HÃY SÁM HỐI VÀ TIN MỪNG

Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

TUẦN TIN GIÁO HỘI TỪ 25/06 ĐẾN 01/07


Tuần tin Giáo Hội Công Giáo (25.06 – 01.07.2012)
 
+ (VIS 23.06) Lao Động và chất lượng đời sống.

Đức Thánh Cha đã tiếp hiệp hội các nông ngư dân Ý,nhân dịp đại hội dành riêng cho nền nông nghiệp gia đình. Người nói với họ : Xã hội,kinh tế và công ăn việc làm “không phải là những đề tài hoàn toàn thế tục. Do không thể xa lạ với thông điệp Kitô giáo, chúng phải được sự giàu sang thiêng liêng của Phúc Âm đụng đến. Ân cần lưu tâm đến chất lương cuộc sống và các điều kiện lao động, Giáo Hội gắn bó với việc hướng dẫn những con người cũng như những bối cảnh đời sống và sản xuất,hầu gìn giữ tính chất nhân bản của chúng…Ở đại hội (Coldiretti), giáo huấn Công giáo về đạo đức học xã hội đã tìm được một nơi thực nghiệm màu mỡ, nhờ vào trực giác và những tầm nhìn rộng rãi của vị sáng lập nó,Paolo Bonomi… Trung thành với các giá trị của các bạn, nhiệm vụ của các bạn còn lại là đối thoại giữa lòng một xã hội đang biến đổi. Nếu mỗi người hành động để ủng hộ những khát vọng hợp pháp của phạm trù mình,…thì đó là những khả năng cá nhân tốt đẹp nhất được nâng cao giá trị, như là ý thức bổn phận, ý thức chia sẻ, ý thức hy sinh, ý thức liên đới, kể cả sự nghỉ ngơi chính đáng của thân xác và tâm hồn” [ Đức Thánh Cha ám chỉ nghỉ ngơi ngày Sabbath mà Người không ngừng lặp đi lặp lại và giải thích trong thời gian này.ND]. Sau đó, Đức Thánh Cha mời gọi các vị khách của ngài cũng theo đuổi cam kết theo Tin Mừng của họ,”bằng việc ủng hộ những giá trị làm nên thành công hành động của họ : “Cha nghĩ tới sự tôn trọng nhân phẩm, sự kiếm tìm lợi ích chung, sự lương thiện, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường,tình liên đới”. Cuộc khủng hoảng và những bất trắc của nó đã gây ra cho những người làm nông nghiệp và ngư nghiệp một loạt những vấn nạn tế nhị mà ta cũng phải đương đầu vói tư cách là Kitô hữu, với tinh thần trách nhiệm, một tình đoàn kết và một ý thức chia sẻ được đánh thức và làm cho sống động. Nhưng đàng sau cuộc khủng hoảng kinh tế nầy,là một cuộc khủng hoảng về đạo đức luân lý. Vì vậy mà phải hành động để cho những đòi buộc đạo đức thắng thế…Trong lãnh địa đạo đức học, gia đình, nhà trường, nghiệp đoàn và mọi cơ chế dân sự khác, chính trị và văn hoá, phải cộng tác rộng rãi với nhau…trên hết là vì giới trẻ. Tràn đầy những kế hoạch và hy vọng, họ muốn xây dựng tương lai của mình trong sự quảng đại. Họ chờ đợi nguời lớn làm gương sáng và những đề nghị nghiêm chỉnh không khiến họ phải thất vọng chán nản”.

+ (CWN 23/06) Điều trị AIDS phải được miễn phí trên toàn thế giới.

Trong diễn từ tại hội nghị quốc tế bệnh Aids lần thứ tám,ngày 22/06, ĐHY Tarcisio Bertone cho biết Ngài thay lời cho Đức Thánh Cha và đã kêu gọi các nhà lãnh đạo quốc tế cung cấp việc điều trị miễn phí cho các nạn nhân Aids. Ngài nói :” Chúng ta hãy bảo đảm rằng những người đang chịu bệnh Aids được cung cấp việc điều trị mau lẹ,miễn phí và hiệu quả. Chúng ta đừng phí phạm thời giờ nữa, mà hãy đầu tư những tài nguyên cần thiết”. ĐHY Quốc vụ khanh Toà Thánh nói với hội nghị rằng bệnh Aids là một nhân tố góp phần vào tỷ lệ tử vong cao cho các bà mẹ ở Châu Phi. “Chúng ta không thể chịu đựng cái chết của nhiều bà mẹ như thế nữa. Chúng ta không thể nghĩ tới hàng ngàn trẻ em như một thế hệ bị đánh mất”. ĐHY nhắc nhở cử toạ rằng 30% của tất cả các trung tâm điều trị các nạn nhân bệnh Aids trên toàn thế giới là do Giáo Hội Công giáo điều hành.

+ (CWN 23/06) Giáo Hội Nam Mỹ phải nỗ lực chặn đứng sự hao mòn những kẻ tin vào Phúc Âm

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nói với một nhóm các Giám Mục Colombia đang viếng Ad Limina vào ngày 22/06 : Rất nhiều những người thành tâm ở Nam Mỹ đang rời bỏ Giáo Hội Công giáo để gia nhập các nhóm Tin Lành, không phải vì những dị biệt về tín lý,mà vì họ không tìm được sự nâng đỡ cần thiết cho đời sống thiêng liêng của họ. Người nói rằng “một phong trào rao giảng Tin Mừng được canh tân và hiệu quả” là cần thiết để mang lại sự sống mới cho Giáo Hội Công giáo trong quê hương của các Ngài. Đức Thánh Cha lưu ý rằng “Colombia không được miễn nhiễm với những hệ quả của việc thờ ơ đối với Chúa”. Trong bối cảnh của “một cuộc khủng hoảng về các giá trị tinh thần và đạo đức,vốn đã có những ảnh hưởng tiêu cực trên rất nhều đồng hương của chư huynh”, Đức Thánh Cha kêu gọi các GM Colombia hãy công bố Phúc Âm và giúp đỡ những ai đang cần đến về mặt tinh thần hoặc vật chất.

