Đức Giám mục Aloysius Jin Luxian (Kim Lỗ Hiền)
Ngài trở về nhiều hơn Đặng Tiểu Bình. Ông Đặng nổi tiếng bị truất phế hai lần tới lần thứ ba mới được phục hồi và tái thiết Trung Quốc hiện nay.
Đức cha Aloysius Jin Luxian SJ, giám mục của Thượng Hải, bị cuộc đời, Giáo hội Công giáo Trung Quốc và Tòa Thánh, các tu sĩ dòng Tên và Đảng Cộng sản ngược đãi và hất hủi nhiều lần đến độ bạn có thể nghĩ giờ này ngài đã mệt mỏi.
Mới đây vào năm ngoái, kế hoạch chọn người kế nhiệm lãnh đạo giáo phận Thượng Hải được ngài kiên nhẫn chuẩn bị đã bị dừng đột ngột do người kế nhiệm ngài là Đức Giám mục Ma Daqin bị Đảng Cộng sản phản đối và bãi chức vì bài diễn văn ngắn ngay sau lễ tấn phong.
Do Đức cha Ma bị loại và kế hoạch chuẩn bị người kế nhiệm của Đức cha Jin bị trở ngại, nên phải bắt đầu trở lại từ đầu ở Thượng Hải.
Nhưng những đảo lộn, thách thức, xung đột, hiểu lầm và phản đối là yếu tố chính trong cuộc đời dài đằng đẵng của Đức cha Jin, trong đó các đặc điểm chính được viết trong cuốn hồi ký ủa ngài được xuất bản bằng tiếng Trung Quốc vào năm 2008 và đã có bản dịch tiếng Anh vào cuối năm 2012.
Điều xấu nhất ngài nói về người khác trong hồi ký là họ hiện nay hay trước đây là ngây thơ. Và ngài nói như thế về bản thân thường xuyên trong khi tường thuật lại cuộc đời của ngài vốn đôi khi phải chịu đựng nhiều đau khổ.
Nhưng điều thú vị trong lời của ngài là cách mà sự ngây thơ gần như hiện rõ trên mặt của chàng thanh niên vẫn còn tồn tại trong cuốn sổ ghi chép của một người ở tuổi 90 kể về những ngày dài của mình – trong đó có 27 năm ngồi tù – được thổ lộ. Nhiều điều ngạc nhiên, thú vị và lòng biết ơn được trình bày trong cuốn sách này.
Thời niên thiếu của ngài gặp phải cảnh cha bị suy sụp tài chính và gia đình sống trong cảnh nghèo khổ, bố mẹ ngài mất sớm và ngài bị người thân trong gia đình bỏ rơi trong giai đoạn rất dễ bị tổn thương đối với ngài và chị ngài.
Ngài là học sinh xuất sắc. Ngài tiến bộ trong học tập nhờ một số thầy giỏi tốt bụng giúp đỡ, và rồi chính sự ưu ái đó đã khiến cho các bạn trong và ngoài dòng Tên ghen tị.
Ngài nhanh chóng trở về Trung Quốc vào năm 1951 và điều này làm thay đổi đột ngột con đường học vấn xuất sắc của ngài tại châu Âu vào những năm 1940. Lúc đó là hai năm sau khi Mao Trạch Đông đánh đuổi những người theo chủ nghĩa dân tộc khỏi đại lục và thành lập chế độ Cộng hòa Nhân dân.
Trong những năm sau đó, ngài trở thành bề trên của các tu sĩ dòng Tên còn lại ở Trung Quốc, giám đốc chủng viện lớn ở Thượng Hải (ngài trở lại làm công việc này vào năm 1982) và trông coi một giáo phận không có giám mục.
Sau đó vào ngày 8-9-1955, ngài bị hàng trăm người vây bắt và bắt đầu 27 năm bị cô lập, kiểm soát và trừng phạt vì những tội chỉ do cộng sản bịa ra.
Tất cả đồ dùng cá nhân của ngài kể cả nhật ký, sổ sách và đồ lưu niệm bị tịch thu và phá hủy.
Điều này làm cho hồi ký của ngài nổi bật hơn vì chi tiết về người, địa điểm và sự kiện được tác giả khiêm tốn thừa nhận chỉ là ký ức vì chứng cứ để làm chứng cho thời đó đã bị hủy.
Ngữ điệu và văn phong của cuốn sách này là điển hình của Trung Quốc. Vì thế phần lớn cuốn sách được ngắt câu bằng tục ngữ - Trung Quốc, Latinh và Pháp – tập trung câu chuyện vào một vấn đề và giải thích tất cả những gì xảy ra sau đó. Do ngài thành thạo về Khổng giáo, Tân ước, cách ngôn súc tích của Aquinas hay Pascal thể hiện quan điểm nhất quán của một người Công giáo Trung Quốc có học thức và nhạy cảm rõ ràng.
Và đó có thể là nghịch lý chính trong cuốn sách này: đức tin Công giáo không thể thay đổi và lòng tin không thể nghi ngờ của một nhà yêu nước Trung Quốc.
Cuốn sách ghi chép trực tiếp cuộc sống của người dân ở Trung Quốc vào thế kỷ 20 từ ngay sau khi triều đại cuối cùng sụp đổ đến chế độ cộng hòa ban đầu, chủ nghĩa dân tộc, thời Nhật xâm lược, cộng sản chiến thắng, nỗi bất an ám ảnh của chế độ Mao, phát triển Trung Quốc theo chủ nghĩa hưởng thụ và tất cả tham nhũng và suy đồi của chủ nghĩa cộng sản thối nát.
Đây cũng là cuốn nhật ký viết về một linh hồn chưa bao giờ đánh mất lòng khao khát Chúa và ao ước chia sẻ kinh nghiệm. Và quả quyết của ngài trong 30 năm qua là Giáo hội Công giáo không cần phải bắt đầu lại lần thứ tư ở Trung Quốc – trong thế kỷ 21 như từng làm trong thế kỷ 13, 16 và 19.
Linh mục Michael Kelly SJ là giám đốc điều hành UCAN
Ucanewsvietnam
0 nhận xét:
Đăng nhận xét