HÃY SÁM HỐI VÀ TIN MỪNG

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

BỘC PHÁT THIÊNG LIÊNG SAU CÁC CUỘC TẤN CÔNG ?

paris.jpgCâu treo tường “Cầu nguyện cho Paris” thành công bộc phát trong đêm 13 tháng 11 trên các trang mạng xã hội đã nhanh chóng xẹp, nhường chỗ cho một vài phê bình.
  
Trong đêm 13 tháng 11, biểu hiệu đầu tiên để tỏ tình đoàn kết trên internet mang một hình thức đơn giản: “Cầu nguyện cho Paris”. Câu này được chuyền đi 7 triệu lần trong một đêm, dưới hình thức từ khóa trên mạng xã hội Twitter (#PrayForParis), ít nhiều các chữ này được dùng một cách máy móc; các chữ này rõ ràng mang tính cách thiêng liêng, ngược với chữ “Tôi là Charlie” của lần tấn công tháng 1-2015, mang tính cách thế tục hoàn toàn.

“Có một nhu cầu về mặt nhân bản là quay về với cái gì lớn hơn chúng ta khi chúng ta đối diện với những sự kiện đưa chúng ta về với điều thiết yếu, có nghĩa là đối diện với sống chết”, linh mục Éric Salobir giải thích, linh mục Salobir là người lo về truyền thông của Dòng Đa Minh và là chuyên gia về Internet. “Trong những giây phút khốn cùng, một vài người tái khám phá chiều kích thiêng liêng giống như mình đi tìm đèn cầy, hộp quẹt khi bị cúp điện”, linh mục minh họa.

Một sự quy chiếu tự nhiên về điều thiêng liêng trong thế giới anglo-saxon

Tuy nhiên câu #PrayForParis không được theo cho bằng câu “Tôi là Charlie”,  “Cầu nguyện cho Paris” bị tan nhanh chóng ngay ngày thứ bảy hôm sau. “Khi một biến cố trầm trọng xảy ra, những gì xảy ra trên mạng là hỗn hợp của một sự loan tải máy móc, nhanh chóng người này chuyền người kia và do lựa chọn cá nhân của họ”, linh mục  Salobir phân tích.

Công thức có nguồn gốc từ Mỹ, được nhiều ngôi sao ở Bắc Đại Tây Dương chuyển, điều này giải thích sự phát sinh và thành công của nó. Hướng về thần linh trong những giây phút nghiêm trọng hay vui vẻ vẫn là hình thức diễn tả rất tự nhiên trong thế giới anglo-saxon. “Đến từ Mỹ, nó mang nét trắc ẩn hậu-11-tháng 9, linh mục Salobir đánh giá. Họ cũng tự nói ‘họ cũng vậy’.” Và nhanh chóng, câu “Cầu nguyện cho Paris” không còn được chuyển tiếp trên trang web của những người nói tiếng Pháp cũng như cộng đồng nhỏ của cư dân mạng công giáo…

Cạn kho đèn cầy ở nhà thờ gần nơi bị tấn công

Dù thành công trong chốc lát, lời kêu gọi cầu nguyện trong đêm 13 tháng 11 đã chất vấn xã hội Pháp, đến mức khơi lên các phê phán của những người cổ động không nhân nhượng cho một xã hội thế tục. Một diễn đàn của ký giả Luc Le Vaillant trên báo Libération có tên “Thật dễ thương, nhưng bạn đừng nghĩ là phải cầu nguyện cho Paris”. Thậm chí tác giả còn tiếp tay cho lời kêu gọi này, “đây sẽ là ván bài của tôn giáo và của các chiến tranh của nó”…

Ngoài các trang mạng xã hội, nó thật sự có còn tồn tại trong những ngày sau đó không? Ở giáo xứ Thánh Magơrita quận 11, không xa nơi bị tấn công, các kho nến hết sạch. “Ngày thứ hai, rất nhiều người đi ngang qua nhà thờ, người thì khóc, người thì cầu nguyện. Nhưng không một ai ngõ lời với ai để trao đổi”, một người thường trực ngày thứ tư 18-11 cho biết.

“Khi mọi sự trôi chảy với con, con quên Ta”, trong Thánh Kinh, Chúa đã trách cứ dân Israel, linh mục Salobir nhắc lại. Theo cha, số lượng người đông đảo đến Nhà thờ Đức Bà vào ngày chúa nhật vừa qua đã nói lên “một cái gì”. “Ngay bây giờ thì khó để thấy các hệ quả của chuyện này sẽ thật sự có như thế nào, linh mục cho biết. Những người chung quanh tôi thố lộ với tôi, họ bắt đầu lần chuỗi mân côi lại. Tôi hy vọng 6 tháng sau họ còn nói với tôi như vậy! Một điều chắc chắn cho bây giờ: các tín hữu Kitô không được buông sự sốt sắng cầu nguyện của họ, linh mục kết luận. Và còn phải trải rộng ra ngoài Paris.”


(Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch, phanxico.vn 23.112015/
la-croix.com, Gauthier Vaillant, 2015-11-20)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | JCPenney Coupons