+ (CWN 23/06) Chỉ trích mạnh mẽ những người theo đạo Do Thái từ người bênh vực Đức Piô XII
Một trong những tín đồ Do Thái giáo nỗi tiếng nhất bênh vực các hành động của Đức Thánh Cha Piô XII trong thời Đệ Nhị Thế Chiến đã nói trong một cuộc phỏng vấn vừa qua, rằng “chúng ta đang dứt khoát chiến thắng” trận chiến phục hồi danh tiếng cho Vị Giáo Tông nầy. Gary Krupp thuộc tổ chức Pave The Way (mở đường) nói :”Mỗi lần chúng tôi nghiên cứu sâu xa hơn, chúng tôi tìm thấy kim cương. Thật không thể tin được, song không có gì ở phía bên kia [những kẻ chỉ trích cho rằng Đức Piô XII chưa làm đủ để bảo vệ và cứu giúp người Do Thái khỏi sự tàn sát do Đức quốc xã hoặc không lên tiếng chống lại phát xít . ND], vì không có nền tảng nào có dẫn chứng bằng tài liệu cho bất kỳ lời tố cáo nào của họ”. Ông nói thêm : ”Tất cả mọi người thuộc cộng đồng Do Thái ở Roma coi thường Đức Piô XII, khi một ít năm qua họ dựng lên một đài kỷ niệm vinh danh Người vì Người đã cứu sống tất cả sinh mạng của họ. Các Vị có không khí lưu thông trong lá phổi ngày nay, là bởi nhờ Người đã cứu sống đời các bạn và nay các bạn xem thường Người ư? Đây là một tội. Đây là tội Do Thái giáo…Những tín đồ Do Thái giáo và Công giào thuộc cánh cực tả đã phỉ báng và làm mất danh dự của Vị Giáo Hoàng nầy, vì Người điển hình cho Giáo Hội truyền thồng, bảo thủ”. Ông nói :”Tôi cảm thấy anh chị em tôi ở trong Giáo Hội,nhưng tôi không bao giờ xem xét việc cải đạo. Tôi rất hãnh diện là tín đồ Do Thái giáo và tôi nghĩ đó là con đường mà Thiên Chúa muốn tôi đi theo”.

+ (CWN 23/06) Điều tra dân số Úc : số người không thuộc giáo hội, các tôn giáo thiểu số gia tăng
Điều tra dân số ở Úc cho thấy :Tín hữu Công giáo vẫn là nhóm tôn giáo lớn nhất ở Úc,nhưng con số người Úc không gia nhập tôn giáo nào nay dễ dàng bỏ xa tín đồ Anh giáo. Các thiểu số Phật giáo,Ấn giáo và Hồi giáo đang gia tăng, trong khi nhóm đa số Kitô giáo đang thu hẹp lại. Thống kê từ cuộc điều tra dân số nầy cho thấy có 5,4 triệu Công giáo (bằng 25,3% dân số, giảm 3% so với lần đièu tra dân số 2006). Anh giáo giảm 1,6% trong cùng thời gian ấy và nay còn 3,7 triệu. Toàn bộ Kitô hữu là 13,2 triệu (bằng 71% dân số cả nước,giảm 3%). Được ủng hộ nhờ dân nhập cư từ các nước Châu Á, các tín đò Phật giáo Úc nay chiếm 2,5% (tăng từ 2,2%), Hồi giáo 2,2% (yăng từ 1,7%) và Ấn giáo là 1,3 (tăng từ 0,7%). Con số dân Úc nói “không tôn giáo” đã tăng lên 4,8 triệu người.

+ (UcaNews 22/06) Luật Giáo Hội là những bài học cho Trung Quốc.

Giáo phận Hắc Long Giang sắp tấn phong một tân giám mục. Ứng viên nầy không được Toà Thánh phê chuẩn,do đó rất có khả năng sẽ là một cuộc phong chức bất hợp lệ nữa. Chúng ta có thể trông đợi vòng thảo luận khác giữa các tín hữu Công giáo Trung Quốc. Chúng ta cũng có thể trông đợi một số trong các tín hữu Công giáo nầy sẽ cảm thấy băn khoăn khi nghe chỉ trích những kẻ vi phạm các nguyên tắc của Giáo Hội. Đã một tháng qua, một độc giả để lại một lời bình trên trang mạng UCAN Trung Quốc,bày tỏ sự “bực bội” của ông rằng trang mạng Công giáo tiếng Hoa có quá nhiều cuộc thảo luận về các nguyên tắc của Giáo Hội hết tuần nầy sang tuần khác. Ông cho rằng người ta đang nhấn mạnh quá nhiều trên “sự trừng phạt không có tình thương”. Ông nghĩ nên bỏ ra nhiều nghị lực để nhìn vào những thành tựu của công cuộc rao giảng Tin Mừng ở Trung Quốc. Quan niệm sai của ông về các cuộc thảo luận liên tục về các nguyên tắc của Giáo Hội có khả năng phát sinh từ sự việc có ba cuộc phong chức giám mục và linh mục có vấn đề theo sát sau một cuộc phong chức khác vào tháng ba và tháng tư,cũng như cuộc họp khoáng đại của uỷ ban Trung Quốc của Vatican, vốn cũng tuyên bố tầm quan trọng của nguyên tắc trong thông cáo báo chí sau cuộc gặp. Tất cả những điều nầy đáng cho chúng ta chú tâm,vì như thông cáo nầy cho biết, sự sáng sủa của gương mặt Giáo Hội dã bị làm ra đen tối do một số hành vi của mọt ít giám mục.Những hành vi nầy xúc phạm lương tâm các tín hữu Công giáo Trung Quốc. Trên thực tế, Bộ giáo luật là một tài sản có giá trị của Giáo Hội chúng ta. Đó là một bộ các luật lệ nhằm giữ Giáo Hội Công giáo luôn là Giáo Hội của Chúa Kitô duy nhất,thánh thiện và tông truyền. Hơn là nhấn mạnh sự trừng phạt [cả người chủ phong lẫn người thụ phong và tất cả những người tham dự đều bị vạ tuyệt thông.ND], Cha John Russell, giáo phận Hong Kong đã nói trong một cuộc phỏng vấn rằng Giáo Luật là “để phục vị con người với Đức Ái”. Khi ra vạ tuyệt thông, Giáo Hội đâu bắt ai vào tù. Vạ tuyệt thông chỉ là một cách nhắc nhở cho những ai đang hành sự sai trái. Mẹ Giáo Hội đang chờ lương tâm họ thức tỉnh và sám hối. Chẳng thể làm gi hơn được. Xét về mục đích thì nó có tính chất chữa bệnh. Nó được áp đặt nhằm chữa lành bệnh cjo những ai đã phạm những hành động xấu vốn làm cho Giáo Họi phải chịu tổn thương. Còn hơn thế, tôi cho rằng có một khía cạnh khác của Giáo Luật đối với Trung Quốc : Trung Cộng hiểu thế nào là nguyên tắc luật lệ, khi Toà Thánh áp dụng Giáo Luật cách đúng đắn. Trung Công thường bị chỉ trích vì luật về con người và việc thực thi khét tiếng xấu của đảng cộng sản khi họ đặt mình bên trên luật pháp. Trong cuộc viếng thăm Luân Đôn, lãnh tụ vì dân chủ Miến Điện, Bà Aung an Suu Kyi nói :”Tiến bộ mà chúng tôi hy vọng tạo được liên quan đến dân chủ hoá và cải cách tuỳ thuộc hết sức nhiều vào sự hiểu biết tầm quan trọng của quy tắc luật pháp”. Trung Quốc cũng đang ở vào thời kỳ quyết đinh liên quan đến thay đổi. Với tư cách là người Trung Quốc, chúng tôi hy vọng rằng đất nước chúng tôi có thể trở nên cởi mở hơn và dân chủ hơn và không còn những lạm dụng các quyền nữa. Là những công dân có ý thức chấp hành nhiệm vụ, chúng tôi phải giúp các đồng đạo,đồng chí cũng như các nhà lãnh đạo quốc gia hiểu được àm quan trọng của quy tắc luật pháp và trong trường hợp Giáo Hội, là việc áp dụng Giáo Luật.

