HÃY SÁM HỐI VÀ TIN MỪNG

Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2015

THẦY LÀ CÂY NHO


Tin Mừng: Ga 15:1-8 
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho. Nhành nào trong Thầy không sinh trái thì Người chặt đi, còn nhành nào sinh trái thì Người tỉa sạch để nó sai trái hơn. Các con đã được tỉa sạch nhờ lời Thầy đã nói với các con. Các con ở trong Thầy, và Thầy ở trong các con. Cũng như nhành nho tự nó không thể sinh trái được, nếu không dính liền với cây nho; các con cũng vậy, nếu không ở trong Thầy.
"Thầy là cây nho, các con là nhành. Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong người ấy, kẻ ấy sẽ sinh nhiều trái, vì không có Thầy, các con không thể làm được gì. Ai không ở trong Thầy, thì bị vứt ra ngoài như ngành nho, và sẽ khô héo, người ta sẽ thu lại, quăng vào lửa cho nó cháy đi. Nếu các con ở trong Thầy, và lời Thầy ở trong các con, thì các con muốn gì cứ xin, và sẽ được. Ðây là điều làm Cha Thầy được vinh hiển là các con sinh nhiều trái, và như thế các con trở nên môn đệ của Thầy".
* * *
Có lẽ chúng ta không hoàn toàn nói điều đó, mặc dù không may thay nhiều người trong số chúng ta lại nói thế, nhưng chúng ta thường không tin rằng người như thế như thế là một Kitô Hữu thực sự. Có lẽ chúng ta biết rõ người ấy, ngang qua tiếng tăm hoặc chỉ là cái tên, hoặc chúng ta có thể không biết tên người ấy chút nào người làm phiền chúng ta, hoặc tệ hơn, bằng những lời nói và hành xử của họ. Từ một bài đăng lên Facebook của một người bạn xảy ra một bình luận về một chính trị gia Công Giáo: “Bạn không thể là người Công Giáo nếu... Và đây là một trong những cái nếu này”. Ơn trời giờ đây chúng ta có thể xác định được tình trạng linh hồn của một người ngang qua Facebook.
Rồi sự đáp trả của truyền thông xã hội năm 2015 cũng tương tự như điều mà Phaolô trải qua khi mà các Kitô Hữu “đều sợ ngài, không tin rằng ngài đã trở thành môn đệ”. Bây giờ đúng thật là khi Phaolô tạo ra nỗi sợ trong tâm hồn của các Kitô Hữu ở Đa-mát và An-ti-ô-khi-a, thì họ có đủ lý do đúng đắn để sợ ông. Phaolô là một người bách hại giáo hội người đã chính thức trợ giúp việc giết chết Têphanô. Làm thế nào mà họ có thể chắc rằng Phaolô đã không cố ý gài bẫy họ? 
Cách thẳng thắn mà nói, có những lý do để không tin một người nhất định nào đó bởi vì hành vi và niềm tin của họ; và ngay cả sự tha thứ, thì trọng tâm của sứ vụ của giáo hội, không có nghĩa là một người cần phải được khôi phục về những vị trí quyền bính hay tin tưởng trong giáo hội hay xã hội. Nhưng chúng ta cần phải tự hỏi bản thân chúng ta chúng ta đang xét đoán những người bên trong giáo hội thế nào, anh chị em chúng ta, hoặc những người ở bên ngoài giáo hội, đều được mời gọi để nên một gia đình cùng với chúng ta, và bất luận đó là thành quả của sự biện phân thật hay thuần tuý là ngồi lê, sợ hãi hay lấn loát.     
Bằng nhiều cách khác nhau, chúng ta đặt vấn đề về thực tại hay sự chân thành của những niềm tin và hành động của anh chị em của chúng ta, đôi khi bởi vì một hành vi thực sự là xấu, đôi khi bởi vì một thông tin không hoàn hảo và đôi khi chỉ vì chúng ta không thích người đó.
