Đức hồng y Jozef Glemp, Giáo chủ Giáo hội Công giáo Ba Lan từ 1981 đến 2009, đã qua đời hôm thứ Tư 23-01-2013 vì ung thư phổi, hưởng thọ 83 tuổi. Dung mạo lớn này của Giáo hội Công giáo trong thế kỷ XX đã dẫn dắt Giáo hội Ba Lan trải qua hai thời kỳ chính của lịch sử đất nước mình: giai đoạn đất nước bị chiếm đóng và giai đoạn tái lập nền dân chủ.
Sinh
ngày 18-12-1929 tại Inowroclaw (thuộc miền Trung Ba Lan), trong một gia đình
bình dị và rất sùng đạo, vào thời chiến Jozef Glemp bị cưỡng bức lao động thay
thế cho quân chiếm đóng người Đức trong một trang trại. Chỉ đến sau ngày Giải
phóng ngài mới bắt đầu đi học, vào chủng viện năm 1950, chịu chức linh mục năm
1956 và được tấn phong giám mục năm 1979.
Đức
Tổng giám mục Glemp đã làm thư ký cho Đức hồng y Stefan Wyszynski, Tổng giám mục
Warszawa và Giáo chủ Giáo hội Ba Lan, trong mười hai năm. Tháng Bảy 1981 ngài kế
vị Đức hồng y Stefan do sự bổ nhiệm của vị giáo hoàng đồng hương là Đức Gioan
Phaolô II. Vốn tính tình kín đáo, ngài phải khó khăn mới tìm được chỗ đứng của
mình dưới bóng của hai nhân vật có cá tính mạnh mẽ trên.
“Đừng
chém giết lẫn nhau”
Vài
tháng sau khi ngài được bổ nhiệm, ngày 13-12-1981, tướng Wojciech Jaruzelski
tuyên bố thiết quân luật hòng đè bẹp Công đoàn Đoàn kết; và Đức Tổng giám mục
Glemp đã van xin dân chúng: “Tôi xin anh chị em, dù tôi có phải đi chân không
hay đi bằng đầu gối: đừng chém giết lẫn nhau”.
Ngài
thổ lộ: “Những người nghe tôi nói đã không hài lòng, và họ mong đợi điều mà tôi
kêu gọi họ chống lại. Tôi muốn mọi sự êm đẹp”. Thái độ hòa giải này khiến các
chiến sĩ của công đoàn Đoàn kết đặt cho ngài biệt danh mỉa mai là “đồng chí
Glemp”. Tổng biên tập hãng thông tấn Công giáo KAI, Marcin Przeciszewski, nói
với AFP: “Đức Tổng giám mục Glemp đã dẫn dắt Giáo hội trong một giai đoạn cực kỳ
khó khăn của đất nước Ba Lan”.
Sau
đó Đức hồng y Glemp đã trở thành người trung gian hòa giải những người cộng sản
cầm quyền với Công đoàn Đoàn kết vào năm 1989 để đàm phán việc dân chủ hóa đất
nước. Trong nước Ba Lan mới, Đức Tổng giám mục Glemp đã củng cố chỗ đứng của
Giáo hội, bằng việc đưa giáo lý vào trường học, hợp pháp hóa hôn nhân tôn giáo
và ngăn cấm việc phá thai.
Những
cử chỉ quan trọng đối với người Do Thái
Theo
gương Đức Gioan Phaolô II, người đã đặt ngài làm hồng y năm 1983, Đức hồng y
Glemp đã có những những cử chỉ quan trọng đối với người Do Thái, chẳng hạn năm
2000, ngài xin lỗi vì đã “khoan dung đối với những cuộc biểu tình chống Do Thái”
và vì một số linh mục Ba Lan thiếu tôn trọng đối với các tôn giáo
khác.
Một
năm sau, ngài lên án việc Ba Lan tham gia vào vụ thảm sát làm ít nhất 340 người
Do Thái bị thiêu sống trong một kho thóc ở Jedwabne (thuộc Đông Bắc Ba Lan) vào
năm 1941. Tuy nhiên Đức hồng y Glemp đã không ngăn được những chia rẽ bên trong
Giáo hội, đặc biệt là những chia rẽ liên quan đến sự ra đời của đế chế truyền
thông Radio Maryja, một đài phát thanh Công giáo cực đoan có giọng điệu quốc gia
chủ nghĩa và bài Do Thái.
Dù
vẫn cáo buộc đài phát thanh này làm phân rã Giáo hội Ba Lan, Đức hồng y Glemp đã
chẳng bao giờ khiến cho đài này vào khuôn phép được. Khi Ba Lan gia nhập Liên
minh châu Âu, dù lo ngại dân chúng sẽ sa sút đức Tin, nhưng cuối cùng Giáo hội
Ba Lan cũng tán thành việc gia nhập, đã vận động giáo dân ủng hộ chính phủ đang
đàm phán với Brussels.
Một
hồng y gần gũi với Chính Thống giáo
Mới
đây, Đức hồng y Glemp cũng đã có nhiều nỗ lực để xích lại với Giáo hội Chính
Thống Nga. Tháng 8-2012 ngài đã cùng với Đức Thượng phụ Kirill II của Matxcơva
ký kết một thông điệp chung, kêu gọi hòa giải giữa Ba Lan và
Nga.
Năm
1992, giáo phận Gniezno, với danh hiệu Giáo phận trưởng của Giáo hội Ba Lan,
được tách ra khỏi Warszawa nhưng Đức hồng y Glemp, dù đã từ nhiệm giám mục
Warszawa vào năm 2006, vẫn giữ chức vị Giáo trưởng Ba Lan cho đến năm ngài 80
tuổi vào năm 2009. Sau đó, giáo phận Gniezno được đặt dưới quyền Đức Tổng giám
mục Jozef Kowalczyk, là sứ thần Tòa Thánh tại Ba Lan vào thời Đức Gioan Phaolô
II.
Hết
sức thận trọng
Trong
bức điện chia buồn, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhắc lại rằng Đức hồng y Glemp
là “một người công chính”. Ngài nhấn mạnh rằng tình yêu Thiên Chúa và lòng yêu
mến Giáo hội đã hướng dẫn hành động của vị Hồng y giáo chủ Ba Lan. Đức Thánh Cha
nhắc lại rằng, khi “tiếp tục sự nghiệp của Đức hồng y Stefan Wyszynski, Đức hồng
y Glemp là vị tông đồ của sự hiệp nhất trước những chia rẽ, tông đồ của sự hòa
giải trước những đối đầu, vị tông đồ xây dựng một tương lai hạnh phúc dựa trên
kinh nghiệm vui mừng và đau thương đã qua của Giáo hội và dân
tộc”.
Nhấn
mạnh đến “sự rất thận trọng” nhờ đó ngài đã giải quyết được biết bao vấn đề
chính trị, xã hội và tôn giáo ở Ba Lan, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhớ đến Đức
hồng y Glemp với một “tính cách chân thành, giản dị, cởi mở và hết lòng dấn thân
vì Giáo hội tại Ba Lan và Giáo hội trên thế giới”.
Sau
cái chết của Đức hồng y Glemp, Hồng y đoàn còn lại 210 vị, trong đó có 119 hồng
y cử tri.
(Theo
la-croix, 24-01-2013)
Minh Đức
0 nhận xét:
Đăng nhận xét