Dương Hoàng là bút hiệu của một blogger Công giáo ở Trung Quốc. 

+ Bổ nhiệm mới

- (Zenit 24/06) Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đã bổ nhiệm ĐGM Alain Paul Lebeaupin làm sứ thần Toà Thánh bên cạnh Liên Minh Châu Âu ở Bruxelles. Các GM Bỉ ra thông cáo chào mừng việc bổ nhiệm nầy. Cho tới nay Ngài là sứ thần Toà Thánh ở Kenya và quan sát viên thường trực của Toà Thánh bên cạnh các tổ chức của Liên Hiệp Quốc về môi trường (UNEP)và chương trình định cư con người (UN-Habitat). Viên chức ngoại giao nầy có bằng tiến sĩ luật quốc tế và cử nhân giáo luật, nắm vững các cách vận hành quốc tế của LHQ và năm 1996,Đức Gioan-Phaolô II giao cho Ngài nhiệm vụ thiết lập một toà khâm sứ bên cạnh các cộng đồng Châu Âu. Năm 1990, Ngài cũng được giao phụ trách theo dõi các công việc của hội nghị về an ninh và hợp tác ở Châu Âu (CSCE) bên cạnh ĐGM Jean-Louis Tauran (lúc ấy chưa làm Hồng y và đang là bộ trưởng ngoại giao) [xin dịch “thư ký về các quan hệ của Tòa Thánh với các quốc gia” = bộ trưởng ngoại giao. ND]. Ngài đã từng phục vụ Toà Thánh tại Châu Mỹ và Châu Phi : Cộng hoà Đôminicana, Mozambique, Ecuador và cuối cùng là ở Kenya.

- (VIS 25-27/06) Làm thành viên Hội Đồng Hồng Y về các vấn đề kinh tế và hành chính : ĐHY Polycarp Pengo,TGM giáo phận Dar-es-Salaam (Tanzania); ĐHY Telesphone Plavifus Toppo,TGM giáo phận Ranchi (Ần Độ); ĐHY John Tong Hon, GM Hong Kong.

- Nâng lên hàng tổng giám mục và bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng giáo hoàng về gia đình : ĐGM Vincenzo Paglia, GM giáo phận Terni-Nsrni-Smelia (Ý)

- Bổ nhiệm ĐGM Joseph Augustine Di Noia,phó chủ tịch Ủy Ban Giáo Hoàng Ecclesia Dei. Cho tơi nay Ngài là thư ký Thánh Bộ Phượng Tự và Kỹ luật Bí Tích.

- Bổ nhiệm ĐGM Arthur Roche làm thư kỳ Thánh Bô Phượng Tự và Kỹ luật Bí tích, nâng lên hàng TGM. Cho tới nay Ngài là GM giáo phận Leeds (Anh)

- Bổ nhiệm ĐGM Jean-Louis Brugues làm quản thủ văn khố thư viện. Cho tới nay Ngài là thư ký Thánh Bộ Giáo dục Công giáo.

- Bổ nhiệm ĐGM Protase Rugambwa,52 tuổi, GM giáo phận Kigoma,nâng lên hàng TGM, thay thế TGM Piergiuseppe Vacchelli từ chức vì đến hạn tuổi quy định.

- Bổ nhiệm ĐGM Henryk Jozef Nowacki làm sứ thần Toà Thánh tại Thuỵ Điển và Iceland. Cho tới nay Ngài là sứ thần Toà Thánh tại Nicaragua.

+ (CathNews 25/06) Đức Thánh Cha tính cả ĐHY Pell trong cuộc họp đặc biệt về các vụ rò rỉ

Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đã triệu tập một hội nghị đặc biệt các hồng y để hỏi ý kiến về việc làm thế nào để giải quyết vụ bê bối rò rỉ tài liệu Vatican. Đức Thánh Cha đã sắp xếp để tham dự một hội nghị thường lệ các người đứng đẩu các ban ngành Vatican vào sáng thứ bảy. Văn phòng báo chí Vatican cho biềt Đừc Thánh Cha đã thên một hội nghị thứ hai vào cuối ngày với các hồng y khác – gồm cả ĐHY Tổng giám mục Sydney George Pell – trong nỗ lực “phục hồi bầu khí thanh bình và tin tưởng” trong Giáo Hội.

Vatican cho biết những ngày tới đây,Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ thêm nhiều hồng y tụ họp ở Roma cho một ngày lễ Giáo Hội vào thứ sáu,để “tiếp tục cuộc đối thoại vói những người vốn chia sẻ trách nhiệm cai quản Giáo Hội với Người”. Trong một tuyên bố,Vatican nói rằng hội nghị thường kỳ với những người đứng đầu các ban ngành nhằm điều phối công việc của Vatican là “đặc biệt quan trọng và cấp bách để cho thấy chứng từ hiệu nghiệm cho sự hiệp nhất tinh thần vốn làm nên sinh khí cho Giáo Triều”. Hội nghị thứ hai vào thứ Bảy gồm các hồng y ở Vatican và TGM Sydney và cả Vị đại diện Giáo phận Roma đã nghỉ hưu – hai Vị là những cố vấn lâu năm của Đức Thánh Cha. Đức Biển-Đức XVI cũng đã tăng cường danh sách các hồng y được giao nhiệm vụ thăm dò “những vấn nạn về tổ chức và kinh tế củ Toà Thánh”.