Thực ra, sự xét đoán của chúng ta thì thường là về ân sủng của Thiên Chúa và khả năng của ân sủng ấy có thể biến đổi và hoán cải thậm chí cả một linh hồn chai đá nhất. Hoặc chúng ta xét đoán về thông tin nửa vời hoặc chỉ đơn giản là một khuynh hướng hành xử rất con người để yêu mến một số người hơn một số người khác. Một số người chỉ đơn giản làm phiền toái chúng ta chẳng vì bất kỳ một lý do gì. 
Ông Banaba đã bảo vệ Phaolô, tường thuật rằng Phaolô đã có một cuộc gặp gỡ với Chúa phục sinh, “Đấng đã nói với ông”, và rằng tại Đa-mát “ông đã dạn dĩ xưng danh Đức Giêsu”. Phaolô đã được ân sủng của Thiên Chúa biến đổi từ một con người sẵn sàng giết để áp đặt quan điểm của ông về Thiên Chúa, đến một con người sẵn lòng chịu bị giết để loan báo tin mừng.   
Chúng ta có sẵn lòng để cho Thiên Chúa có thể hoạt động trong tâm hồn và linh hồn của mọi người không? Ông Phaolô đáng tin cậy bởi vì ông đã hành động vì Tin Mừng “bằng lời nói và miệng lưỡi, nhưng bằng việc làm và chân thật.”. Chúng ta được Thiên Chúa mời gọi để “chúng ta giữ giới răn Người và làm điều đẹp lòng Người. Và đây là giới răn của Người: Chúng ta phải tin vào thánh danh Con của Người là Chúa Giêsu Kitô, và phải thương yêu nhau, như Người đã ban giới răn cho chúng ta”. Khi chúng ta xét đoán anh chị em của chúng ta mà không theo các giới răn, thì chúng ta có đang yêu thương họ không? Chúng ta có xét đoán chính bản thân chúng ta bằng cùng một đôi mắt sắc bén như thế vì những lỗi lầm mà chúng ta đã phạm đối với anh chị em khác không? Chúng ta có cầu nguyện cho sự hoán cải của người khác và cho bản thân không?
Thực ra cần có sự xét đoán. Sẽ không có sự thật hay công lý mà không có sự xét đoán, nhưng chúng ta thường tự đặt mình thành những người có phán quyết thực sự, ngay cả khi việc đó xảy ra trong âm thầm nơi tâm hồn chúng ta nơi mà chúng ta thầm thĩ kết án “những người khác”, tuy hiên chúng ta có thể phân loại và đưa họ về một nhóm. Nhưng đây không phải là nhiệm vụ cá nhân của chúng ta. Chúa Giêsu là “cành nho đích thực” và Thiên Chúa “là người trồng nho”. Chính Thiên Chúa là Đấng “nhành nào trong Thầy không sinh trái thì Người chặt đi, còn nhành nào sinh trái thì Người tỉa sạch để nó sai trái hơn”. Chúng ta không cần phải kết án, bởi vì chúng ta không biết Thiên Chúa đang cắt tỉa người khác hay chính chúng ta, chuẩn bị cho chúng ta triển nở trong sự phát triển và sinh hoa trái dồi dào.
Thiên Chúa nhìn đến chúng ta, bất luận chúng ta là ai, nhìn vào bất kỳ điểm nào trong cuộc đời của chúng ta, tuy nhiên chúng ta đã tiến xa, và hãy xin rằng chúng ta “sẽ sinh thật nhiều hoa trái và trở thành môn đệ Thầy”. Đừng sợ những người môn đệ khác; hãy nỗ lực để trở thành một người bén rễ thật chắc hơn vào mảnh đất sẽ nuôi dưỡng tất cả chúng ta, hãy bám chặt vào thân cây và chịu cắt tỉa bởi bàn tay đầy yêu thương của người trồng nho. 
John W. Martens là một giáo sư liên kết về bộ môn Thần Học tại Đại Học Thánh Toma, St. Paul, Minn. 
Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ Tạp Chí America Magazine, số ra ngày 27/04/2015 Q. 212, No.14)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | JCPenney Coupons