Chính quyền Trung Quốc vừa phát đi một thông điệp rất vô tình đối với người dân nước mình là: đau khổ của dân chúng không phải là trách nhiệm của chúng tôi.
Chỉ thị bất thường này được ban hành sau cái chết bi thảm của năm trẻ em vô gia cư trú rét trong một thùng rác ở trung tâm Bijie, tỉnh Quý Châu, hồi tháng 11 năm ngoái.
Các trẻ này chết vì bị ngộ độc carbon monoxide sau khi đốt giấy thải trong thùng rác để sưởi ấm.
Chính quyền địa phương không hề tỏ vẻ cảm thông về cảnh khốn khổ của những người nghèo khổ và bần cùng, và các cơ quan nhà nước cũng không phối hợp làm việc để bảo đảm nơi ở an toàn cho những người cần giúp đỡ.
Thay vì thế, chính quyền lại dán thông báo bên ngoài các thùng rác trên khắp thành phố nói một cách vô tâm: "Cấm người và động vật chui vào. Hậu quả vi phạm là người vi phạm phải chịu trách nhiệm".
Tôi chỉ nghĩ tin nói về những cảnh báo này là trò tinh nghịch ác ý của ai đó cho đến khi tôi thấy hình chụp các cảnh báo này. Và tôi bắt đầu suy nghĩ về bản chất của đau khổ và cách con người phản ứng trước những đau khổ của người khác.
Lúc đó tôi mới hiểu được rằng xấu xa và tội lỗi gia tăng khi con người lãng quên, làm ngơ hay từ chối Thiên Chúa.
Dựa trên phản ứng vô tâm của chính quyền trước cái chết của năm đứa trẻ này, dường như rõ ràng là việc Cộng sản Trung Quốc từ chối Thiên Chúa đã làm cho quốc gia này bị đui mù trước cảnh đau thương như thế.
Nhưng cái chết có thể ngăn chặn được của những trẻ này không chỉ là hậu quả của tội lỗi hay xấu xa. Cũng không thể chỉ đổ lỗi cho trời rét.
Không phải do trời rét khiến cho những trẻ này bị chết mà chính là do nhà nước không thể giúp người dân được ấm no.
Còn những lời cảnh báo dán trên các thùng rác thì sao? Ở một mức độ nào đó chúng ta có thể gọi phản ứng như thế là vô tâm. Mặt khác, có thể giải thích đơn giản hơn nhiều đó là nhà nước nói với chúng ta rằng họ không nhận bất kỳ trách nhiệm nào về nhu cầu hay đau khổ của người dân.
Sự phát triển kinh tế của Trung Quốc trong thập niên qua làm thế giới kinh ngạc, nhưng lợi ích chưa tới tay của phần lớn dân chúng.
Khi tin về cái chết của những trẻ này bắt đầu lan truyền khắp Trung Quốc, một số người phản ứng bằng cách phát hành một truyện tranh online lấy tựa đề là Các cậu bé bán hộp quẹt.
Truyện này được phỏng theo câu truyện cổ Cô bé bán diêm của Hans Christian Anderson kể về cô gái đi bộ trên đường lạnh giá bán que diêm nhưng buộc phải đốt que diêm để sưởi ẩm.
Một độc giả bình luận về truyện tranh này như sau: "Tôi nghĩ Cô Gái Bán Diêm chỉ tồn tại trong truyện tranh. Tôi không nghĩ ngày nay nó có thật và thực tế lại còn bi thảm hơn trong truyện nhiều".
Linh mục Shanren từ Thiên Tân, China
Linh mục Shanren là bút danh của một linh mục ở Trung Quốc đại lục.
Source: Ucanewsvietnam
Chỉ thị bất thường này được ban hành sau cái chết bi thảm của năm trẻ em vô gia cư trú rét trong một thùng rác ở trung tâm Bijie, tỉnh Quý Châu, hồi tháng 11 năm ngoái.
Các trẻ này chết vì bị ngộ độc carbon monoxide sau khi đốt giấy thải trong thùng rác để sưởi ấm.
Chính quyền địa phương không hề tỏ vẻ cảm thông về cảnh khốn khổ của những người nghèo khổ và bần cùng, và các cơ quan nhà nước cũng không phối hợp làm việc để bảo đảm nơi ở an toàn cho những người cần giúp đỡ.
Thay vì thế, chính quyền lại dán thông báo bên ngoài các thùng rác trên khắp thành phố nói một cách vô tâm: "Cấm người và động vật chui vào. Hậu quả vi phạm là người vi phạm phải chịu trách nhiệm".
Tôi chỉ nghĩ tin nói về những cảnh báo này là trò tinh nghịch ác ý của ai đó cho đến khi tôi thấy hình chụp các cảnh báo này. Và tôi bắt đầu suy nghĩ về bản chất của đau khổ và cách con người phản ứng trước những đau khổ của người khác.
Lúc đó tôi mới hiểu được rằng xấu xa và tội lỗi gia tăng khi con người lãng quên, làm ngơ hay từ chối Thiên Chúa.
Dựa trên phản ứng vô tâm của chính quyền trước cái chết của năm đứa trẻ này, dường như rõ ràng là việc Cộng sản Trung Quốc từ chối Thiên Chúa đã làm cho quốc gia này bị đui mù trước cảnh đau thương như thế.
Nhưng cái chết có thể ngăn chặn được của những trẻ này không chỉ là hậu quả của tội lỗi hay xấu xa. Cũng không thể chỉ đổ lỗi cho trời rét.
Không phải do trời rét khiến cho những trẻ này bị chết mà chính là do nhà nước không thể giúp người dân được ấm no.
Còn những lời cảnh báo dán trên các thùng rác thì sao? Ở một mức độ nào đó chúng ta có thể gọi phản ứng như thế là vô tâm. Mặt khác, có thể giải thích đơn giản hơn nhiều đó là nhà nước nói với chúng ta rằng họ không nhận bất kỳ trách nhiệm nào về nhu cầu hay đau khổ của người dân.
Sự phát triển kinh tế của Trung Quốc trong thập niên qua làm thế giới kinh ngạc, nhưng lợi ích chưa tới tay của phần lớn dân chúng.
Khi tin về cái chết của những trẻ này bắt đầu lan truyền khắp Trung Quốc, một số người phản ứng bằng cách phát hành một truyện tranh online lấy tựa đề là Các cậu bé bán hộp quẹt.
Truyện này được phỏng theo câu truyện cổ Cô bé bán diêm của Hans Christian Anderson kể về cô gái đi bộ trên đường lạnh giá bán que diêm nhưng buộc phải đốt que diêm để sưởi ẩm.
Một độc giả bình luận về truyện tranh này như sau: "Tôi nghĩ Cô Gái Bán Diêm chỉ tồn tại trong truyện tranh. Tôi không nghĩ ngày nay nó có thật và thực tế lại còn bi thảm hơn trong truyện nhiều".
Linh mục Shanren từ Thiên Tân, China
Linh mục Shanren là bút danh của một linh mục ở Trung Quốc đại lục.
Source: Ucanewsvietnam
0 nhận xét:
Đăng nhận xét