+ (CathNews 25/06) Thay đổi trong các chức vụ ở Vatican 

Theo tin Vatican Insider : Hai bổ nhiệm quan trọng được trông đợi ở Vatican trước khi bắt đầu mùa nghỉ hè Châu Âu. Một bổ nhiệm ý nghĩa nhất là chỉ định người kế vị thứ hai của Joseph Ratzinger đứng đầu Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin [Trước khi làm Giáo hoàng, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI là tổng trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin từ tháng 11/1981 cho đến khi được bầu vào năm 2005]. Đức hồng y người Mỹ William Levada, 76 tuổi, dự tính rút lui về lại Mỹ. Sau nhiều tháng suy nghĩ cân nhắc, hình như Đức Thánh Cha sẽ chọn ĐGM giáo phận Regensburg,Gerhard Ludwig Muller,64 tuổi,cho chức vụ Tổng trưởng Thánh Bộ nầy. Trừ phi có bất ngờ giờ phút cuối, Ngài được trông đợi sẽ nối nghiệp ĐHY Levada trong ít tháng tới.

Một bổ nhiệm khác được trông đợi là việc bổ nhiệm Quản Thủ thư viện của Giáo Hội Công Giáo Roma. Chưc vụ nầy đã bỏ trống từ khi Vị quản thủ thư viện sắp mãn nhiệm, ĐHY Raffaele Farina (sẽ tròn 79 tuổi vào tháng 9 tới đây) trình đơn từ chức. Người được cho sẽ thắng là Đức TGM người Pháp,Jean-Louis Bruguès, 68 tuổi,Dòng Đa-Minh. Nhưng cả trong trường hợp nầy vẫn có thể có bất ngờ vào phút cuối nếu Đức Thánh Cha chọn một hồng y từ Giáo triều La Mã gần kết thúc nhiệm kỳ. Các quản thủ thư viện Vatican theo truyền thống vẫn giữ vai trò của họ qua tuổi 75. (x. bổ nhiệm mới trên đây)

Vào ngày 02/12, Quốc Vụ Khanh Vatican Tarcisio Bertone sẽ bước sang tuổi 78. Khi Ngài đến tuổi từ chức càch nay 3 năm, Đức Thánh Cha đã gửi cho Ngài một bức thư trìu mến yêu cầu Ngài ở lại. Nhiều người tin rằng Đức Thánh Cha muốn giữ ĐHY Bertone cạnh Người ít nhất 2 năm nữa,nghĩa là khi ĐHY Bertone được 80 tuổi

+ (Fides 25/06) Truất phế tổng thống Lugo.

“Xét cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng mà nước Cộng hoà đang trải qua, với tư cách là Giáo Hội nước Paraguay, chúng tôi nói với các đại diện của chính quyền và tất cả công dân,để một lần nữa hô hào mọi người vì hoà bình và bảo vệ mạng sống con người như là giá trị tối cao”.Đó là những lời trong thông cáo mà các giám mục Paraguay mời gọi duy trì an bình xã hội và trật tự trong nước nầy. Quyết định của quốc hội khởi đầu thủ tục tố cáo chống lại tổng thống nước Cộng Hoà, Fernando Lugo, quả đã gây nên một tình hình căng thẳng trong dân chùng thủ đô. “Chúng tôi xin các hữu trách chính trị,các tổ chức xã hội,các nghiệp đoàn và dân chúng hãy giữ bình tĩnh và thanh bình và tránh mọi đối đầu cùng mọi bạo lực có thể gây nguy hiểm cho sự toàn vẹn và mạng sống con người”. Các giám mục đã quyết định đưa ra lời kêu gọi nầy khi nhiều nông dân xuống đường và một phần dân chúng đã gợi lên một “cuộc đảo chính”. Ngày 22/06,Thượng Viện đã bày tỏ đồng ý phế truất tổng thống,với lý do xử lý kém những vụ xô xát vừa qua giữa cảnh sát với nông dân trong khu vực Curuguatay, nơi mà tiếp sau một vụ chiếm hữu đất đai, 17 người đã thiệt mạng. Federico Franco, phó tổng thống, được chỉ định làm tân tổng thống

(*) Fernando Lugo, – tên đầy đủ : Fernando Armindo Lugo Méndez-, 61 tuổi, cựu giám mục Công giáo, giáo phận San Pedro, làm tổng thống từ 08/2008.Gia nhập Dòng Ngôi Lời năm 19 tuổi và thụ phong linh mục năm 1977. Được sai tới Ecuador làm thừa sai 5 năm,ông học thần học giải phóng. Tấn phong giám mục năm 1994. Xin thôi chức vụ năm 2005 và xin hồi tục. 13/04/2009, ông thú nhận đã có con với Viviana Carrillo,26 tuổi,(năm 2007) trong khi vẫn là giám mục

+ (CathNews 26/06) Vatican thuê phóng viên hãng Fox làm tân cố vấn truyền thông.

Việc Vatican thuê nhà báo Greg Burke làm tân cố vấn truyền thông cho thấy rằng Quốc vụ phủ Vatican cuối cùng đã coi vấn đề quản lý và kiểm soát phương tiện truyền thông một cách nghiêm túc. Burke cho biết :” Đây là một thử thách không thể tin được. Tôi không muốn rời bỏ công việc ở Fox,vốn là một công việc tuyệt vời.Nhưng tôi tin rằng nếu tôi không nhận nó,tôi sẽ luôn tự hỏi liệu tôi có thể khác gì không. Tôi đoán rằng nay tôi sẽ khám phá ra”. Chức vụ mới của Burke đòi hỏi ông giúp Vatican trong các vấn đề truyền thông giữa văn phòng báo chí Toà Thánh,các ban ngành truyền thông Vatican và Quốc Vụ phủ.

Quê ở St.Louis,Missouri, 52 tuổi ông là một người tốt nghiêp khoa báo chí đại học Colombia,một thành viên giáo dân của Opus Dei và trước kia làm thông tín viên ở Roma cho NCR.

+ ( CWN 26/06) Giới chức Chính Thống Nga tìm liên minh với các giám mục Công Giáo Trung Quốc bị vạ tuyệt thông?

