm đã suy nghĩ chín chắn về con đường theo Chúa. Ứng sinh đầy nghị lực, quyết tâm làm việc không mệt mỏi với các linh hồn.                                                                                                                                                                                 
                                                                                                                                                                                                                                                           Hoạt động nhân đạo  
trong thời chiến tranh.

Nước Ý tham gia đệ nhị thế chiến, bao nhiêu tàn khốc, tang thương, chia lìa. Cả nước tích cực cứu trợ. Thày Battista Montini và gia đình trải qua 20 năm chiến tranh, từ 1914. Lúc bấy giờ, các chủng sinh được phép ngoài giờ học, tham gia cứu trợ chiến tranh những nơi cần thiết. Các nhóm do các linh mục Pace điều khiển, phối hợp với giáo dân, tu sỹ ...

Có nhiều việc phải làm khi bom đạn tàn phá khắp nơi. Cần nhân vật lực.  Mặt thông tin đã có tờ báo của bố, và nhiều tờ khác, kêu gọi các hiệp hội từ thiện ra tay giúp đỡ. Còn Battista vận động bạn bè thành nhóm quyên góp thuốc men, thực phẩm, lều trại, quần áo...Xin xe chở các kiện hàng giao tân nơi. Tránh thất thoát, ăn chận. Hè 1915, nhiều nhóm tình nguyện đi xa, có nơi nguy hiểm đang bùng cháy. Họ nhào vô, cốt cứu mạng sống hơn của cải, vật chất ... Lòng hảo tâm và nhiệt thàng của người Ý đã an ủi nhiều người và băng bó vết thương chiến tranh.

Nơi nào yên, có hội Alessandro Manzoni do anh của thầy Battista bên ngoài yểm trợ mua sách báo gửi tới cho binh sỹ Ý. Có xe như ‘‘Thư viện lưu động’’, chở sách báo, phim ảnh đến tiền đồn hẻo lánh xa xôi. Bố của thày Battista vận động tiền bạc nơi các ngân hàng mua nhu yếu phẩm cần thiết khác.

Sau chiến tranh gia đình Montini mở hiệp hội ‘‘ Sinh viên công giáo hậu chiến’’, nâng đỡ các gia đình gặp khó khăn, túng bấn, trắc trở đạo lý : trẻ mồ côi, bà góa trẻ, người tàn tật... Hoạt động mở rộng cả tới những nước tham chiến như Ðức, Pháp, Nga và Trung quốc. 

 Có thể nói cả gia đình Montini tham gia ‘‘cứu trợ chiến tranh’’ Thày Battista học trong chủng viện mà lo cho bác ái nhờ bố và anh cả nâng đỡ bên ngoài. 
Phạm Bá Nha (vietnamparis)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | JCPenney Coupons