Giới chức đại kết lãnh đạo Giáo Hội Chính Thống giáo Nga đã gặp một nhân vật hàng đầu trong Hội Công giáo yêu nước Trung Quốc,trong một động thái khiến làm cho người ta phải suy nghĩ về việc Thượng phụ Mạc-Tư-Khoa đang tìm liên minh với Giáo Hội “chính thức” Trung Quốc được chính phủ hậu thuẫn.

Tổng giám mục Hilarion,người lãnh đạo ngành ngoại giao cho Toà thượng phụ Mạc-Tư-Khoa, đã gặp ĐGM Ma Yinglin giáo phận Côn Minh, phó chủ tịch Hội Yêu nước và là chủ tịch HĐGM Trung Quốc được chính quyền công nhận. Vatican không công nhận HĐGM Trung Quốc và đã ra lệnh cho các tín hữu Công giáo không được cộng tác với Hội yêu nước. GM Ma Yinglin, cũng giống như nhiều thành viên HĐGM, bị vạ tuyệt thông do dính dự vào các vụ phong chức giám mục không được Toà Thánh cho phép. Cha Bernardo Cervellera của hãng tin AsiaNews lưu ý rằng Giáo Hội Chính Thống giáo Nga rất mong muốn có được sự thừa nhận của Trung Quốc đối với một số ít cộng đồng Chính Thống giáo ở Trung Quốc. Tham vọng nầy có thể tạo động cơ cho Mạc Tư Khoa trong nỗ lực củng cồ các mối liên hệ với Giáo Hội Công giáo “chính thức”

+ (CathNews 27/06) SSPX (phái theo GM Lefebvre) bác bỏ đề nghị gần đây nhất của Vatican

NCR trực tuyến đưa tin : Ngày 25/06,nhóm Công giáo duy truyền thống SSPX phê bình gay gắt là “không thể chấp nhận được” một tài liệu tín lý của Vatican được cho là đặt nền móng để nhóm nầy hoà giải với Roma. Động thái nầy đến sau 3 năm thương thuyết phức tạp giữa Vatican và SSPX và khi Đức Thánh Cha Biển Đức XVI chỉ định một TGM người Mỹ nỗi tiếng vào chức vụ chủ chốt để trông nom các quan hệ với nhóm duy truyền thống này. Một bức thư do Cha Christian Thouvenot, thư ký SSPX gửi các GM và các lãnh đạo vùng của SSPX bị rò rỉ trên Internet hôm 26/06. Sau đó Thouvenot xác nhận là đúng. Bức thư cho biết bề trên cả SSPX,GM Bernard Fellay,nói người đứng đầu Thánh Bộ tín lý Vatican, ĐHY người Mỹ William Levada, rằng ngài “không thể ký” đề nghị tín lý của Vatican trng cuộc họp ngày 13/06.

Đức Biển Đức XVI tích cực tìm kiếm hoà giải với nhóm nầy từ khi Người lên ngôi giáo hoàng vào năm 2005.Năm 2009, Người gỡ bỏ vạ tuyệt thông cho 4 GM và bắt đầu các cuộc đàm phán về tín lý với hy vọng chữa lành một bất hoà nhiều thập niên bên trong Giáo Hội Công giáo. Các cuộc thương thuyết dẫn tới một đề nghị của Vatican được trao cho GM Fellay vào tháng 9. “Lời mở đầu tín lý” nhằm vượt qua các dị biệt về tín lý giữa Vatican và nhóm nầy,vốn bác bỏ các cải tổ hiện đại hoá của Công Đồng Vatican II, bao gồm việc giáo hội chấp nhận phong trào đại kêt và tự do tôn giáo và sự loại bỏ chủ nghĩa bài Do Thái. Trong thư, Thouvenot viết rằng GM Fellay đề nghị phiên bản Lời mở đầu của riêng Ngài vào tháng tư vừa rồi,mà theo nhiều nguồn tin, dường như để “làm hài lòng Đức giáo tông”. Nhưng ông nói thêm rằng các Hồng y trong Thánh Bộ tín lý đức tin của ĐHY Levada “đã sửa đổi” văn bản nầy và về thực chất“lại đưa vào” các đề nghị Tháng 9.2011”. Trong cuộc họp ngày 13/06 với ĐHY Levada, GM Fellay “báo ngay cho Ngài biết rằng GM không thể ký tài liệu mới nẩy” mà ông cho lả không thể chấp nhận được”. SSPX sẽ họp đại hội đồng vào đầu tháng 7 để thảo luận vần đề nầy.

+ (Zenit 27/06) Công tác tông đồ của các tu sĩ Dòng Tên : thách đố và hy vọng

50 năm sau ngày một số quốc gia Phi Châh giành được độc lập, các tu sĩ Dòng Tên Châu Phi suy tư về những thách đố của châu lục nầy và những hy vọng. Mạng lưới công việc tông đồ Dòng Tên và việc điều phối tông đồ xã hội, hai việc phục vụ của JESAM (các bề trên Dòng Tên Châu Phi va Madagascar) tổ chức một hội thảo từ 24 đến 28/06/2012 ở Nairobi,Kenya. Cuộc gặp gỡ có tên “Tông đồ xã hội ở Châu Phi trước thử thách của bản tổng kết các nền độc lập : vai trò của các trung tâm nghiên cứu và hành động xã hội” với sự hiện diện của các tu sĩ Dòng Tên thuộc 15 quốc gia Phi Châu. Các tham dự viên ngừng lại lâu giờ về các thách đố hiện tại cho Giáo Hội với câu hỏi ;Việc tông đồ nào cho Chau Phi nào?”. Họ nhận thấy một thay đổi sâu sằc và triệt để trong Dòng Tên ở Phi Châu, vì “đa số các tu dĩ Dòng Tên ở Châu Phi là người Phi Châu. Đò là dấu chỉ một thay đổi cầu trúc”. Do vậy có “hy vọng ở Châu Phi”. Chủ tịch JESAM, Cha Michael Lewis, đã nêu ra “sự tăng trưởng kinh tế mau lẹ”, song cũng có “sự không an toản thực phẩm” với đa số dân chúng và sự quản lý yếu kém”. Tuy vậy – các Vị kết luận – “có sự sống, những hạt mầm hy vọng và thay đổi”

+ (CathNews 27/06) Bắc Triều Tiên (BTT) có sự mở cửa hiếm hoi với lương thực từ Vatican.

Một nhóm Công giáo từ Roma được mời đến BTT tháng trước để giao 25 tấn lương thực viện trợ, trong một động thái hiếm hoi đối với nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa xa lánh xã hội nầy vốn không có những liên hệ chính thức với Vatican và với Giáo Hội Công giáo.

Nhóm nầy – cộng đoàn Thánh Egidio – nhiều thập niên qua đã gắn bó với viện trợ quốc tế và các sáng kiến hợp tác. Được đặt cho tên “Liên Hiệp Quốc của Vùng Trastevere” sau vùng lân cận Roma,nơi Cộng đoàn nầy đặt trụ sở, một trong những thành công chủ yếu là môi giới cho hiệp ước hoà bình 1992 đặt dấu chấm hết cho nội chiến Mozambique. Đại diện CĐ Thánh Egidio, Mauro Garafalo, đi sang BTT từ 24-25/05 để trông coi việc phân phối gạo, đậu, đường và dầu ăn cho 2 cơ sở dành cho người cao tuổi và một cô nhi viện, trong một quận cách Bình Nhưỡng khoảng 100 cây số về phía nam. Chương trình viện trợ lương thực nầy được lập theo yêu cầu của cựu đại sứ BTT ơ Roma, Han Tae-song. Dân chúng lầm than do hạn hán và những mùa gặt thất bát,trong khi đang lao đao khốn khó từ lũ lụt chỉ mới cách nay hai năm. Một chuyến viện trợ thứ hai đang được lên kế hoạch và sẽ rời trước cuối năm nay. Theo Garofalo,” Dân BTT thiếu thốn hầu như mọi thứ,nhất là lương thực thực phẩm.Nhưng chúng tôi cũng có thể thấy họ cần bột giặt, thuốc tẩy trùng,thuốc men và dụng cụ y khoa”….Trong một bức thư chính thức, Uỷ Ban trung ương Liên Triều Tiên về chăm sóc người cao tuổi cám ơn viện trợ nhân đạo của CĐ Thánh Egidio, và mong tiếp tục tích cực viện trợ.

+ (AsiaNews 27/06) Tân tổng thống Ai Cập gặp các giám mục Công giáo ở Cairo

Tổng thống vừa mới đắc cử và là lãnh tụ của Huynh Đệ Hồi giáo Ai Cập,Mohammed Morsi, đã hứa với các giám mục Công Giáo nước nầy là ông sẽ giải quyết các vấn đề của Giáo Hội Công giáo và phục hồi hoà bình giữa các Kitô hữu trong một cuộc gặp diễn ra tại Cairo ngày 27/06. Hôm qua ông đã tiếp một phái đoàn chính thức Giáo Hội Chính Thống Cốp.Theo lời Cha Greiche, phát ngôn nhân của GH Công Giáo có mặt tham dự cuộc gặp mặt nầy, thì các tuyên bố do tân tổng thống theo đạo Hồi nầy là một dấu hiệu tốt cho tương lai các Kitô hữu ở Ai Cập. Ngài nhấn mạnh rằng cuộc gặp mặt không có kế hoạch, nhưng được mời theo mong ước của tổng thống. Cha nói :”Ông muốn đích thân gặp các giám mục và đã chứng tỏ giúp ích và thân thiện với các tín hữu Công giáo để cùng đề cập và giải quyết các vấn nạn của cộng đồng chúng ta”. Theo các nhà phân tích,lời hứa trong chiến dịch tranh cử (rằng ông sẽ là tổng thống của mọi người dân Ai Cập,chứ không chỉ của các tín đồ Hồi giáo) chỉ là một chiến thuật nhằm tranh thủ sự ủng hộ của thiểu số Kitô giáo,vốn luôn sợ Huynh Đệ Hồi giáo bị nhiều người tố cáo là đang tìm kiếm xây dựng nột quốc gia dựa trên luật sharia Hồi giáo. Tuy nhiên,Cha Greiche nhấn mạnh rằng tuyên bố của tổng thống có thể chứa đựng ít nhiều sự thật. Cha giải thích :” Hôm nay tổng thống Morsi xác nhận khả năng bổ nhiệm một Kitô hữu Cốp và một phụ nữ làm phó tổng thống. Đây có thể là một sự phá lệ đối với quốc gia,nhưng chức vụ nầy phải kèm theo thực quyền. Bằng không, các cuộc bổ nhiệm nầy sẽ chỉ là “hàng trưng bày tủ kính”.

+ (CWN 27/06) Các linh mục bất đồng không thể phục vụ trong các chức vụ hành chính

ĐHY Christoph Schonborn, giáo phận Vienne (Áo) đã loan báo rằng các linh mục ủng hộ “Lời Kêu Gọi Bất Tuân” không thể giữ những chức vụ lãnh đạo các giáo hạt địa phương. Nhưng họ vẫn tiếp tục coi sóc các giáo xứ trong Tổng giáo phận Vienne. Cha Peter Meidinger, người vốn là một niên trưởng trong một khu vực của TGP Virnne, xác nhận rằng ngài đã làm đơn từ chức sau khi nói cho ĐHY Schonborn biết rằng ngài sẽ không từ bỏ sự ủng hộ tuyên bố bất đồng nầy. Cha vẫn coi sóc hai giáo xứ. “Lời Kêu Gọi Bất Tuân” do Sáng Kiến của Các Linh Mục, khuyến khich các linh mục Công giáo không tuân theo giáo huấn và kỷ luật Giáo Hội về các vấn đề đồng tính, truyền chưc nữ giới và cho tín hữu Công giáo và không Công giáo đã ly hôn được rước lễ. ĐHY Schonborn đã bày tỏ bị “sốc” trước lời kêu gọi công khai chống đối và bât tuân thẩm quyền Giáo Hội nầy và cảnh báo rằng sáng kiến nầy có thể dẫn đến một “xung đột nghiêm trọng” bên trong Tổng giáo phận. Nhưng cho tới nay Ngài vẫn tránh hành động kỷ luật đối với các linh mục có dính dự vào.

+ (CWN 27/06) Vatican thông báo những thay đổi trong nghi lể trao dây Pallium (*)

Vatican đã loan báo một thay đổi trong nghi thức trong đó các tân Tổng giám mục (46 vị) sẽ được nhận dây Pallium từ tay Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI vào ngày 29/06,lễ kính hai thánh Phêrô và Phaolô. Dây Pallium là một lễ phục mỏng bằng len màu trắng,được mang quanh cổ như một dấu chỉ thẩm quyền của một Tổng giám mục. Mỗi năm vào ngày lễ hai thánh Phêrô và Phaolô, Đừc Thánh Cha trao dây Pallium cho các Tổng giám mục được thiết lập trong 12 tháng qua. Năm nay, việc trao dây Pallium sẽ diễn ra trước Thánh Lễ,hơn là sau bài giảng. Vatican loan báo rằng thay đổi nầy nhằm làm cho lễ ngắn hơn,tránh làm phụng vụ bị gián đoạn và nói rõ ra rằng việc trao dây Pallium,dú là một truyền thống được tôn vinh, cũng không phải là một nghi lễ có tính bí tích.

(*) Dây Pallium là một loại phục trang tượng trưng cho quyền Tổng Giám mục . Dây này được ban cho TGM, biểu hiệu sự hiệp thông giữa vị Tổng giám mục chính tòa với Tòa Thánh. Trong nghi lễ Chính thống giáo Đông phương, chỉ có các thượng phụ mới được đeo dây này.Nguyên thủy, từ “pallium” được dùng để chỉ một áo khoác bằng len của riêng giáo hoàng mà thôi. Về sau này, “pallium” trở thành một loại phục trang danh dự trong phụng vụ, biểu trưng cho sự hiệp thông đặc biệt với người kế vị thánh Phêrô đối với các giám mục đứng đầu các tổng giáo phận.Theo truyền thống, dây Pallium là một dây len trắng, rộng chừng 4cm, có đeo hai miếng vải, một phía trước, một phía sau, trên đó thêu 6 thánh giá nhỏ màu đen. Dây này chỉ được sử dụng khi cử hành nghi thức phụng vụ trong phạm vi Tổng giáo phận của Tổng giám mục. Khi sử dụng, Giáo hoàng và các Tổng giám mục đeo dây này quanh cổ, ngực và vai. Lông chiên để dệt dây Paliium được lấy từ 2 con chiên đặc biệt do các tu sĩ dòng khổ tu Trappists nuôi tại Tre Fontane. Mỗi năm, Giáo hoàng làm phép 2 con chiên này vào ngày lễ thánh Agnes (21 tháng 1) tại Nhà thờ St. Agnes, Roma; sau đó, các nữ tu dòng Biển Đức tại Vương cung Thánh đường Cecilia dùng lông chiên để dệt thành dây Pallium. Các dây dệt xong sẽ được đặt trong chiếc hộp đồng, đặt gần ghế của Thánh Phêrô, phía trên mộ Thánh Phêrô (Bàn thờ chính ở phía trên mộ Thánh Phêrô) cho đến ngày 29 tháng 6.Dây Pallium là biểu hiệu cổ kính nhất của Giám Mục. Được làm bằng lông chiên, dây Pallium biểu tượng cho hình ảnh những con chiên lạc mà Chúa Jesus vác trên vai và đem về nhà. Theo đó, hình ảnh các giám mục mang dây Pallium cũng hàm ý các mục tử cùng “vác nhau trên vai” – nâng đỡ nhau phụng vụ cho toàn nhân loại. Thánh Simeon thành Tessalonica viết: “Dây Pallium chỉ Chúa Cứu Thế khi gặp chúng ta như chiên lạc đàn, Ngài vác lên vai, và khi nhận lấy nhân tính con người trong cuộc nhập thể, Ngài thần hóa nhân tính ấy bằng cái chết của Ngài trên Thánh Giá, Ngài dâng chúng ta cho Chúa Cha, và qua cuộc phục sinh, Ngài nâng chúng ta lên cao”. (Wikipedia)

+ (CWN 28/06) Nữ Hoàng Elizabeth thăm viếng nhà thờ Công giáo,gặp nguyên thủ lãnh IRA

Nữ hoàng Elizabeth II đã làm hai động thái chưa từng có trong chuyến thăm Bắc Ái Nhĩ Lan vào 26 và 27/06 : dừng chân trong một nhà thờ Công giáo và bắt tay với cựu chỉ huy lực lương cộng hoà Ái Nhĩ Lan. Nữ Hoàng tham dự một buổi phụng vụ đại kết trong Enniskillen [một thành phố thuộc Quận Fermanagh, Bắc Ái Nhĩ Lan,dân số 13.599 (năm 2001).ND] để vinh danh những người bị giết trong các cuộc đặt bom cách nay 25 năm và gặp gỡ các giáo dân tại giáo xứ Thánh Micae. Ngày 27/06, Nữ Hoàng gặp Martin McGuiness, phó thủ tướng Bắc Ái Nhĩ Lan và đứng đầu đảng Sinn Fein, vốn từng là một thủ lãnh hàng đầu của IRA.

+ (CathNews 28/06) Giám mục người Á-Căn-Đình từ chức vì những hình chụp bãi biển.

Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đã chấp thuận đơn xin từ chức của một GM người Á-Căn-Đình khi GM nầy thú nhận một quan hệ lãng mạn với một phụ nữ chụp hình chung với ngài trên một bão biển ở Mễ Tây Cơ. Đơn từ chức của GM Fernando Maria Bargallo giáo phận Merlo-Moreno, tây Buenos Aires được chấp thuận vào ngày 26/06 theo một điều khoản Giáo Luật cho phép các GM từ chức nếu họ trở nên không phù hợp với chức vụ của họ vì một “lý do nghiêm trọng”. Đức Thánh Cha đã chỉ định ĐGM nghỉ hưu Alcides Jorge Pedro Casaretto giáo phận San Isidro làm giám quản tông toà giáo phận Merlo-Moreno. Tuần qua, các hình chụp được công bố cho thấy vị GM 57 tuổi nầy và một phụ nữ trên một bãi biển ở Mễ Tây Cơ. Ban đầu ông thừa nhận rằng những tấm hình chụp nầy là của ông,nhưng nói rằng người phụ nữ chỉ là một “người bạn thuở ấu thời”. Trước khi vị GM thừa nhận mối quan hệ nầy, ông bày tỏ sự hối tiếc mà những tấm hình chụp nầy “có thể dẫn tới sự hiểu sai”.

+ VIS 28/06) Các sắc lệnh của Thánh Bộ Phong Thánh

Đức Thánh Cha đã ban triều yết ĐHY Angelo Smato,SDB, Tổng trưởng Thánh Bộ Phong Thánh và cho phép công bố các sắc lệnh sau đây:

PHÉP LẠ nhờ lời cầu thay nguyện giúp của:

- Luca Passi,LM triều người Ý (1780 – 1866), sáng lập Dòng Nữ Tu Thánh Nữ Dorothê

- Francosca de Paula de Jesus, giáo dân người Brasil (1808 -1895)

CÔNG NHẬN TỬ VÌ ĐẠO

- Manuel Borras Ferré, GM người Tây Ban Nha; Agapito Modesto, Dòng Sư Huynh Lasan người Tây ban Nha và 15 bạn, bị giết trong thù ghét đức tin từ 1936 đến 1939.

- Giuseppe Puglisi, LM triều người Ý,bị giết năm 1993.

- Hermenegildo Đức Mẹ Mông Triệu, tu sĩ người Tây Ban Nha và 5 bạn Dòng Ba Ngôi, bị sát hại năm 1936

- Victoria de Jesus,nữ tu người Tây Ban Nha, bọ sát hạ năm 1937

- Devasahayam Pillai, giáo dân người Ấn Độ, bị sát hại năm 1752

CÔNG NHẬN NHÂN ĐỨC ANH HÙNG.

- Sisto Riario Sforza, GM và HY người Ý (1810 – 1877)

- Fulton Sheen, GM người Mỹ (1895 – 1979)

- Alvaro Del Portillo y Doez de Sollano, GM người Tây Ban Nha (1914 – 1994)

- Ludwig Tijssen, LM triều nguòi Hà Lan (1865 – 1929)

- Cristobal de Santa Catalina, LM người Tây Ban Nha,sáng lập Dòng Bệnh Viện Chúa Giesu Nazaret

- Marie-Josephe Thánh Tâm, goá phị người Gia Nã Đại, sáng lập Dòng Nữ Tù Tta1i im Vẹn Sạch Đức Mẹ (1638 – 1690)

- Mary Angelin Teresa, nữ tu người Mỹ gốc Ái Nhĩ Lan, sáng lập Dòng Carmel phục vụ những người cao tuổi và bệnh nhân (1893 – 1984)

- Ferdinanda Riva, nữ tu người Ý (1920 – 1956)

Ngoài ra ngày 10/05 vừa qua,Đức Thánh Cha đã cho phép công bố sắc lệnh lien quan đén sự tử vì đạo của Juan Huguet y Cardona, LM triều người Tây Ban Nha, bị sát hại năm 1936.

+ (FIDES 29/06) 60% các dịch vụ y tế trong các vùng nông thôn là do Giáo Hội Công giáo điều hành.

Ngày 27/06 đã khai mạc Hội Nghị lần thứ V Khu vực Phi Châu nói tiếng Anh của CICIAMS (uỷ ban quốc tế Công giáo các Y Tá và trợ lý y tế xã hội). Phần khai mạc có Khâm sứ Toà Thánh ở Lusaka,ĐGM Julio Murat và Bộ trưởng y tê` Zambie,ngài Kasonde, đại diện cho chính phủ. Trong diễn từ, ông bộ trưởng đã cám ơn Giáo Hội Công giáo về sự dấn thân,cả về khối lượng lẫn chất lượng trong lãnh vực ý tế sức khoẻ. Ông cũng nêu lên rằng Giáo Hội Công giáo đã phục vụ 60% các dịch vụ y tế trong các vùng nông thôn. Ông bày tỏ ý muốn của chính phủ Zambia tiếp tục hợp tác với Giáo Hội trong lãnh vực nầy, hết sức quan trọng đối với Zambia. Trong các thuyết trình viên, có ĐGM Marie Mate Musivi Mupendawatu, thư ký hội đồng giáo hoàng về các dịch vụ y tế. Các tham dự viên gồm hơn 300 y tá Công giáo nam và nữ đến từ các quốc gia nói tiếng Anh khác nhau : Zambia,Zimbabwe,Nigeria, Malawi,Kenya,Tanzania, Nam Phi, Hoa Kỳ, Tô Cách Lan và Ái Nhĩ Lan.

+ (CathNews 29/06) Mối liên hệ giữa tôn giáo và béo phì béo mập

Một nghiên cứu mới ở Úc khám phá ra mói liên hệ giữa tôn giáo và chỉ số câng nặng (BMI). Cách riêng các nam tín đồ Tin lành Baptit và Công giáo có BMI cao hơn so với những người không theo đạo nào và các phụ nữ ngoài Kitô giáo có BMI thấp hơn. Nghiên cứu cho thấy ‘tội mê ăn uống”có thể không được những người có đạo tán thành như các thói xấu khác như là uống rượu,hút thuốc và tình dục tiền hôn nhân – và rằng nhièu lễ hội tôn giáo còn có thể khuyến khích việc ăn uống quá độ. Giảng viên đại học Thánh Giá Phương Nam,Michael Kortt và đồng nghiệp Brian Dollery tại đại học New England hợp tác trong nghiên cứu này, vừa mới được công bố trong Tạp Chí chuyên đề Tôn giáo và Sức Khoẻ. Họ phan tích dữ liệu từ 9408 người lớm và tìm thấy giáo phái “có liên hệ đáng kể đến BMI cao – một dấu hiệu cảnh báo khả năng có những vấn đề về tim mạch,tiểu đường và cả ung thư nữa.

+ (CWN 29/06) Các quan chức Trung Quốc hoãn truyền chức bất họp lệ do dân chúng phản đối.

Nhà cầm quyền Trung quốc đã hoãn kế hoạch tấn phong một giám muc Công giáo không được Vatican phê chuẩn. Hội Công giáo Yêu nước đã lên kế hoạch truyền chức giám mục cho Cha Joseph Yue Fusheng làm giám mục giáo phận Hà Bình vào ngày 29/06. Nghi lễ nầy đã sẽ là một sự lăng mạ trực tiêp đối với Vatican – không chỉ vì nó tiến hành không có sự uỷ nhiệm từ Toà Thánh,mà còn vì , đó là ngày lễ kính hai thánh Phêrô và Phaolô, một ngày theo truyền thống được tuân giữ như là ngày kỷ niệm các giám mục Công giáo hiệp thông với Đức Giáo Tông La Mã. Tuy nhiên,lễ truyền chức có vẻ như đã bị đình hoãn. Các tín hữu Công giao trung thành ở Hà Bình vốn chống đối mạnh mẽ vụ truyền chức bầt hợp lệ nẩy, đã thề sẽ tiếp tục ăn chay và cầu nguyện để cho lễ nầy sẽ bị bãi bỏ hoàn toàn.

(XBVN 30.6.2012)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | JCPenney Coupons